Friday 10 July 2009

Lang thang quận 5

Thất nghiệp Sàigòn
Thất nghiệp Sàigòn magnify

May 22, 2009

Thất nghiệp Sàigòn

Nguyễn Thị Lan Anh-Việt Tribune

Ở Việt Nam, hình như ngoài trừ các công chức vào biên chế ngồi một lèo mấy mươi năm tới lúc về hưu, còn thì không ai trong đời chẳng vài lần nếm mùi thất nghiệp. Thất nghiệp có nhiều hạng. Có hạng bị cho nghỉ vì không ăn cánh với xếp. Có hạng bất mãn, đang làm đùng đùng bỏ về nằm nhà. Có hạng tốt nghiệp bằng nọ bằng kia hẳn hoi nhưng thích phụ mẫu nuôi báo cô dài hạn …Những hạng đó không dám nói không có bi kịch. Nhưng bi nhất, bi thật sự, phải là những người thất nghiệp từ các tỉnh đổ về Sài Gòn – Hà Nội và các thành phố lớn khác, kiếm vận hội mới. Tám chục phần trăm trong số họ xuất thân từ đồng ruộng miền Bắc, miền Trung. Một chị dùng xe đạp làm cửa hàng lưu động, treo lủ khủ nong nia, rổ rá, thuyền bè, lọ hoa bằng mây tre, đứng bán lề đường cho biết ‘những đồ này, có cái nhà đan, có cái lấy của chỗ khác. Nghề chính là dệt chiếu cói ở Nga Sơn- Thanh Hóa, nhưng từ năm ngoái đã không có hàng’. Anh bán ấm chén vỉa hè Pasteur cũng thở dài ‘làng gốm Bát Tràng bây giờ sáng mở cửa ngồi đến tối lại đóng cửa. Đành đưa hàng vào đây bán lẻ, gỡ vốn’.
Những người nhập cư tìm việc ở Sài Gòn, đa số không có cơ hội tiếp cận ngay những công việc ổn định, thu nhập cao. Không tay nghề, không bằng cấp, đôi khi thiếu giấy tờ tùy thân (địa phương không cấp vì thiếu thuế, thiếu đóng góp các khoản bắt buộc), trước mắt họ đành bằng lòng với những nghề ít dân Sài Gòn nào chịu làm như phu hồ, đào đường, giúp việc nhà, rửa bát quán ăn, thu mua ve chai, đấm bóp dạo, bán chạy (vừa bán vừa chạy cảnh sát).

