Friday 10 July 2009

Người viết hộ già

Người viết hộ già
Người viết hộ già magnify
Ngày 10.12.2008 Giờ 16:55

Người viết hộ già

Có lẽ ông Dương Văn Ngộ là một người viết hộ nổi tiếng nhất bưu điện trung tâm Sài Gòn bởi cả cuộc đời của ông dường như gắn chặt với nơi này. Sinh năm 1930, vào học và làm ngành bưu điện năm 17 tuổi, được đào tạo trong thời Pháp thuộc những năm cuối thập niên 40 của thế kỷ trước, và về hưu vào năm 1990. Dù qua đủ mọi thăng trầm cuộc sống, có một gia đình con cháu đề huề, nhưng như một cái nghiệp và cả sự gắn bó với toà nhà bưu điện trung tâm Sài Gòn, hàng ngày ông vẫn cần mẫn như một công chức, suốt 17 năm qua ông lại ngồi tại một góc dãy bàn viết thư trong sảnh thênh thang nhộn nhịp với một công việc hiện tại thuộc loại hiếm hoi: nghề public writer – hay gọi nôm na như chiếc biển nhỏ trên bàn của ông là dịch vụ hướng dẫn và viết giúp

Nhiều trường hợp ông hướng dẫn và giúp đỡ miễn phí, dầu là khách nước ngoài

Ông Ngộ thông thạo vốn từ vựng và ngữ pháp thư tín Pháp, Anh, Việt\

Ông nhận viết tối thiểu từ 5 – 10 biểu mẫu, đơn thư, các giấy tờ cho khách hàng có nhu cầu, khi họ cần những văn bản chính xác, với mức giá 5.000 – 10.000 đồng

Từ năm 1975 – 1995, có cả thảy bảy người viết hộ thư tín, đều là những viên chức về hưu của bưu điện, vẫn muốn ở lại làm điều gì đó liên quan với cái nghiệp cả đời làm nhân viên ngành bưu chính của họ tại bưu điện trung tâm Sài Gòn. Ông Ngộ là người thứ năm tham gia nhóm bảy người này và cũng là người cuối cùng còn minh mẫn, sức khoẻ bền bỉ ngồi lại nơi này cho đến hôm nay. Những người đồng nghiệp khác hoặc đã qua đời hoặc quá già yếu

Nghề viết hộ thư tín, giấy tờ tại bưu điện khá phổ biến trên thế giới. Ông Ngộ có lẽ là người già nhất vẫn tiếp tục làm nghề này tại bưu điện trung tâm Sài Gòn. Tới nay, đã 17 năm, ngày ngày ông vẫn đến nơi làm việc, trừ lúc ốm đau bệnh tật

Một khách hàng quen thuộc nhờ ông viết hộ thư gửi cho thân nhân ở nước ngoài. Lần nào, ngồi bên nói ý cho ông viết thư bà cũng khóc

Lê Quang Nhật thực hiện

source

http://sgtt.com.vn/detail21.aspx?newsid=44578&fld=HTMG/2008/1209/44578

Tuesday December 16, 2008 - 11:26pm (EST) Permanent Link | 0 Comments
Cơm 2000
Cơm 2000 magnify
Ngày 15.12.2008 Giờ 15:49

Cơm 2000

Không giống với phở 2000, cơm 2000 giá 2.000đ/suất. Bảng hiệu đề đơn giản “Cơm 2.000 đồng chỉ dành cho: – sinh viên nghèo, – người thật sự nghèo”. Thật khó lòng mà xác định thực sự các tiêu chí này, nhưng quán cơm cũng không đòi hỏi xác nhận của bất cứ cơ quan nào. Khách hàng chỉ tự giác mình đúng vào các diện đã nêu. Hiện nay quán cơm chỉ có khả năng bán vào các trưa thứ hai, tư và sáu, tại đường số 3 khu cư xá Lữ Gia, mỗi bữa khoảng 500 suất cơm, bán từ 10h30 đến 12h. Tuy giá 2.000đ, nhưng quán phục vụ tận tình và chuyên nghiệp

Phan Quang thực hiện

Yêu cầu của quán cơm thật đơn giản: sinh viên nghèo và người thật sự nghèo. Nhưng không hề có thủ tục kiểm tra các tiêu chí này

