Sunday 27 December 2009

Lại thêm một lệnh cấm... hài hước



Chúng ta lại vừa được nghe sắp có một lệnh cấm được ban hành.....

Không phải lệnh cấm kẻ vẽ linh tinh trên các bức tường ở thành phố. Không phải lệnh cấm vứt rác ra nơi công cộng. Không phải lệnh cấm tuỳ tiện lấn chiếm vỉa hè bán hàng. Không phải lệnh cấm các cô gái mặc ba mảnh diễn trên màn hình tivi trong giờ trẻ em còn thức. Không phải lệnh cấm tự do đổ rác và san lấp hồ nước... mà là lệnh cấm hôn nhau ở một số nơi công cộng như Vườn Bách thảo chẳng hạn.

Lúc đầu, tôi tưởng đó là chuyện của mấy ông bà rảnh việc ngồi tán gẫu bịa ra. Nhưng cuối cùng thì là sự thật mà một số tờ báo đã nói đến. Lúc đó, mới giật mình thất kinh không làm sao hiểu nổi cái lệnh cấm này.

Biển cấm hôn được đặt trước ga xe lửa Warrington Bank Quay ở Warrington, miền bắc nước Anh. (Ảnh: Xinhua/Reuters)

Mấy năm nay, chúng ta phải chứng kiến một số quy định "quái dị" và cười ra nước mắt. Ví dụ như quy định xe máy số lẻ đi vào ngày lẻ hay xe máy số chẵn đi vào ngày chẵn. Rồi thì xe máy có số đăng ký ở địa phương khác không được vào Hà Nội. Ngày ấy, tôi đã nghĩ đến việc xin nghỉ hưu non vì tôi sống ở Hà Tây lại làm ở Hà Nội thì không biết đi làm bằng gì khi mà đi xe buýt thì suốt đời bị phê bình vì đến muộn về sớm.

Và để mọi người phải chấp hành quy định này, chúng ta sẽ huy động hoặc tuyển thêm hàng vạn nhân viên đứng dọc đường để theo dõi những chiếc biển số và nhanh chóng tính nhẩm xem "thằng này" chẵn hay lẻ. Vô tình, hàng ngày chúng ta có hàng ngàn người là ít đứng trên phố mắt mở to không chớp và miệng lẩm bẩm: chẵn lẻ, lẻ chẵn. Quá kinh khủng.

Bạn đọc kính mến, cho đến bây giờ, tôi cũng không làm sao hiểu được trong trạng thái tâm thần nào mà người ta lại nghĩ ra cái quy định đó cho dù cuối cùng nó không được áp dụng.

Rồi mới đây, người ta lại ra quy định cấm những người có ngực lép điều khiển xe máy. Nếu lệnh đó được thực hiện thì bao chuyện khôi hài và tiêu cực sẽ xảy ra. Trước hết, chúng ta phải tốn kém rất nhiều để tổ chức người người, nhà nhà, ngành ngành... tiến hành đo vòng ngực. Thế rồi sẽ nảy sinh tiêu tực từ độn ngực bằng mút hay bông, rồi xin tăng vòng ngực. Rồi người ngực bé nhờ người ngực to đi đo hộ. Nhiều người lúc đó đã hình dung những cô gái hay những phụ nữ có kém vòng ngực một tí sẽ đến nhà những đo đạc viên dúi phong bì, phong bao miệng năn nỉ như khất nợ: "Em xin anh thương em, thương chồng con em, anh cho ngực em to lên một tí. Nếu không thì em chết mất".

Và đến bây giờ những đôi tình nhân đưa nhau đi chơi ở công viên hay vườn Bách thảo chỉ nhìn nhau hoặc cầm tay nhau chứ không được hôn. Rồi ở những nơi đó, chúng ta lại phải lập ra các "Đội chống hôn" ở những nơi quy định không được hôn. Thế là, bên cạnh các đôi tình nhân ngồi tâm sự là những kiểm soát viên chống hôn lượn lờ bên cạnh từ sáng cho tới khuya.

Các báo chí lại lao vào viết về chiến dịch chống hôn và liên tục đưa tin: "Riêng ngày hôm qua, ngày 8 tháng 3, đội chống hôn số 9 ở vườn Bách thảo đã bắt quả tang 101 đối tượng hôn trộm. Các đối tượng này đã phải ký vào biên bản thưa nhận hành vi sai trái của mình và sẽ bị xử lý hành chính".

Sẽ là như thế. Thực tế phải là như thế chứ không phải chuyện viễn tưởng.

Những đôi trai gái hôn nhau là một hình ảnh đẹp. Nụ hôn từ thuở con người có tình yêu đã mang một biểu tượng đẹp của tình yêu con người. Ngày xưa các cụ không hôn nhau trước người khác. Đấy là tục lệ thời phong kiến. Cũng như ngày xưa làm gì có chuyện một quốc gia tổ chức chấm thi các cô gái có ba vòng đo tiêu chuẩn rồi mặc áo tắm phơi ra trước thiên hạ ở sân khấu và trên tivi với những bài diễn văn trang trọng về những cô gái và nhấn mạnh: "Họ đã mang đến cho chúng ta vẻ đẹp thân thể tuyệt mỹ với những đường cong chết người".