Người tàn tật bán vé số dạo.NGUYễN THị LAN ANH/Việt Tribune

Dựa vào đồng hương
Cùng thân phận thất nghiệp, cùng xoay xở tìm việc nhưng có điều khác biệt rất rõ giữa người thất nghiệp gốc Sài Gòn và người thất nghiệp nhập cư. Đó là người thất nghiệp gốc Sài Gòn, thường trẻ tuổi, có học vấn, có bằng cấp, hay tận dụng các biện pháp tìm việc có vẻ hiện đại như trực tiếp tham gia các sàn giao dịch việc làm, truy cập các website tuyển dụng trên internet, lui tới các trung tâm giới thiệu việc làm có uy tín, tự đăng tin ‘rao bán mình’ trên báo. Trong khi người thất nghiệp nhập cư, thường ‘cứng’ tuổi, ít học, không có nghề chuyên môn, không bằng cấp, thích sử dụng kênh tìm việc tuy cổ cỗ sĩ, nhưng vẫn cho kết quả tốt, là kênh đồng hương.
Bình-Trị-Thiên, Thanh-Nghệ-Tĩnh là những tỉnh có hội đồng hương tương đối mạnh. ‘Đụng vào tao là đụng vào cả nhóm, cả hội. Đừng tưởng bố mày dễ chơi!’ Một anh thợ hồ, người nhỏ choắt đã chĩa thanh sắt vào mặt đối phương, hét vậy, khiến chủ thầu L. phải nhảy vào can thiệp. Anh L. bảo “Ban đầu cứ thằng nào đến xin cũng nhận, sau thấy không xong, phải giao cho một thằng làm đầu. Nó tuyển toàn đồng hương. Thợ phụ 70.000 đồng một ngày. Thợ điện, thợ sơn, thợ hàn cao gấp đôi. Nhiều khi nghe toàn giọng Bắc, giọng Trung, cũng giật mình. Chúng nó làm thì khoẻ, chịu đi xa, ít nghỉ bậy, nhưng rất dễ bị kích động. Hơi tí là kéo bè kéo cánh choảng nhau.”
Biết anh L. đang nhận thi công dài ngày khu du lịch Mandagui, trên quốc lộ 20, khá gần nơi các công ty Trung Quốc đang chuẩn bị khai thác bô xít qui mô lớn, kẻ viết bài hỏi anh về nguy cơ thợ bỏ sang làm cho các công ty Trung Quốc đó. Anh L. cười, chỉ một thợ trẻ, quê huyện Lâm Hà – Lâm Đồng. Anh thợ này cho biết “công nhân toàn người Trung Quốc. Đồ dùng cũng vậy, toàn từ Trung Quốc chở sang. Họ ở quây lại, trong một khu vực như làng riêng. Ngay kỹ sư Việt Nam cũng chỉ làm việc vặt, lương bằng một phần ba lương công nhân Trung Quốc”.
Từ ‘lời khai’ của anh thợ, liên hệ với trường hợp thắng thầu của hàng loạt công ty Trung Quốc ở Hải Phòng, Cà Mau, Quảng Ninh thời gian qua thì thấy khá giống nhau về mặt ‘chính sách’: tất cả công nhân, nguyên vật liệu xây dựng, trang thiết bị lắp ráp đều chở từ Trung Quốc sang, hạn chế tối đa việc mua bán, thuê mướn nhân công ta. Nhân đây mở ngoặc đơn nói thêm: tất cả những gì dính đến chủ quyền biển đảo, lãnh thổ, bang giao, buôn bán, vệ sinh thực phẩmTrung Quốc … ở Việt Nam hiện nay đều rất nhạy cảm và dễ bị quy kết. Ngay ông Lê Dũng – người phát ngôn chính thức của bộ Ngoại Giao – còn phải ‘cân nhắc, nâng lên đặt xuống từng chữ một’. Người dân rất dè dặt, rất hay nói thầm, thậm chí nói bậy. Chả thế mà trong thực tế, trước tình trạng công nhân Việt Nam đói ‘chóc mỏ’ nhìn công nhân Trung Quốc ào ạt kéo sang cướp việc làm (báo chí đưa tin có khoảng 50.000 thợ Châu Á hiện đang làm việc tại Việt Nam…) dân thất nghiệp ta đã gọi nó là cuộc xâm lăng không tiếng súng. Bậy bạ đến thế là cùng!
Theo nhiều nguồn thống kê dự báo khác nhau, thì cả năm 2009, số người thất nghiệp toàn quốc có thể sẽ lên tới 400.000 người, số lao động làng nghề, chủ yếu ở miền Bắc, bị ảnh hưởng (tức là bán thất nghiệp hay thất nghiệp toàn phần) cũng có thể đạt kỷ lục 5.000.000 người. So với các nước khác, con số đó thể chưa là gì, nhưng trong thực tế, đằng sau nó là sự mưu sinh vất vả của những người thợ lành nghề, những trụ cột gia đình phải ly thổ, ly hương, ly gia…
Khi kẻ viết bài đến xã Tương Bình Hiệp – làng sơn mài truyền thống của Bình Dương, đi qua dãy hàng sơn mài vắng vẻ, gặp một cơ sở mài ốc xà cừ, hỏi chuyện làng nghề, cô thợ lắc đầu ‘gốm, sơn mài, đồ gỗ từng là thế mạnh xuất khẩu của Bình Dương, nhưng bây giờ đầu ra nhỏ giọt, giá cả nguyên liệu lên, nợ cũ chưa trả, ngân hàng từ chối cho vay mới. Hơn năm mươi nhà làm nghề sơn mài phải giảm thợ hàng loạt. Mấy ông đạp xe ba gác, chạy xe ôm, mấy bà bán dâu da, măng cụt, trà đá dọc đường toàn là thợ làng nghề bị dạt ra’.
Chao ôi! Để nhất nghệ tinh, đôi tay thợ gốm, thợ tiện, thợ vẽ, thợ cẩn ốc…phải miệt mài từ thuở còn thơ. Nhưng đứng bán ngoài đường thì khỏi học. Có điều, đứng vậy, lâu ngày sẽ chết nghề, rất tiếc! “Sao không kiếm một việc khác, một xưởng khác mà làm thay vì ‘đứng đường?” Câu hỏi này của kẻ viết bài bị các công nhân thứ thiệt chê ‘hỏi ngu thấy mẹ’, không thèm đáp. Má Hai Cơm Tấm đầu con hẻm đường Phan Huy Ích – Gò Vấp, nơi có mấy xí nghiệp may đóng quân, phải ‘xóa ngu’ giùm. Má nói ‘mày tính đi! Một đứa công nhân tháng lãnh triệu rưởi hai triệu. Trừ tiền cơm, tiền nhà, tiền điện nước, chưa kể đau ốm, đi đám cưới đám ma, góp mua cái này cái nọ chút đỉnh, hỏi còn dư được mấy đồng gửi về quê? Bị nghỉ nằm nhà bất tử, đứa nào không lo, không muốn kiếm việc khác. Nhưng việc khác, chỗ khác, chủ khác, thì lạ nước lạ cái, phải dò dẫm, phải học lại từ đầu. Đã vậy lương thưởng, chế độ bảo hiểm, xe đưa rước… không bằng chỗ cũ. Là mày, mày vô đó làm không?’ Ra là vậy! Hèn chi đi một vòng Thủ Dầu Một (Bình Dương), Gò Vấp, Thủ Đức (Sài Gòn) thấy nhiều bảng treo tuyển công nhân với số lượng lớn, điều kiện tốt nhưng người tới nộp đơn rất ít, cứ thắc mắc không hiểu tại sao.