Hiện nay, những mạnh thường quân của quán cơm muốn bán thêm vào các thứ ba, năm và bảy, nhưng chưa đủ kinh phí

Sinh viên ăn trưa ở đây rất đông

Giá bán 2.000đ, theo những nhà hảo tâm của quán, làm mọi người thoải mái hơn là miễn phí. Tuy giá bèo, nhưng phục vụ chuyên nghiệp

Ăn xong phải tự dọn

Khách chờ cơm từ sớm vì mỗi bữa chỉ có 500 suất và luôn đông người mua suất ăn hơn là số suất cơm của quán

source

http://sgtt.com.vn/Detail21.aspx?ColumnId=21&newsid=44833&fld=HTMG/2008/1214/44833

Tuesday December 16, 2008 - 11:19pm (EST) Permanent Link | 0 Comments
Cấm xe ba, bốn bánh tự chế ở TP.HCM: Dân lại “lên ruột” trước giờ... G
Cấm xe ba, bốn bánh tự chế ở TP.HCM: Dân lại “lên ruột” trước giờ... G magnify
Thứ Ba, 16/12/2008, 07:08 (GMT+7)

Cấm xe ba, bốn bánh tự chế ở TP.HCM: Dân lại “lên ruột” trước giờ... G

TT - Theo chủ trương của UBND TP.HCM, từ ngày 1-1-2009 sẽ cấm lưu thông xe ba, bốn bánh tự chế. Những người kiếm sống bằng loại xe này như ngồi trên lửa trong khi hầu hết quận huyện chưa có hướng dẫn thực hiện ra sao. Một số người chạy xe ba gác khi được hỏi đều nói chỉ nghe loáng thoáng là 31-12-2008 phương tiện kiếm cơm hằng ngày của họ sẽ bị “khai tử”. Họ không biết là có thực hiện hay không và nếu thực hiện vào thời điểm này thì các biện pháp hỗ trợ thế nào.

Anh Nguyễn Xuân Sáng (ngụ tại quận 1, TP.HCM) - một người chạy xe ba gác - cho biết gia đình chưa biết sẽ sống thế nào nếu xe ba gác bị cấm - Ảnh: T.T.D.

Hoang mang

Hầu hết các địa phương đều chưa có đề án

Tại cuộc họp gần đây nhất, lãnh đạo TP.HCM đã chỉ đạo Sở Giao thông vận tải và các quận huyện liên quan phải tập trung để triển khai và đảm bảo chấp hành việc chuyển đổi xe ba, bốn bánh tự chế và xe tự chế thu gom rác trên địa bàn TP đúng thời hạn là ngày 31-12-2008. UBND TP cũng yêu cầu: giải pháp đối với xe ba, bốn bánh tự chế đảm bảo thực hiện ngay từ đầu 2009. Trong khi đến thời điểm này, hầu hết UBND các quận huyện vẫn chưa có đề án cụ thể để triển khai.

Anh Lương Văn Hùng, một tài xế chạy xe ba bánh khu vực vòng xoay Nguyễn Bỉnh Khiêm (Q.1), đang lo thời hạn cấm xe ba bánh lưu hành đã cận kề mà vẫn chưa nghe chính quyền địa phương nói gì. Đại gia đình anh Hùng gồm ba hộ đều sống bằng nghề chạy xe ba bánh. Giữa năm 2007, khi nghe thông tin cấm xe ba bánh tự chế, anh Hùng phải đi vay mượn 55 triệu đồng để mua chiếc xe ba bánh Trung Quốc, đến nay vẫn còn nợ hơn 20 triệu đồng.

Anh rể và em trai anh Hùng (cùng sống chung căn hộ ở lô G, chung cư Nguyễn Thiện Thuật, Q.3) không mua nổi xe mới phải tiếp tục chạy xe cũ và đang hồi hộp không biết rồi đây sẽ sống ra sao. “Nếu Nhà nước cho vay để chuyển đổi nghề hay mua xe tải thay thế thì chúng tôi cũng không dám vay, vì nếu mua xe tải với giá hơn 100 triệu đồng trả nợ biết bao giờ xong?”, anh Lương Văn Mạnh (em anh Hùng) lo lắng.

