Friday 10 July 2009

Thôn quê

Cao 1.80 mét nhưng chỉ nặng 49 ký, thí sinh ốm trơ xương Stephanie Naumoska tạo sự tranh luận
Cao 1.80 mét nhưng chỉ nặng 49 ký, thí sinh ốm trơ xương Stephanie Naumoska tạo sự tranh luận magnify
Stephanie Namauska, ốm lòi xương sườn

Cuộc thi chung kết Hoa hậu Hoàn vũ Úc đã qua, nhưng sự tranh luận về cuộc thi chung kết vẫn còn, bởi trong đêm đó có nhiều thí sinh ốm trơ xương tham dự, nhất là người đẹp gốc Madocenia, cô Stephanie Naumauska, 19 tuổi bị xem là quá ốm và hình ảnh của cô trên sân khấu cuộc thi trong bộ bikini là một thông điệp sai lầm cho giới trẻ.

Nhưng cô Naumauska trả lời: “Tôi nghĩ chẳng công bằng chút nào khi tôi bị chỉ trích là quá ốm. Tôi chưa bao giờ bị rối loạn về ăn uống, tôi không nhịn đói, không có chuyện đó. Tôi không dục đồ ăn của tôi đi. Mỗi ngày tôi ăn tới 6 bữa lận”.

Nói chuyện trên chương trình truyền hình A Current Affair, Naumauska nói: “Tôi đến đây để bảo vệ cho những người ốm. Tôi đã làm nghề mẫu từ lúc 13 tuổi và tôi có rất nhiều bạn bè cao và ốm. Đó chẳng qua thân hình của chúng tôi như thế”.

Tuy nhiên, sự xuất hiện của cô trong đêm dự thi và hình ảnh của cô trong bộ áo tắm hai mảnh đã làm nhiều người kinh ngạc. Charlie Brown, giám khảo kiêm nhà thời trang phải công nhận rằng cô Naumauska quá ốm.

Nhiều thí sinh trong đêm chung kết Miss Universe Australia cũng ốm trơ xương

Nhưng tân Hoa hậu Hoàn vũ Úc Rachael Finch, 21 tuổi, ủng hộ Naumauska và cho rằng cô không nghĩ cô Namauska là người bị chứng rối loạn ăn uống như người ta nghi ngờ.

Á hậu Jade Russell, 22 tuổi, cũng đồng ý với Hoa hậu Finch rằng những chỉ trích đối với cô Naumauska là không công bằng.

Giám đốc tổ chức cuộc thi Deborah Miller đả kích những bài tường thuật cho rằng cô Naumauska quá ốm, không mạnh khỏe, và nói rằng thân hình của Naumauska là tiêu biểu của người Macedonia, một giống dân cao và ốm.

Nhưng chuyên gia về sức khỏe Susie Burrell cho rằng chẳng có cái gọi là cơ thể kiểu người Macedonia.

Naumauska không phải là trường hợp duy nhất. Trong đêm thi chung kết tại khách sạn Hilton ở Sydney vào tối Thứ Tư vừa qua, trong số 32 thí sinh, có rất nhiều cô gái có thân hình trơ xương, ngay cả Hoa hậu Finch, người giật được vương miện Miss Universe Australia 2009.

Một số người cho rằng đáng lẽ không nên chấm cho các cô gái có những thân hình trơ xương được vào chung kết ngay từ đầu, bởi những hình ảnh đó là những gương xấu.

Cao 1 mét 80: Stephanie Namauska cần nặng thêm 20 ký nữa

Mặc dù ai cũng thấy những cái xương sườn của cô lòi ra, nhưng Naumauska nói cô yêu thích thân hình của của cô: “Tôi nghĩ mọi người nên hài lòng với những gì trời cho. Và đây là thân hình của tôi, thì tôi thích và cảm thấy hạnh phúc”.