Bảy nghề trị thất nghiệp
Đối với các quan chức, các nhà doanh nghiệp, vấn đề thất nghiệp, phải giải quyết, phải tiêu diệt, chứ không sống chung. Nhưng với người dân, sống chung với thất nghiệp, là chuyện nhỏ, và ‘xưa rồi Diễm’. Có thể sống chung với lũ, với dịch tả, cúm heo cúm gà, và trước mắt là đại dịch cúm H1N1, thì với thất nghiệp, cũng vậy. Có điều, phải chuẩn bị kỹ. Ai mà biết thất nghiệp nó đến lúc nào, đến bao nhiêu lần trong đời. Chuẩn bị cách sao? Lấy bảy nghề trị thất nghiệp! Ngẫm ra, đây không phải là phép chơi chữ thú vị mà là kinh nghiệm sống hoàn toàn khả thi.
Từ tấm vé số tình cờ mua ủng hộ người đàn ông ngồi xe lăn trước công viên Gia Định – Gò Vấp, kẻ viết bài được nghe kể kinh nghiệm sống chung với thất nghiệp từ chính cuộc đời hai anh em ông – Thu và Thảo – làm ruộng ở Đồng Tháp, đi mò cua, đạp phải mìn sót lại dưới lòng rạch, vợ bỏ… thắt lưới, đan thảm cói đến bán vé số, bán bánh ngọt, lột hột điều, làm tăm tre … tính ra tới bảy nghề, vẫn bữa đói nhiều hơn bữa no… thằng em kêu làm thêm nghề thứ tám, là nghề …ăn mày, anh dứt khoát không nghe. Trong xóm nhà lá của anh em Thu – Thảo, dọc kinh Nhiêu Lộc Thị Nghè kẻ viết bài gặp khá nhiều mảnh đời thất nghiệp, cơ nhỡ tương tự. Có đánh lộn, chửi đời chửi trời, có cắp trộm lặt vặt, nhưng không thấy ai chết đói hay tự tử. Vô hình trung, mọi người đều chia sẻ với nhau triết lý sống: Biết một nghề, giỏi một nghề chưa đủ, phải ‘gối đầu’ thêm vài nghề khác. Tiền làm ra phải cất phòng hờ. Hễ thấy xí nghiệp chậm lương hai ba tháng, không có đơn hàng mới thì tự nghỉ, đi tìm việc khác ngay, không thưa kiện, đình công chờ giải quyết lương thưởng, không theo đuổi chế độ chính sách của ‘mấy ổng’ để khỏi mất thì giờ. Cô Mai, công nhân may túi xách, mất việc hơn tháng nay cho biết “Công ty đóng trên địa bàn Gò Vấp, chủ Hàn Quốc đã bỏ trốn. Mấy ông công đoàn biểu công nhân chờ. Chờ sao được. Không tiền, nhiều người bỏ về quê, nhiều người xoay qua giúp việc nhà, phụ quán ăn.” Bản thân cô, cũng thế. Sáng ngủ lấy sức. Chiều ra bán cháo vịt, tới khuya.