Nhưng bây giờ, cuộc sống được mở ra nhiều vẻ đẹp. Tất nhiên không phải hôn nhau ở bất cứ nơi nào thì cũng là đẹp. Nhưng hình ảnh một đôi trai gái hôn nhau dưới một gốc cây là một hình ảnh đẹp.

Tôi đồng ý ở một số nơi công cộng trong thành phố có những đôi tình nhân đã có những hành động làm xấu đi vẻ đẹp và sự trang trọng của những nơi công cộng đó. Chúng ta phải giáo dục cho con người từ khi còn ngồi ghế nhà trường về những vẻ đẹp của văn hoá để họ tự thân biết xử sự như thế nào cho đẹp nhất và văn hoá nhất. Chứ thấy điều gì đó chưa phải mà lại ra lệnh cấm như cấm xe lẻ không được đi ngày lẻ, cấm ngực không to không được đi xe máy hay cấm những đôi tình nhân hôn nhau trong công viên... thì cấm cả đời.

Tất nhiên nếu những người có quyền vẫn cứ ký vào những quy định hay lệnh này thì người dân cũng phải... chịu. Nhưng qua các quy định hay lệnh cấm kiểu tôi vừa nói đủ cho chúng ta biết đội ngũ những người tư vấn cho các cơ quan quản lý nó ở trình độ như thế nào rồi. (Thở dài).

source

http://www.tuanvietnam.net/2009-12-20-lai-them-mot-lenh-cam-hai-huoc

Friday 18 December 2009

Văn Quyến run khi bán độ, Hải Lâm và Văn Trương hối hận


Văn Quyến run khi bán độ, Hải Lâm và Văn Trương hối hận

Là người ủng hộ nhiệt tình cho kế hoạch bán độ của chủ mưu Quốc Vượng tại SEA Games 2005, tuy nhiên chính Văn Quyến cũng run. Còn Hải Lâm và Văn Trương đều thấy ân hận và không chủ động liên hệ gặp Vượng để đòi tiền sau khi trở về từ Philippines.

Chủ mưu Quốc Vượng (phải) và Quốc Anh. Ảnh: TNO.
Chủ mưu Quốc Vượng (phải) và Quốc Anh. Ảnh: TNO.

Theo bản kết luận điều tra vụ án một số cầu thủ U23 quốc gia bán độ, thì ngay khi trở về từ Philippines, cả Hải Lâm và Văn Trương đều thấy ân hận và không chủ động liên hệ gặp Vượng để đòi tiền. Trước khi bị tạm giam, Bật Hiếu từng được Quốc Vượng "mớm" lời khai.

Còn Văn Quyến vừa tham gia bán độ vừa run

Là người ủng hộ nhiệt tình cho kế hoạch bán độ của chủ mưu Quốc Vượng, nhưng chính Văn Quyến cũng run. Khi lần đầu nghe Vượng trình bày kế hoạch dàn xếp tỷ số, Quyến nêu ý kiến: "Rủ thêm vài đứa (cầu thủ) nữa cho chắc ăn". Để lên dây cót tinh thần, trưa 24/11/2005, Quyến còn hai lần sang phòng Vượng bàn thêm về kế hoạch bán độ. Văn Quyến khai: trước trận đấu, Quyến có nói với Trương là sợ cóng chân không đá được nên nhờ Trương nói với Vượng là bỏ đi, không chơi cá cược nữa. Văn Trương phủ nhận lời khai này.

Không nhờ Vượng cá cược hộ, nhưng Quyến xác định rằng với nội dung mà Vượng đã nói thì Vượng sẽ là người đứng ra lo liệu tất cả từ việc lấy tiền do thắng độ đến việc lấy tiền bán độ. Chính vì vậy, trong nhiều lời khai, Quyến luôn xác định số tiền mà Vượng đưa cho là tiền do thắng cá cược trong trận Việt Nam gặp Myanmar. Ngày 5/12, khi về đến TP HCM, khoảng 19h, Quyến gọi điện cho Vượng hỏi tiền cá cược, và được đưa cho 20 triệu đồng ở ngay trước cửa khách sạn T.B.

Huỳnh Quốc Anh, một trong những cầu thủ cần cù, chịu khó nhất trong đội Việt Nam tại SEA Games 23 đã thừa nhận mình có tham gia bán độ. Ngày 5/12, Quốc Vượng hẹn Quốc Anh đến khách sạn T.S.N. và đưa cho Quốc Anh 20 triệu đồng, gửi cho Phước Vĩnh 20 triệu đồng nhưng sau đó Quốc Anh cũng không nói với Vĩnh.