Một độc giả của báo Herald Sun ở thành phố Melbourne nói cô Naumauska cần nặng thêm 20 ký lô nữa thì mới bình thường.

source

TiVi Tuan San

Friday April 24, 2009 - 10:54pm (EDT) Permanent Link | 0 Comments
Dân tộc thiểu số
Dân tộc thiểu số magnify

Dân tộc thiểu số

(Bấm nút trên cái hình nhỏ để phóng đại nó ra, sau đó thì dùng nút "Précédente" (hay "Back") của navigateur để trở lại trang nầy)

HMong.jpg (121701 octets)

Người H'Mong

HMong2.jpg (131140 octets)

Người H'Mong

lao-cai.jpg (116958 octets)

Dân tộc thiểu số ở Lào Cai

nguoi-thuong.jpg (115405 octets)

Hút thuốc lào

ruong-lua-tren-nui.jpg (114566 octets)

Ruộng lúa miền núi

qua-cau.JPG (115753 octets)

Qua cầu

source

nguyentl.free.fr

Thursday April 23, 2009 - 10:02pm (EDT) Permanent Link | 0 Comments
Thôn quê
Thôn quê magnify

Thôn quê

(Bấm nút trên cái hình nhỏ để phóng đại nó ra, sau đó thì dùng nút "Précédente" (hay "Back") của navigateur để trở lại trang nầy)

cau-khi.jpg (110181 octets)

Cầu khỉ

cheo-xuong.jpg (95300 octets)

Chèo xuồng

cho-noi-CANTHO.jpg (157795 octets)

Chợ nổi

quang-luoi.JPG (64912 octets)

Quăng lưới

mua-gat-lua.jpg (126075 octets)

Mùa gặt lúa

ong-chau.jpg (128696 octets)

Ông cháu

tam-trau2.jpg (109153 octets)

Tắm trâu

.
tam-trau.jpg (65993 octets)

Tắm trâu

trau.jpg (139349 octets)

Bạn của nông dân

trong-lua.jpg (91971 octets)

Gieo mạ

nho-ma.JPG (107732 octets)

Gieo mạ

tuoi-rau.JPG (95318 octets)

Tưới rau

di-hoc.JPG (99798 octets)

Ði học

sourire.JPG (70067 octets)

Nụ cười

non-la.JPG (92561 octets)

Nhóm chợ

source

nguyentl.free.fr

Thursday April 23, 2009 - 09:54pm (EDT) Permanent Link | 0 Comments
Ðời sống hàng ngày
Ðời sống hàng ngày magnify

Ðời sống hàng ngày

(Bấm nút trên cái hình nhỏ để phóng đại nó ra, sau đó thì dùng nút "Précédente" (hay "Back") của navigateur để trở lại trang nầy)

banh-cuon.jpg (127903 octets)

Hàng bánh cuốn

coiffeur.JPG (59162 octets)

Hớt tóc

ca-kho.JPG (86731 octets)

Quầy cá khô

mua-mua.jpg (125351 octets)

Mùa mưa

ra-cho.jpg (102740 octets)

Ra chợ

sau-tran-lut.jpg (111624 octets)

Sau trận lụt

cyclo.jpg (95557 octets)

Xe xích lô

nu-sinh.JPG (71525 octets)

Nữ sinh

.

source

nguyentl.free.f

Thursday April 23, 2009 - 09:50pm (EDT) Permanent Link | 0 Comments
No country for old men
No country for old men magnify

No country for old men

Hoàng Ngọc Nguyên-Việt Tribune

The biggest surprise in a man’s life is old age
-Tolstoy

Trước cái chết trong thời nay của những con người bế tắc, tuyệt vọng, điên loạn vì tình hình kinh tế suy thoái và xã hội bất lực, báo chí thường rất rộng rãi trong việc dành trang, dành chỗ. Tuy nhiên, trong thời buổi cạnh tranh toàn cầu hiện nay, trước hết, cạnh tranh ngay trong nước ngày càng thêm mãnh liệt, và ngay cả tin tức cũng phải cạnh tranh quyết liệt với nhau để có chỗ trên trang báo, không phải cái chết nào cũng được đối xử đồng đều. Có nhiều cái chết báo chí đổ xô tới, nhưng cũng có nhiều cái chết phải trả tiền để lên mục cáo phó. Như nhiều người đã thấy, ngay cả những tờ báo lớn một số cũng đã chết. Một số còn tồn tại thì phải cắt bớt trang, dẹp bớt mục, giảm bớt người. Cầm trên tay một tờ báo bỗng trở nên mỏng dính, bàn tay người đọc có thể thấy lạ, nhưng con người thì không thấy lạ. Bởi thế, báo chí chỉ còn chỗ cho những vụ giết người hấp dẫn, giết hàng loạt, như Jiverly Wong, hay giết bệnh hoạn, như cô giáo dạy giáo lý ngày Chủ nhật đi hiếp, đi giết cháu gái tám tuổi bạn của con mình, hay giết vì chẳng có lương tri, như bà mẹ 23 tuổi giết đứa con hai tuổi. Những cái chết thầm lặng của những người già ở viện an dưỡng, hay cái chết dần mòn của những người già cô đơn đang vô phương vật lộn trong cuộc sống với những bài toán ngoài sức giải của mình – những cái chết đó, nhiều quá chung quanh dù có thể ngoài tầm mắt chúng ta, không có chỗ trên báo chí. Cũng như những mảnh đời của những người già đang sống trên đất Mỹ.