Tình hình công nhân bị chậm lương, xù việc như cô Mai không ít. Chưa nói cả nước, chỉ riêng cái tam giác kinh tế Sài Gòn – Đồng Nai – Bình Dương không thôi, đã sơ sơ lòi ra cỡ vài chục ngàn cuộc đời ‘giữa đường đứt gánh’. Mà để giải quyết sự đứt gánh rùng rợn này, ở tầm vĩ mô, có quyết định 30 của ông nhà nước…; tầm ‘trung mô’ có tổ chức công đoàn các cấp, các sở ngành địa phương có liên quan; tầm vi mô, mới tới ‘cái thằng công nhân’. Tầm nào cũng nhằm can thiệp với chủ doanh nghiệp để bảo vệ quyền lợi công nhân, cho công nhân vay tiền học nghề mới, làm kinh tế gia đình, hoặc tìm việc làm mới. Tầm nào cũng ‘đẹp như mơ’.

Susan Boyle và người Sài Gòn
Nhân nói mơ, mới nhớ cuộc thi hát ‘Nước Anh có tài năng’. Trong cuộc thi đó, bà Susan Boyle, một người phụ nữ lớn tuổi người Scotland, đã hát bài ‘tôi mơ một giấc mơ’ bằng một chất giọng đẹp vượt xa tưởng tượng của ban giám khảo và khán giả. Ngay lập tức, lý lịch thất nghiệp, vẻ ngoài xồ xề, quê mùa của bà thí sinh 47 tuổi biến mất, chỉ còn những tràng pháo tay vang dội, những đôi mắt mở lớn, cả những giọt lệ hân hoan…Coi đoạn video ghi lại phần trình diễn của Susan Boyle trên website youtube.com, nhiều người Sài Gòn cùng cảnh với Susan như được tiếp thêm sức mạnh. Susan thất nghiệp. Họ cũng thất nghiệp. Susan có một giấc mơ, họ cũng mơ. Susan ‘đẹp’ dưới mức trung bình, họ cũng ‘đẹp’. Vậy thì, nếu con vịt Susan đã thành thiên nga, sao họ không thể?
Chao ơi! Chỉ nhìn thấy những phần người ta có mình cũng có, còn phần người ta có mình không có thì không chịu thấy giùm! E muôn đời, vịt nhà ta chỉ thành… cháo vịt mà thôi. (NTLA)

source

Viet Tribune Online

Saturday May 23, 2009 - 10:51pm (EDT) Permanent Link | 0 Comments
Phiên chợ miền cao
Phiên chợ miền cao magnify
ducdenthui
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực


Joined: Sep 12, 2007
Posts: 144

PostPosted: Fri Jun 27, 2008 11:33 pm Post subject: Phiên chợ miền cao Reply with quote

Mới đó mà gần 1 năm e có dịp lang thang một mình trên Hà Giang, hôm nay nhớ cảm giác lang bạt 1 mình em up loạt ảnh chia sẻ cùng các bác...

Ở vùng cao,chợ phiên ngoài chức năng mua bán còn là một nét sinh hoạt văn hoá mang đậm tính cộng đồng của đồng bào các dân tộc.