Hải Lâm, Văn Trương ăn năn ngay sau khi làm độ

Hải Lâm thừa nhận, trưa 24/11/2005, Lâm có tham gia hai lần với Vượng bàn việc dàn xếp tỷ số trước trận đấu với Myanmar. Tuy nhiên, theo tài liệu của CQĐT: Khi SEA Games 23 kết thúc, Hải Lâm đã không liên hệ với Quốc Vượng để lấy tiền do Lâm đã nhận thức được hành vi sai trái nên không muốn nhận tiền đó nữa.

Trong quá trình ở cùng phòng với Quốc Vượng, Hải Lâm thấy Vượng có nhiều điện thoại từ Việt Nam gọi sang. Khi được đề nghị đánh giá về trận đấu, chính Hải Lâm cũng cho rằng trận này cả đội đá dưới sức, không đúng đấu pháp do ban huấn luyện đề ra.

Lê Văn Trương thì khai chính Trương là người gọi Tài Em sang để rủ Tài Em bán độ nhưng Tài Em đã phản đối và bỏ về. Sau khi làm độ và đá đúng với tỷ số yêu cầu, Trương thấy ân hận và không gọi điện cho Vượng để hỏi tiền.

Một chi tiết đáng chú ý là vài phút trước khi vào trận gặp Myanmar, bóng đang đặt ở khu vực giữa sân thì Vĩnh hỏi Vượng: "Giờ làm sao anh Vượng?". Vượng trả lời: "Em cứ đá ở dưới còn bên trên anh lo chuyện đó". Vĩnh nói: "Anh cứ đá trên, ở dưới em lo sạch lưới là được". Vĩnh khẳng định trong trận gặp Myanmar, Vượng có nhiều điều không bình thường. Về Việt Nam, Vĩnh muốn đi chơi trước nên nói sẽ gặp Vượng để lấy tiền sau. Vĩnh không nhờ Quốc Anh lấy hộ tiền nhưng khi cầm tiền của Vĩnh, Quốc Anh cũng không báo cho cầu thủ này.

Với Lê Bật Hiếu lại có những tình tiết khác: khi về đến TP HCM, Vượng cho Hiếu số điện thoại và hẹn Hiếu gọi cho Vượng. Khoảng 19h ngày 5/12/2005, Hiếu điện cho Vượng và Vượng đưa Hiếu một phong bì đựng 20 triệu đồng tại khách sạn Đ.N. Khi trao tiền, Vượng nói: em cầm ít tiền mà tiêu, phần của em đấy.

Trước thời gian bị tạm giam, Hiếu được Vượng gọi dặn cách khai với điều tra viên là chỉ nghe Vượng nói nếu thắng Myanmar 1-0 trở lên thì có người đưa tiền còn số tiền 20 triệu đồng Vượng đưa cho Hiếu là tiền Vượng cho vay. Chính vì bị "thông cung" nên trong một số lời khai ban đầu tại CQĐT, Hiếu đã khai sai sự thật. Tuy nhiên, sau khi được các điều tra viên giải thích và đưa ra bằng chứng xác thực, Hiếu đã khai báo thành khẩn hơn.

>Những tình tiết chưa từng công bố của vụ U23 VN bán độ
(Theo Thanh Niên)
source
http://www.vnexpress.net/GL/The-thao/2006/09/3B9EE827/

Văn Quyến, Quốc Anh bị cấm thi đấu trên toàn thế giới

Theo quyết định mới nhất của Ban kỷ luật thuộc FIFA, Văn Quyến, Văn Trương, Bật Hiếu, Quốc Anh, Phước Vĩnh, Hải Lâm sẽ bị treo giò ở mọi cấp độ trên toàn cầu trong thời gian chịu án kỷ luật của LĐBĐVN.

Các cầu thủ dính chàm sẽ không được thi đấu trong thời gian bị treo giò. Ảnh: Minh Hải
Các cầu thủ dính chàm sẽ không được thi đấu ở bất kỳ đâu trong thời gian bị VFF treo giò. Ảnh: Minh Hải.

Cuối tháng 4 vừa qua, Ban kỷ luật của FIFA đã gửi LĐBĐVN một văn bản thông báo. Trong đó, Tổ chức lãnh đạo bóng đá thế giới hoan nghênh quyết tâm chống tiêu cực của VFF, kèm theo quyết định mở rộng án treo giò ở mọi cấp độ trên toàn thế giới đối với 6 cá nhân liên quan đến vụ bán độ tại SEA Games 2005.

Riêng trường hợp của Quốc Vượng, FIFA sẽ có quyết định sau, vì LĐBĐVN cũng chưa có mức kỷ luật nghề nghiệp với cựu tiền vệ đội U23 này.

Trước đó, một vài CLB ở Đông Nam Á muốn có các cầu thủ Văn Quyến, Quốc Anh, nhưng các vụ chuyển nhượng kiểu này là không thể thực hiện sau khi FIFA ra thông báo.

Cuối tháng 3 vừa qua, Ban kỷ luật của LĐBĐ VN đã ra hình thức phạt treo giò Văn Quyến, Văn Trương trong 4 năm. Quốc Anh, Phước Vĩnh, Bật Hiếu và Hải Lâm bị cấm thi đấu 3 năm. Tuy nhiên, Liên đoàn cũng đưa ra lộ trình "giảm án" cho các cầu thủ này, và mức phạt có thể sẽ chỉ còn một nửa.