Di bất phùng thời
Nhiều người di cư qua Mỹ, phần lớn là nghĩ đến tương lai, cơ hội, hạnh phúc cho đời con, đời cháu. Thế nhưng cũng nghĩ một phần không nhỏ đến đời mình. Đến một tuổi già thư nhàn và an toàn nhờ những chế độ phúc lợi xã hội cho người cao niên và thảnh thơi tâm trí khi nhìn con cháu lớn lên giữa vùng đất của cơ hội, của những hứa hẹn đẹp đẽ.

Người già Việt Nam ngày ngày đón xe bus trên đường Capitol, San José, California.Photo Tường Linh/Việt Tribune

Đưa vợ con, gia đình qua đây, dù thuộc diện nào, ai cũng cố gắng kiếm việc làm, và đối với phần lớn việc làm gì cũng được, miễn là có việc thì thôi, bởi vì người ta thấy rõ những giới hạn của bản thân, từ ngượng nghịu trong tiếng Anh đến không hữu dụng trong tay nghề. Phần lớn di dân Việt đều khai đúng tuổi, nhưng cũng có những người hoặc khai thêm tuổi để về già cho sớm, hoặc khai bớt tuổi để cho dễ được nhận đi làm và làm cho lâu. Người nào về sau cũng có sự hối tiếc không nhiều thì ít về sự thiếu trung thực đó. Nhưng đối với “thế hệ thứ nhất” của những người di dân gốc Việt, đã trở thành qui luật, khi đứng trước sự ngạc nhiên lớn nhất của đời mình, người ta hối hả trút bỏ hết của cải, tài sản, nhà cửa, tài khoản… cho con cái để cho nhẹ nhàng ngã vào vòng tay của nhà nước – hành động cuối cùng để chứng tỏ sự khôn ngoan, biết điều của cha mẹ trong xã hội mới, con người mới.

Sự êm đềm có kế hoạch đó trong cuộc sống của nhiều người hầu như đã bị xáo trộn, đối với người này thì nhẹ nhàng đối với người khác thì mãnh liệt, vì những cơn khủng hoảng kinh tế dồn dập. Trước hết là nỗi lo lạm phát tới lui trong suốt năm sáu năm của thập niên hiện nay vì giá nhà vùn vụt lên. Sau đó là nỗi lo suy thoái do nhà cửa đi xuống.

Vì lạm phát, giá sinh hoạt gia tăng, nhất là giá xăng, giá nhà, giá bảo hiểm y tế… nhiều người đâm hoảng không dám tính đến chuyện về hưu sớm nữa. Thời gian họ đã làm việc quá ngắn, tiền SSI không đủ, “tiền già” xin ở nhà nước chẳng có bao nhiêu, Medicare không có nghĩa là hoàn toàn miễn phí… Chưa đến 65, 70, ai dám trông đợi gì ở con cái, nếu có thể trông đợi được. Không riêng gì người Việt chúng ta, mà ngay cả người Mỹ, họ đều có vấn đề tương tự, nhất là người Mỹ vốn ăn quen, nhịn không quen, nhất là ai cũng hồn nhiên vô tội mang cả chục cái thẻ tín dụng trong người, như một bà ở Maryland gần đây đã hạ quyết tâm tu tỉnh bằng một buổi lễ cắt đứt một lúc 22 cái credit card sau khi chúng làm bung cả đường chỉ của cái ví tay của mình. Câu trả lời duy nhất của tuổi già ở Mỹ cách đây mấy năm là hoãn lại kế hoạch về hưu. Báo chí cả nước cũng như báo chí địa phương, những tờ như USA Today, U.S. News and World Report, New York Times, Los Angeles Times… vào những năm 2004, 2005 đều có lời khuyên tương tự cho những người chưa đến tuổi để hưởng Medicare, chưa đủ nghèo để hưởng Medicaid, chưa đủ giàu để làm anh hùng: hãy kéo dài, càng dài càng tốt tuổi lao động mà không cần gì đến Viagra. Những cơ quan lao động địa phương phát không cho mọi người những sách hướng dẫn những việc làm bán thời gian thích hợp cho tuổi già, năm nào cũng được cập nhật. Nhiều tác giả chuyên môn kể ra “bảy lý do nên tiếp tục đi làm”, chẳng hạn như giữ cho đầu óc được minh mẫn, làm cho tuổi già thêm vui thú, vận động để cho điều hòa tim mạch,… làm cho người ta dễ nhớ lại những ngày “sau giải phóng” ở Saigon, người ta nói có xuyên tâm liên thì không cần thuốc trụ sinh, có bo bo và khoai mì thì chẳng cần phải ăn gạo. Tuy nhiên, chính yếu vẫn là có thêm lợi tức ít nhiều để xoay sở bớt nhọc nhằn hơn trong cuộc sống.