1. Từ sáng sớm đã tấp nập nguời đi chợ, đông như trẩy hội:



2. Nhộn nhịp lựa chọn các món hàng, từ đàn ông



3.Cho đến chị em



4.Trả giá cũng rất sát, và cô chủ cũng khó kinh " Tớ chưa mở hàng đấy nhé, săm soi gì mà kỹ thế"- "Ơ hay, mua thì phải chọn kỹ chứ"



5.Kem là thứ quà vặt đuợc yêu thích nhất từ cụ bà



6.Cho đến trẻ con



7. Dẫn đến hậu quả sau khi tan chợ là như thế này:



8. Billard là thứ trò chơi đuợc các cậu trai ưu ái



9.Trong khi các em gái thì tụm lại trò chuyện e thẹn



10. Nhưng cũng không quên làm đẹp đâu nhé, chúng tớ là phụ nữ mà



11.Cảnh mua bán ngày càng nhộn nhịp





12.Nhưng không phải ai cũng may mắn như vậy, dù là trẻ con



Hay đã là cụ ông thì cũng vẫn có lúc bán ế



13. Nên nguời ta còn biết làm gì hơn ngoài tán chuyện vãn với nhau trong khi chờ một vận may nào đấy.



14.Đi chợ phiên thì ai cũng muốn ăn thắng cố món ăn đặc sản ở vùng cao, nó một nồi núơc lèo sôi sùng sục với đủ thứ thịt bò-gà-heo-ngựa ( ngựa thì bây giờ ít ai làm thịt rồi), lòng, ruột, huyết đuợc quẳng vào kèm theo các thứ gia vị .





16. Giờ thì chồng tao say lắm rồi, chờ nó tỉnh rồi cả hai chúng tao cùng về



Hết một buổi chợ phiên ở vùng cao .

source

http://www.saigonphoto.net/cpg/index.php?name=Forums&file=viewtopic&t=315

Wednesday April 29, 2009 - 12:55am (EDT) Permanent Link | 0 Comments
Sài Gòn một trưa tháng 6 - một Sài Gòn khác???
Sài Gòn một trưa tháng 6 - một Sài Gòn khác??? magnify
hienmtd
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực


Joined: Sep 06, 2007
Posts: 184
Location: TPHCM

PostPosted: Fri Jun 20, 2008 7:55 pm Post subject: Sài Gòn một trưa tháng 6 - một Sài Gòn khác??? Reply with quote

Một trưa tháng 6, lang thang các con đường trung tâm... thấy nhiều, thật nhiều điều lạ trong mắt...

Em post hình kiểu lomo... post ko cần chú thích và theo trật tự nào hết... mấy bác xem đừng đâm vụ đó nhá...:4::4:





























Chúc các bác 1 tuần vui vẻ.... mong giá dola xuống tí tí để bà con còn sắm lense mới...hic...:cheers:

source

http://www.saigonphoto.net/cpg/index.php?name=Forums&file=viewtopic&t=302

Wednesday April 29, 2009 - 12:47am (EDT) Permanent Link | 0 Comments
Lang thang quận 5
Lang thang quận 5 magnify
justinkhuong
Thành Viên
Thành Viên


Joined: Oct 01, 2007
Posts: 21

PostPosted: Fri Jan 18, 2008 4:12 am Post subject: Lang thang quận 5 Reply with quote

Hôm nay trời nắng đẹp, em lại xách máy lang thang. Lần này em quyết định chọn khu vực tập trung đông người Hoa nhất ở Sài Gòn làm địa điểm tìm hiểu Rất hạnh phúc
Nơi đây người dân chủ yếu làm nghề kinh doanh, buôn bán - Họ buôn bán đủ thứ, và mỗi cửa hàng đều có một nét rất riêng (theo cảm nhận của em thôi nhe các bác Cừơi )

Có những cửa hàng đơn giản như thế này đây...
1)


Hay thế này....
2)



Nữa...
3)


Hoặc nhiều màu sắc như thế này đây:
4)


Quần áo thời trang cũng được bày bán rất nhiều
5)


Chú này bán cá kiểng, mà ngầu ghê lắm Rất hạnh phúc
6)


Nhưng nhiều nhất vẫn là những vật dụng để trang trí cho các dịp lễ, Tết - tông màu chủ đạo đều là đỏ và vàng, đặc trưng của văn hóa người Hoa
7)


Chơi bên ngoài chán, em lại chui vào khu chợ vật liệu, cung cấp phụ liệu may, trang trí lớn nhất Sài Gòn:
Tuyệt


Đồng chí kia, chụp choạch cái giề?
9)


Y da, có con nít, chụp thôi (em khoái con nít lắm các bác ạ)
10)


Lui cui trong chợ vật liệu mãi mà ảnh vẫn...tối thui (vì ánh sáng trong chợ rất yếu), em đành...chui ra, lòng vẫn hậm hực tiếc.
Thôi, sang Nhị Phủ Miếu chơi vậy...