Minh Hải

source

http://www.vnexpress.net/GL/The-thao/2007/05/3B9F5AA6/

Văn Quyến có thể trở lại ở V-League 2009

Nếu Văn Quyến gửi đơn tới Liên đoàn bóng đá Việt Nam trong thời gian sớm nhất, Ban kỷ luật sẽ mở Hội đồng xem xét việc giảm án treo giò cho cựu tiền đạo đội U23 quốc gia này ngay trong năm nay.

Văn Quyến (đỏ) đợi ngày tái xuất sân cỏ.
Văn Quyến (đỏ) đợi ngày tái xuất sân cỏ.

Mới đây, hậu vệ Lê Văn Trương - người cũng chịu án kỷ luật 4 năm giống như Văn Quyến, đã gửi đơn tới Liên đoàn xin giảm hình phạt. Cựu hậu vệ số một của tuyển U23 quốc gia - đã chuyển đến HAGL từ tháng 9/2007 sau khi mãn hạn hợp đồng với CLB Huda Huế - đã nhận được sự ủng hộ tuyệt đối của cả hai CLB này trong việc đề nghị xin giảm thời hạn treo giò. Ngoài lá đơn của Văn Trương, Hoàng Anh Gia Lai cũng có văn bản gửi Ban kỷ luật của Liên đoàn. Trong lá đơn này, Văn Trương được nhận xét là có ý thức tập luyện, sinh hoạt tốt. Đây có thể xem là một sự đảm bảo và là căn cứ quan trọng để Ban kỷ luật xem xét giảm mức kỷ luật.

Ông Nguyễn Hải Hường, Trưởng ban kỷ luật của Liên đoàn cho biết, nếu xét thấy Văn Trương đủ điều kiện, Ban sẽ mở Hội đồng kỷ luật để giảm án treo giò trước thời hạn.

Về Văn Quyến, ông Hường tiết lộ, lá đơn xin giảm án gần nhất của Văn Quyến mà Ban kỷ luật nhận được là từ tháng 4/2008, trong khi đó Ban chỉ xem xét những hồ sơ gửi tới trong 6 tháng gần nhất. Nếu muốn được xem xét giảm án, Văn Quyến phải có đơn xin càng sớm càng tốt. Ông Hường cũng tiết lộ thêm rằng, rất có thể một Hội đồng xem xét việc gỡ án treo giò sớm cho Văn Trương và Văn Quyến (nếu có đơn) sẽ được mở trước khi V-League 2009 khởi tranh và khả năng bộ đôi này có thể quay lại sân cỏ từ giai đoạn hai của mùa giải là rất lớn.

Khác với Văn Trương, Văn Quyến hiện không còn hợp đồng với Sông Lam Nghệ An. Anh cũng vẫn chưa thể chuyển đến một đội bóng mới, vì vậy, không có CLB nào đứng ra bảo lãnh cho anh.

4 cầu thủ bị Liên đoàn treo giò (3 năm) sau vụ tiêu cực ở đội tuyển U23 năm 2005 là Quốc Anh, Phước Vĩnh, Hải Lâm, Bật Hiếu đã được xoá án sớm và trở lại thi đấu từ giai đoạn hai của V-League 2008.

Được chơi ở giải trong nước nhưng 4 cầu thủ kể trên vẫn chưa được xoá án treo giò quốc tế dù trước AFF Cup 2008, đích thân Liên đoàn đã đề nghị Ban kỷ luật xem xét xoá án cho họ nhưng bất thành.

Khoa Nguyễn

*********************

source

http://www.vnexpress.net/GL/The-thao/2009/01/3BA0A23F/

10 tỷ đồng để giữ Văn Quyến 22/07/2009 08:42

(VTC News) - Sau khi có bản kế hoạch tài chính gửi tới nhà tài trợ là Ngân hàng Bắc Á, SLNA sẽ có được một khoản đầu tư khoảng 10 tỷ đồng trong tuần này. Với nguồn tài chính như vậy, đội bóng xứ Nghệ có nhiều khả năng sẽ "trói" được Văn Quyến ít nhất đến hết mùa giải năm 2010.

Văn Quyến sẽ được thanh toán phí chuyển nhương 700 triệu đồng trong thời gian sớm nhất (Ảnh: VSI).


Theo khẳng định của Giám đốc điều hành Hồ Văn Chiêm, khoảng nợ phí chuyển nhượng 700 triệu đồng với Văn Quyến sẽ được thanh toán sớm nhất, ngay sau khi Bắc Á chuyển khoản tài tài trợ cho CLB.


Ngoài ra, ông Chiêm cũng bày tỏ: "Thời gian qua, Quyến đã cùng chúng tôi vượt qua nhiều khó khăn, trong đó có sự khó khăn về tài chính. Chưa có được khoản thanh toán phí chuyển nhượng theo hợp đồng đã ký trước đây, nhưng cậu ấy vẫn thi đấu hết mình và cống hiến rất nhiều cho đội bóng. Chúng tôi đang nỗ lực và gần như sẽ giữ được Văn Quyến ít nhất đến hết mùa giải 2010".