Theo anh Hùng, nếu TP chỉ cho xe chạy từ 22g - 5g sáng hôm sau cũng khó khăn bởi rất ít người kêu chạy vào giờ này. Trước nay, anh và nhiều người chạy xe ba gác khác thường được khách yêu cầu chở hàng từ khu trung tâm TP đi các nơi, nếu TP chỉ cho phép chạy ở khu vực ngoại thành thì cũng khó tìm đâu ra khách để chở hàng.

Anh Quan Anh Kiệt (ở P.10, quận Tân Bình) cũng đang đau đầu. Sau một vụ va quẹt giao thông, vợ anh Kiệt không thể đi lại được, ba và mẹ anh Kiệt đã già. Chiếc xe ba bánh tự chế là cần câu kiếm sống cho cả gia đình. Anh Kiệt nói đến giờ vẫn chưa nhận được thông báo từ chính quyền địa phương về số phận chiếc xe ba bánh của mình. “Tôi không thể kiếm đâu ra 50 triệu đồng để mua xe ba bánh mới”, anh Kiệt than thở.

Ông Trần Văn Phát (ở Thiên Hộ Dương, phường 1, Gò Vấp) cũng nói: “Ba miệng ăn ở nhà tôi hoàn toàn phụ thuộc chiếc xe ba gác gắn máy. Bây giờ cuộc sống nhà tôi tạm ổn, nhưng mai này chưa biết tính sao”.

Không có mã số hộ nghèo không được hỗ trợ

Nghiệp đoàn rác dân lập quận Bình Thạnh cho biết có nhận thông báo hướng dẫn thay thế phương tiện thu gom rác của phòng tài nguyên và môi trường quận, ký ngày 8-12. Theo đó, UBND quận Bình Thạnh đã phê duyệt đề án chuyển đổi xe ba, bốn bánh tự chế và các loại xe tự chế khác. Đối với xe ba, bốn bánh đang hoạt động thu gom rác phải hoàn thành việc chuyển đổi trước 31-12. Ngân hàng chính sách xã hội quận chỉ hỗ trợ hộ diện xóa đói giảm nghèo (có mã số) vay tối đa 30 triệu đồng/hộ, lãi suất 0,5%. Nhưng theo quy định này, chỉ có một trong số 256 hộ làm rác dân lập ở quận Bình Thạnh được xét hỗ trợ vay vốn, các trường hợp còn lại không được xét hỗ trợ.

Ông Tạ Văn Đực - chủ tịch nghiệp đoàn thu gom rác ở quận Bình Thạnh - nói với chính sách của quận coi như 255 hộ còn lại trong nghiệp đoàn phải tự “bơi” để lo chuyển đổi phương tiện. Ai có khả năng thì chuyển đổi sang xe tải, còn không chuyển đổi sang xe đẩy tay. Ông Đực cho biết có hỏi cơ sở sản xuất xe thùng đẩy tay nhưng họ nói kể từ lúc đặt hàng đến khi giao phải mất một tháng. Trong khi thời gian thực hiện việc chuyển đổi chỉ còn nửa tháng, nếu đặt làm xe đẩy cũng không kịp.

Theo những người làm rác dân lập, mỗi đường dây rác cần hai hoặc ba xe đẩy tay, giá 10-15 triệu đồng. Với nhiều người, khoản tiền này vượt quá khả năng của họ. Gia đình chị Võ Thị Tuyết (42 tuổi, chuyên làm rác ở phường 6, Bình Thạnh) thu nhập khoảng 1,5 triệu đồng/tháng. Khoản tiền này không đủ để lo cho bà ngoại ở tuổi gần đất xa trời và ba đứa con. Chị Tuyết làm đơn gửi các cơ quan chức năng xin một chiếc xe thu gom rác đẩy tay từ tháng 4-2008 và được chính quyền nơi cư trú (UBND phường 11, quận Bình Thạnh) xác nhận hoàn cảnh gia đình khó khăn, nhưng đến nay gia đình chị chưa được bất kỳ cơ quan nào hồi âm.

Theo ông Tạ Văn Đực, nếu “cầu cứu” đến Quỹ hỗ trợ người lao động của hệ thống liên đoàn lao động, có thể mỗi hộ vay được 5 triệu đồng, chỉ đủ mua một chiếc xe đẩy tay loại 660 lít, thời gian trả trong vòng 10 tháng. Mỗi tháng gồm tiền vốn gốc, lãi, tiền tiết kiệm bắt buộc (khoản tiền này được hoàn lại cho người vay khi đã trả đầy đủ vốn gốc và lãi), tổng cộng người vay phải trả 610.000 đồng/tháng, gần bằng một nửa thu nhập của nhiều hộ thu gom rác.