Nhị Phủ Miếu-toàn cảnh
11)

Hehe em nói toàn cảnh cho oai thôi chứ thực ra cái miếu này nhỏ xíu xiu à

Vì miếu ở ngay sát trường Trần Bội Cơ nên học sinh bùng tiết hoặc chờ đến giờ học sang miếu chơi khá đông:
12)


13)


Tuy nhỏ nhưng miếu có những nét kiến trúc rất cổ kính và đẹp mắt:
14)


15)


Không gian, ánh sáng và màu sắc bên trong miếu cũng rất đẹp...
16)


17)


18)


19)


Trong miếu nhang khói cay xè hết cả mắt, thế mà bác kia vẫn ngồi lì ở đấy các bác ạ. Em lại gần hỏi thì hóa ra bác ấy đang...chờ khoảnh khắc để chụp ảnh. Đó là một du khách người Ý, rất dễ mến Cừơi
20)


Ra khỏi miếu thì trời đã quá trưa, ánh nắng chói chang hắt thẳng vào mặt. Vì nắng gắt quá nên cơn...lười của em lại nổi lên, thế là quyết định...về.
Trên đường về, em tranh thủ chụp thêm 1 số ảnh nữa.

Xa xa là chợ Kim Biên, bác nào có nhu cầu mua axit đánh ghen thì ghé vô đây Rất hạnh phúc (em đùa tí)
21)


Ghé vào quán làm miếng nước giải khát đã nào. À, trà ở đây ngon phết các bác ạ.
22)


Lại đi ngang qua chung cư Soái Kình Lâm đang chờ ngày giải tỏa. Cuộc sống người dân nơi đây có phần bề bộn, tất bật những lo toan hàng ngày. Nhưng họ vẫn giữ được những nét rất riêng trong đời sống văn hóa của mình. Hy vọng một tương lai tươi sáng hơn nhiều sẽ đón chờ họ ở phía trước.
23)

Chương trình lang thang quận 5 của em đến đây là hết, rất cảm ơn các bác đã ghé xem ảnh ạ.
Chúc các bác nhiều niềm vui trong cuộc sống, và chụp được nhiều ảnh đẹp.

P.S: Bài viết được sửa lại theo gợi ý của chú Huỳnh Phúc Hậu. Cảm ơn những góp ý của chú rất nhiều Cừơi


Last edited by justinkhuong on Fri Jan 18, 2008 5:44 pm; edited 3 times in total

source

http://www.saigonphoto.net/cpg/index.php?name=Forums&file=viewtopic&t=103

Wednesday April 29, 2009 - 12:36am (EDT) Permanent Link | 0 Comments
Sống trên sóng
Sống trên sóng magnify
HoangQuang
Thành Viên
Thành Viên


Joined: Jan 12, 2009
Posts: 9
Location: Hà Nội

PostPosted: Wed Jan 14, 2009 5:41 pm Post subject: Re: Lang thang miền Tây dịp xuân về Reply with quote

Xin cảm ơn anh em đã cho tôi tham gia một chuyến đi rất "nhẹ nhàng" và đầy kỷ niệm. Thỉnh thoảng vẫn theo dõi thấy nhiều hình đẹp quá. Có điều thú vị là tôi thấy mình có mấy tấm khá giống với các anh mặc dù không đi cùng tại thời điểm đó. Thôi chuyện dài để sau. Bây giờ xin post trước một tấm rồi lại chạy đã. Chừng nào rảnh tôi sẽ lên hình tiếp cho vui. Một lần nữa xin cảm ơn tất cả.

Sống trên sóng

source

http://www.saigonphoto.net/cpg/index.php?name=Forums&file=viewtopic&t=709&postdays=0&postorder=asc&start=36

No comments:

Post a Comment