Không chỉ “vung tiền” giữ Văn Quyến, nhà tài trợ cho thầy trò HLV Nguyễn Văn Thịnh còn yêu cầu lãnh đạo CLB phải gọi bằng được HLV Nguyễn Hữu Thắng trở về ngay sau khi mùa giải V.League 2009 kết thúc (Hữu Thắng chỉ được biệt phái ra giúp T&T Hà Nội, anh vẫn thuộc biên chế của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nghệ An).

Sự mát tay cũng như cá tính của Hữu Thắng kể từ khi dẫn dắt T&T Hà Nội đã giúp đội bóng này khởi sắc lên rất nhiều. Tuy nhiên, trước một số thông tin về việc Hữu Thắng sẽ "rút ruột" đội bóng xứ Nghệ bằng việc lôi kéo một số cầu thủ như Văn Quyến, Huy Hoàng, Hồng Tiến... Bắc Á đã cấp thiết yêu cầu SLNA phải gọi Hữu Thắng trở về.

source

http://www.vtc.vn/thethao/248-220820/Bong-da-trong-nuoc/10-ty-dong-de-giu-van-quyen.htm

Lương một tỷ đồng ở Anh liệu có ăn thua gì?



550-360-tv002210049.jpg

Hôm vừa rồi đi công tác về lại London tôi nhận được thư báo từ năm nay mỗi năm sẽ được thêm 2,5 ngày phép.

Thế là tôi làm việc ở BBC và tại nước Anh đã sang năm thứ 10.

Hôm trước thấy báo chí Việt Nam ầm ỹ lên chuyện lương công chức ở Việt Nam lên tới cả tỷ đồng Việt Nam một năm.

Nghĩ lại thấy lương 'công chức' của tôi bây giờ tính ra tiền Việt cũng xấp xỉ như thế, vậy mà chẳng thấy thấm tháp gì ở nước Anh.

Tháng nào tôi nhìn vào các khoản tiền bị nhà nước thẳng tay trừ đi và tháng nào cũng không hết xót xa.

Quy hết ra tiền Việt, các khoản đó bao gồm:

Tiền thuế thu nhập hơn 13.000.000 đồng, bảo hiểm xã hội chừng 6.000.000, thuế hội đồng địa phương hơn 4.000.000.

Ngoài ra ba khoản chi lớn khác một tháng là tiền nhà hơn 20.000.000, tiền đi lại bằng tàu nổi khoảng 6.000.000 và tiền đóng vào quỹ hưu chừng 6.000.000 nữa.

Chỉ riêng một số khoản như vậy một tháng đã hết 55.000.000, một khoản tiền không nhỏ.

Và với lượng đóng góp vào ngân sách của người dân từ thuế, mỗi năm chính phủ Anh thu về hơn 400 tỷ bảng Anh, tức khoảng 12.000.000 tỷ tiền Việt.

Y tế

Đổi lại chính phủ Anh cung cấp cho người dân các dịch vụ gì?

Xin điểm hai dịch vụ chăm sóc sức khỏe và đảm bảo an toàn xã hội.

Trước hết về y tế, việc khám chữa bệnh ở Anh là hoàn toàn miễn phí cho công dân Anh và các nước trong Liên Hiệp Châu Âu.

Chi phí duy nhất về y tế mà người Anh phải trả là tiền mua thuốc.

Nhưng trẻ con, người có thai, người già và một số đối tượng khó khăn khác được miễn luôn cả khoản này.

Một số người phàn nàn rằng hệ thống y tế của Anh buộc người ta phải xếp hàng lâu và dịch vụ tại một số nơi còn kém chất lượng.

Và mặc dù có bạn bè tôi mua thêm bảo hiểm y tế tư để phòng trường hợp bị xếp hàng nhưng cho tới nay tôi vẫn có thể cho điểm hệ thống y tế 8/10.

An toàn

Về trật tự xã hội, nước Anh đang đối mặt với nhiều vấn đề do khủng hoảng kinh tế, do thay đổi lối sống trong xã hội và do thiếu sự lãnh đạo quả quyết của các chính trị gia. Nhưng vùng Kent nơi tôi sống, cảnh sát đang có nhiều cố gắng để giảm tỷ lệ tội phạm trong đó có các sáng kiến như lập đội công tác tại những điểm nóng và ở đó cho tới khi hạ nhiệt.

Tháng nào họ cũng gửi cho người dân báo cáo xem họ đã làm gì và mời người dân tới tham gia cuộc họp của cảnh sát hoặc tham gia làm công tác tình nguyện.

Cảnh sát cũng tới các trường học để giải thích với học sinh về công việc của họ và những gì các em cần làm để đảm bảo an toàn cá nhân.

Cũng tại Kent, một số chính quyền địa phương đã do Đảng Bảo thủ đối lập lãnh đạo cho dù Đảng Lao động vẫn dẫn đầu chính quyền trung ương.