Những người di dân qua đây phần lớn đã quên mình, sẵn sàng làm bất cứ việc gì, nhận làm bất cứ giờ nào, ca nào, ở trong xã hội dễ dãi chẳng ai còn lý lịch để mang. Nhưng kinh tế chuyển dần qua suy thoái, và ngay cả khi kinh tế chưa chuyển qua suy thoái, công ăn việc làm bình thường cũng trở nên khó kiếm. Việc làm ở các hãng xưởng ngày càng tuôn đi tìm nguồn nước ngoài, nay người ta gọi là outsource. Các hãng dược phẩm, làm dụng cụ trang bị y khoa, lắp ráp điện tử, làm xe hơi, cho đến những nơi làm đồ gỗ, đồ dùng trong nhà bằng nhựa, làm xà bông, bột giặt… đều cho người ta nghỉ bớt, nếu không nghỉ hết. Dần dần người ta hiểu rằng cái thời hoàng kim của nước Mỹ đã đi vào buổi hoàng hôn, là vào lúc người ta khó tìm đường tìm xá. Cứ nhìn làn sóng những người Mễ di dân đến Mỹ trong mấy năm vừa qua, nay đang lũ lượt tìm đường trở lại quê hương “dẫu cho khó thương” của mình, bỏ lại đàng sau Thành phố của Thiên thần, vì sống ở đây không nỗi để hiểu vì sao người ta ngửa mặt nhìn trời mà than “di bất phùng thời”.

Một thời thử thách
Can đảm nhất là những người đang sống trong thời điên loạn mà vẫn giữ để không có hành động điên loạn. Không phải vì người ta thiếu can đảm. Có lẽ là vì người ta đã được trui rèn trong mấy chục năm chiến tranh, rồi cả một thời đăng đẳng sống trong một chế độ (...) sau năm 1975 về cách sống, cách nghĩ, cách làm cho nên trở nên miễn nhiễm trước thời cuộc. Như cách trước đây chúng ta vẫn nghe nói “Thép đã tôi thế đấy”!. Không phát điên không có nghĩa là không có vấn đề. Tỷ lệ thất nghiệp ở nước Mỹ lên đến 8.5%, tỷ lệ này ở California là 10.5%, và Los Angeles là nơi dẫn đầu với 11%. Như thế tỷ lệ của những người thất nghiệp thật sự, cộng với thất nghiệp trá hình, cộng với không đi làm mà không khai báo, cộng với làm những việc bán-bán thời gian là bao nhiêu? Giống như người ta nói có đến 47 triệu người không có bảo hiểm y tế, nhưng nói chung cả 100 triệu người không có bảo hiểm y tế hay có bảo hiểm y tế tào lao. Trong lớp người từ 50 tuổi trở lên, bao nhiêu người còn đứng được trong cuộc sống? Bao nhiêu người đang còn giữ được công ăn việc làm đàng hoàng? Bao nhiêu người đang có bảo hiểm đủ tốt để mạnh dạn đi bác sĩ khi cảm thấy ở ngực hơi thở như bị chận lại?

Người ta nói ở Mỹ, “không có bảo hiểm y tế là không có gì cả”. Dĩ nhiên đó là một phát biểu ít nhiều quá đáng, vì Mỹ không phải là một đất nước của người vô sản. Tuổi trẻ có thể không có bảo hiểm y tế, nhưng đó không phải là một đe dọa lớn. Thật ra, vì chi phí y tế đã tăng đến 40% trong thời gian gần chục năm qua, bảo hiểm y tế trong nhiều trường hợp tăng đến 80-90% vì một vài cách làm ăn của bệnh viện, của bác sĩ và của bảo hiểm, cho nên nhiều người dưới 30-35 tuổi đã bỏ bảo hiểm, có gì cứ ra tiệm dược phẩm hỏi han mấy ông dược sĩ bán thuốc và mua thuốc cầm chừng. Nhưng đối với những người trên 50, hay trên 55 không có bảo hiểm y tế quả là có vấn đề. Chẳng ai dám bỏ bảo hiểm, cho dù có bảo hiểm không tốt, nhưng bảo hiểm bỏ người ta là chuyện bình thường. Như trong trường hợp bị cho nghỉ việc. May mà có chế độ COBRA. tức là biện pháp kéo dài bảo hiểm y tế một thời gian cho người mất việc do xí nghiệp và chính phủ cùng giúp đỡ, cho người ta cầm cự được một năm rưỡi, miễn là còn tiền đóng bảo phí hàng tháng. Hết COBRA rồi, người ta đi đâu, vế đâu?