Ông Đực cũng cho biết thêm phần lớn người làm nghề thu gom rác ở khu Sở Thùng đều bị di dời giải tỏa nhà cửa. Lo chỗ ở mới đã vất vả, nay phải lo chuyển đổi phương tiện làm nghề. Hai ba thứ “dập” cùng một lúc là quá nặng nề đối với bà con lao động nghèo.

Nhưng không chỉ người làm rác ở quận Bình Thạnh mới rơi vào tình cảnh bế tắc, ông Nguyễn Văn On - chủ nhiệm HTX TMDV Đoàn Kết, thu gom rác dân lập ở quận 6 - cho biết hàng trăm xã viên cũng đang lo với kế hoạch chuyển đổi phương tiện kéo dài cả năm nay nhưng kết quả vẫn chưa đến đâu. Bây giờ HTX chưa biết đến ngày 31-12-2008 xe ba bánh chở rác còn được sử dụng không? “Tôi đau hết cả đầu…” - ông On bày tỏ.

Trong khi đó, tại quận 11, ông Nguyễn Hoàng Thái, phó chủ tịch UBND quận, cho biết đang chờ chỉ đạo chính thức của UBND TP. Theo ông Thái, hiện UBND quận chỉ giải quyết hỗ trợ các hộ chạy xe ba bánh trong diện xóa đói giảm nghèo. Còn các hộ khác cũng chỉ vận động là chính do chưa thống nhất được mức hỗ trợ và quận đang tham khảo mức hỗ trợ từ các quận, huyện khác.

QUỐC THANH - NGỌC HẬU

source

http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=292855&ChannelID=3

Monday December 15, 2008 - 10:57pm (EST) Permanent Link | 0 Comments
Mưa Hà Nội, Mưa Sài Gòn
Mưa Hà Nội, Mưa Sài Gòn magnify

November 14, 2008

Mưa Hà Nội, Mưa Sài Gòn

Nguyễn Thị Lan Anh ....

Mưa Hà Nội

....

Bán rau trong mùa mưa lụt tại Hà Nội ngày 3 tháng 11, 2008. Hoàng Đình Nam/Getty Images.

.....

Mưa Sài Gòn

Sàigòn sau mưa, rau cỏ lèo tèo ngoài chợ. Photo Nguyễn thị Lan Anh/Việt Tribune

....

Xem ra trong cơn lụt hai miền Nam – Bắc hiện nay, có vẻ mọi thứ đều chìm lỉm, chỉ có khuyết điểm của con người là nổi lên gay gắt. Vậy mà tết Kỷ Trâu lại gõ móng đến nơi…[NTLA]

Saturday December 6, 2008 - 04:16am (EST) Permanent Link | 0 Comments
Chơi với ban Bình Hưng Hoà
Chơi với ban Bình Hưng Hoà magnify

source

http://sgtt.com.vn/detail21.aspx?newsid=44201&fld=HTMG/2008/1203/44201

Ngày 03.12.2008 Giờ 17:10

Chơi với ban Bình Hưng Hoà

Ban nhạc Bình Hưng Hoà chơi hàng đêm tại một điểm đông khách “hạp” với họ. Ở đó là một không gian “đi tìm thời gian đã mất” đẫm trong những ca khúc ngày cũ Trần Việt Đức thực nhạc Bình Hưng Hoà chơi hàng đêm tại một điểm đông khách “hạp” với họ. Ở đó là một không gian “đi tìm thời gian đã mất” đẫm trong những ca khúc ngày cũ

Trần Việt Đức thực hiện

Năm thành viên ban nhạc Bình Hưng Hoà với số tuổi đời trên 300. Ngày xưa họ từng chơi ờ phòng trà Tự Do

Nơi mà “dấu” thời gian có vẻ bị gác sang một bên

Ca sĩ vang bóng một thời Trần Hiếu tặng hoa cho ca sĩ Hạ Lan

Nhạc Tôi đưa em sang sông Y Vũ

Một sân chơi kén người chơi

Wednesday December 3, 2008 - 08:36am (EST) Permanent Link | 0 Comments

No comments:

Post a Comment