Kinh nghiệm cá nhân của tôi là cảnh sát Anh hoạt động chuyên nghiệp và lịch sự.

Có lần họ dừng xe tôi lại vì máy dò tự động của họ báo biển số xe của tôi không có trong danh sách các xe đã đóng thuế đường.

Tôi hơi lo vì không mang bằng lái xe, nhưng họ chào hỏi rất lịch sự, xin lỗi đã dừng xe tôi lại và vừa thấy tem đóng thuế đường dán trên xe đã lại vội xin lỗi, vẫy cho đi mà không hỏi thêm bất cứ giấy tờ gì.

Và có những loại công an mà nước Anh không có, chẳng hạn công an hộ khẩu.

Nói hộ khẩu có lẽ hầu hết người Anh chẳng hiểu là gì. Đơn giản là nước Anh không có thứ như thế.

Nếu cần chứng minh một người ở đâu, người ta chỉ cần xem hóa đơn đóng thuế địa phương, hóa đơn thanh toán tiền điện, nước hoặc bản chứng từ tài khoản mà ngân hàng gửi về nhà.

Nước Anh cũng có rất nhiều dịch vụ được cung cấp qua mạng internet, điện thoại hay bưu điện.

Mỗi tháng các loại tiền điện, nước, thuế địa phương cứ 'tự' chạy đi khỏi tài khoản của tôi, tiết kiệm thời gian phải đi trả tiền.

Và nếu có phải trả bây giờ người ta đều có thể trả qua mạng internet.

Dịch vụ bưu điện tại Anh cũng khá đảm bảo. Có lần tôi xin visa đi Nga, tôi gửi hộ chiếu đi bằng bưu điện, họ gửi về cũng bằng bưu điện và thời gian gửi mỗi lần đi và về chỉ mất chưa tới một ngày.

Cấp tiến

Vậy cuộc sống ở nước Anh có thể gọi là hài lòng được không?

Câu hỏi này đưa ra vào mùa đông có vẻ không ổn. Mùa đông là mùa tệ nhất người ta có thể tới Anh.

Nhưng cũng may còn có Giáng Sinh làm cho thành phố lạnh lẽo và ảm đạm này tưng bừng hơn chút ít.

Những dự báo mới nhất cũng cho thấy vào khoảng năm 2015 nước Anh sẽ không còn nằm trong danh sách 10 nền kinh tế hàng đầu thế giới.

Số người Anh bỏ nước ra đi, theo một số báo, cũng đang ở con số kỷ lục.

Nước Anh chẳng phải là thiên đường. Nhưng ngay cả khi họ ra khỏi top 10 thì cũng còn hàng trăm nước khác ở bên dưới.

Hôm vừa rồi tôi có dự buổi giới thiệu trụ sở mới của các đài phát thanh và truyền hình BBC trong đó có Ban Việt ngữ của BBC phát ra bên ngoài.

BBC-W1-BUILDING.png

Người ta hứa hẹn đó sẽ là trụ sở phát thanh 24h hiện đại và lớn nhất thế giới khi hoàn thành vào năm 2012, đúng năm London đăng cai Olympics.

Những phát biểu tại buổi giới thiệu làm tôi thấy tự hào đang ở nước Anh.

Bà giám đốc phụ trách toàn bộ mảng thu thập tin tức của BBC kể cho mọi người nghe câu chuyện về một anh chàng hàng chục năm lái xe qua trụ sở đài truyền hình mà không bao giờ dám mơ có ngày được vào trong.

Cho đến một ngày anh đoạt một giải thưởng của BBC.

Bà giám đốc nói nghe anh nói về giấc mơ bước vào trụ sở mà bà cảm thấy 'sững sờ'.

Bà bảo: "BBC chúng ta tồn tại nhờ tiền thuế của dân, đây thực ra là văn phòng của anh ta, vậy mà anh không dám nghĩ tới chuyện được vào trong."

Chính vì thế trụ sở mới của BBC ở Oxford Circus sẽ có khu dành cho cả người dân và nhân viên BBC.

Những cách nghĩ của những người Anh tiến bộ làm tôi thấy gần gũi với nước Anh.

Và mặc dù đồng lương ở BBC không phải là cao nhưng trên thực tế nhiều người vào BBC không phải vì đồng lương mà còn vì tinh thần phục vụ công chúng, những người mỗi năm đóng cho BBC ba tỷ bảng Anh (gần 5 tỷ đô la Mỹ), bằng với khoản tiền để duy trì Hoàng gia.

Nhưng trong những người đó không có tôi.

Mỗi một hộ gia đình xem TV ở Anh phải đóng chừng 150 đô mỗi năm.

Nhưng đã hơn ba năm nay tôi không có TV.

Ít nhất đó cũng là một khoản tiền tiết kiệm nhỏ.