Hoàn cảnh của một số người già, hay già lỡ cỡ, trong cộng đồng chúng ta là như thế. Việc làm không còn. Đi học chỉ là để lãnh trợ cấp một năm, hai năm của chính phủ, người ta gọi là UI benefits, nhưng chẳng còn lòng dạ nào để học, và tuy đi học nhưng cũng biết khó mà xin được việc. Tuổi già trên 65, 66 thì buồn bã, quạnh quẽ, đơn chiếc, nhưng yên phận và chờ đợi. Nhưng có những lứa tuổi từ 55-65, thậm chí có thể từ 50-65, 15 năm một đời người, còn “trẻ” để trông mong nhà nước, đã khá lớn tuổi để có sức cạnh tranh trên thị trường lao động. Khi đi xin việc làm, người ta cần tuổi. Cần tiếng Anh. Cần kỹ năng. Cần có một phong cách của người đã được “hội nhập”, “đồng hóa”. Ta có thể đọc trên báo chí Mỹ, nhiều người lớn tuổi trong tình hình thất nghiệp lan tràn hiện nay đang cố gắng đi xin việc. Nhưng với những người từ 45-50 tuổi, thời gian chờ đợi để có được một việc làm mới không ngắn hơn tám tháng, những người từ 50-55, may mắn lắm là một năm, trên 55 thì quả thật không có lời giải. Nhiều người nay chỉ mong tìm được những việc chỉ bằng một nửa thu nhập cũ, lương một giờ 8-10 đồng, một tuần chỉ mong được 25 giờ, mà mắt vẫn phải đỏ vì trông tìm. Theo tờ New York Times, có đến 1.8 triệu người thất nghiệp trong lứa tuổi từ 55 trở lên, tức chiếm đến 15% tổng số người thất nghiệp trên toàn nước Mỹ. Không có việc làm, làm sao giải quyết được việc bảo hiểm y tế, hay cứ an phận như ông Bush, có gì thì cứ đi emergency?

Báo chí trong thời gian qua đã cố gắng phản ảnh những điều kiện sống ngặt nghèo của người già hiện nay. Những nỗ lực tuyệt vọng trong việc “tái rèn luyện” một số kỹ năng về kế toán, về vi tính, về máy móc để tăng khả năng kiếm việc. Những cố gắng ngượng ngập nhuộm tóc, đeo contact lenses, trau chuốt áo quần, tay xách những chiếc cặp trang trọng dù bên trong có thể chẳng có gì, giữ một phong thái vui vẻ bặt thiệp để lọt vào mắt xanh của những người phỏng vấn những người đi xin việc. Sự lo âu, nản chí khi phải chen chúc ở những phòng đợi để được phỏng vấn thấy chung quanh toàn là những người trẻ tự tin hơn, náo nhiệt hơn… Và cuối cùng là nỗi buồn về nhà nằm chờ đợi Godot. Sự bồn chồn khi mở ra hộp thơ thấy những cái hóa đơn bảo hiểm y tế mà người ta phải lấy tiền bảo hiểm ra trả. Hay trường hợp những người còn phải trả nợ tiền mua nhà, mua xe…

Người già Việt Nam không phải là những người già duy nhất trên đất Mỹ đang bị xốc, bị nhồi trong cơn biển động của thời cuộc. Tuy nhiên, những người Việt chúng ta nằm trong số những người trong xã hội ít được chuẩn bị nhất cho tương lai. Hiện tại chỉ là cuộc cầm cự hàng ngày để có thể lê bước tới ngày mai. Và ngay cả quá khứ cũng không có để có thể tựa vào khi lảo đảo. (HNN)

source

Viet Tribune Online

Monday April 20, 2009 - 09:58pm (EDT) Permanent Link | 0 Comments

No comments:

Post a Comment