******************************************

source

BBC Vietnamese

Wednesday 9 December 2009

NHẬU



Một trong những chứng bệnh của phe đờn ông con giai, khiến cho quí bà quí cô nhiều khi phải nhăn mặt “âm thầm gậm nhấm nỗi đớn đau cô đơn” của mình, đó là chứng bệnh nhậu.

Để diễn tả nỗi đớn đau vò võ ấy, người ta đã nhái theo bài hát “Hòn vọng phu” như sau :

- Bao nhiêu đêm cầm roi đứng đợi chồng về,

Bao nhiêu đêm vòng tay đứng nghe chồng thề.

Không hiểu bên Thụy sĩ, người ta nhậu ra làm sao và nhậu theo phong cách nào ? Chứ còn tại Việt Nam, người ta nhậu ở mọi nơi, trong mọi lúc và với bất kỳ lý do nào. Vui cũng nhậu, buồn cũng nhậu và thậm chí muốn nhậu là nhậu, chẳng cần lý do nào sốt.

Vì vậy, phong trào nhậu cứ “liên tục phát triển”. Chả thế mà đất nước mình thuộc vào hạng nghèo rớt mùng tơi, nhưng lại có mặt đầy đủ những thứ bia nổi tiếng trên thế giới và hàng năm người ta sản xuất ra không biết bao nhiêu triệu lít bia.

Rồi trong những ngày gần đây tại Saigon, xuất hiện hàng loạt những “làng nướng”, làng “lẩu”…Cứ chiều chiều đi ngang qua những thứ làng này, mùi thịt thà cá mú bốc lên làm điếc mũi hàng xóm. Tất cả những điều ấy, gã đã có dịp trình làng.

Riêng hôm nay, gã sẽ nhìn hiện tượng nhậu dưới góc độ của anh đờn ông cũng như của chị đờn bà, để rồi đi đến một kết luận cụ thể, đó là ta phải nhậu như thế nào cho đáng mặt mày râu.

Tuy nhiên, trước khi đi sâu vào chi tiết, gã xin đề cập tới vị sư tổ của trường phái nhậu, đó chính là Lưu linh.

Theo sách vở thì Lưu linh tự là Bá luân, người đời Tấn. Ông thuộc nhóm “thất hiền”, tức là một trong bảy vị hiền tài ở Trúc lâm, tính tình phóng khoáng, thích uống rượu lại giỏi thơ văn. Ông đã để lại cho đời một bài thơ bất hủ, ca ngợi cốt cách phong lưu của việc uống rượu. Bài thơ ấy mang tựa đề là “tửu đức tụng”. Chả thế mà trong “Cung oán ngâm khúc” có câu :

- Cờ tiên, rượu thánh ai bằng,

Lưu linh, Đế thích là làng tri âm.

Tục truyền trằng : vào một đêm trăng thanh gió mát, ông ngồi uống rượu và ngâm thơ với các “chiến hữu” trên một chiếc thuyền. Trong lúc cao hứng, ông đứng lên, loạng choạng bước tới mũi thuyền. Nhìn thấy vầng trăng lung linh dưới đáy nước mà cứ ngỡ là lơ lửng trên bàu trời, ông liền giang tay nhảy xuống ôm lấy trọn vầng trăng và bị thế là…dòng nước cuốn trôi.

Từ đó cho đến nay, dân bợm nhậu vốn thường được gọi là đệ tử của Lưu linh và tôn ông làm sư tổ của mình.

Nhiều người cho rằng :

- Đối với phần lớn đờn ông con giai, thì tình yêu đi vào trái tim thường phải rẽ qua ngả đường của bao tử.

Điều đó chứng tỏ rằng anh đờn ông con giai nào cũng khoái ăn ngon. Thế nhưng, đồ ăn thịnh soạn mà thiếu chất cay cay để đưa mồi thì cũng hóa thành nhạt nhẽo như người xưa đã bảo :

- Cỗ không rượu như kiệu không cụ. Đi rước kiệu mà không có cha chủ sự thì còn ra cái thể thống chi nữa.

Chính vì vậy, rượu đã xuất hiện từ một thuở rất xa xưa và có mặt trên từng cây số nơi các dân tộc, từ đông sang tây, từ cổ chí kim và làm thành nét đẹp riêng của văn hóa. Chả thế mà trong ngành du lịch, người ta đã đưa ra chiêu bài nền “văn hóa ẩm thực” của dân tộc mình để thêm phần hấp dẫn hầu dễ bề móc túi du khách.

Gã không biết ai là người đầu tiên đã chế biến nên rượu. Thôi thì đành dựa vào Kinh thánh vậy. Theo sách Sáng thế ký : sau cơn đại hồng thủy, khi nước đã rút hết, thì Noe đã trông nho và làm rượu. Ông cũng đã nhậu một chầu túy lúy với những xị rượu đầu tiên của mình.

Và thế là chuyện nhậu được phổ biến và trở thành một tập tục của loài người. Hai tên bạn khố rách áo ôm lâu ngày gặp nhau, thế nào cũng phải làm xương xương với nhau vài táo. Các chính khứa hội đàm “mí” nhau và khi cuộc hội đàm kết thúc, thế nào cũng phải có màn chiêu đãi tiệc tùng.

Cũng bởi lẽ ấy, mà các cụ ta ngày xưa đã bảo :

- Nam vô tửu như kỳ vô phong, có nghĩa là đờn ông con giai mà không biết uống rượu thì như cờ treo mà không có gió. Ủ rũ.

Gã xin ghi lại nơi đây tâm sự buồn của một anh con giai không biết nhậu, được đăng trên báo “Phụ nữ Chủ nhật” :

“ Khi còn độc thân mỗi lần được bạn bè mời đi dự đám tiệc, tôi đều phải len lén chọn những bàn tập trung phái nữ và cũng chọn cho mình một loại thức uống giống y như họ là một chai...nước ngọt! Trong lúc bạn bè cùng “hệ” đang hí hửng với những ly bia vàng óng, sóng sánh bọt, tưng bừng hô vang “Zdoô, zdoô...” một cách hết sức sôi động, thì tôi chỉ biết cắm cúi gắp lấy gắp để cho đến món cuối cùng hầu được...ra về! Đến khi lập gia đình, điều kém nay mắn này lại càng được bộc lộ rõ ràng hơn. Ngay vào ngày cưới, thường chú rể là người “bị” uống nhiều nhất. Hết bàn này đến bàn khác, hết người này chúc mừng đến người kia mời mọc. Mặc dù đã “tự nhủ lòng” phải kiềm chế tối đa để bảo đảm cho một đêm tân hôn...cực kỳ tỉnh táo, nhưng trước những lời chúc tụng quá ư chân thành của bạn bè, của bà con hai họ, tôi cũng ráng gồng mìn...uống, như để nuốt cạn từng lời chúc mừng chí tình chí nghĩa ấy! Cho tới bàn cuối cùng, tôi chỉ còn nhớ được mang máng hình như có ai đó đã...vác tôi ra xe taxi rồi đưa về nhà trước khi tàn tiệc cưới! Đến khi giật mình tỉnh giấc đã là bảy giờ sáng của ngày hôm sau và điều chắc chắn rằng trong đêm tân hôn đó, chú rể vẫn còn là chú rể và tất nhiên cô dâu cũng vẫn còn là cô dâu, chẳng chút mảy may xây xước. Đâu đã hết, điều kém may mắn ấy vẫn còn theo đuổi tôi cho đến bây giờ. Chẳng là gia đình bên vợ tôi rất đông người, bốn anh em trai cộng thêm với ba người anh cột chèo, vị chi là bảy người và ai cũng uống bia như uống...nước mía, chỉ lẻ loi mình tôi là “yếm thế”. Những lúc giỗ tết, tôi chỉ còn biết ngồi khép nép bên vợ để được “che chở” khỏi bị ép uống...Có thể nhiều bà vợ cứ nghĩ chồng mình không biết uống rượu là một điều hạnh phúc, nhưng các bà đâu có thể hiểu hết được những “nỗi thẹn thùng” của các ông mỗi khi đụng chuyện. Đàn ông đàn ang như tôi mà không biết uống rượu quả đáng xấu hổ. Vì thế, nếu cho tôi một điều ước, tôi sẽ chẳng do dự nói ngay rằng : Phải chi tôi cũng biết...nhậu”.

Nếu như cô gái lỡ thời đã tâm sự :

- Không chồng khổ lắm chị em ơi!

Thì hẳn anh chàng này cũng phải lớn tiếng mà kêu lên :

- Không nhậu khổ lắm anh em ơi!

Đã vậy, nhiều lúc chẳng muốn nhậu mà cũng vẫn bị nhậu và bắt buộc phải nhậu, thì nào có khoái, có vui sướng gì cho cam. Dĩ nhiên ở đây gã không bàn tới những vị sáng say chiều xỉn tối lăn quay, thuộc hàng cao thủ võ lâm, bợm nhậu mãn tính hay dân ghiền hạng nặng, dám vỗ ngực tuyên bố :

- Thà bỏ...vợ còn hơn bỏ...nhậu.

Nhưng chỉ xin dề cập đến những đấng thường thường bậc trung, mỗi khi nhậu đều có những lý do chính đáng và lắm lúc có cả giấy phép của…bà xã nữa. Vậy tại sao những đấng ấy lại nhậu, hay nói một cách khác, những đấng ấy nhậu để làm gì ? Dựa vào một bài báo trên “Phụ nữ Chủ nhật” gã xin bổ túc và đưa ra những lý do khiến người ta nhậu một cách rất chính đáng.

Lý do thứ nhất, đó là phải nhậu thì mới có tiền.

Mới nghe qua lời phát biểu này thì thấy nó có vẻ vô lý, bởi vì theo luật kinh tế : càng đông vui thì lại càng hao. Nhậu miết thì thể nào cũng mắc chứng “viêm màng túi” kinh niên. Thế nhưng, nếu suy nghĩ một chút, gã thấy cũng đúng.

Có một anh bạn, chủ một doanh nghiệp tư nhân, vốn được xem là “chuyên gia” nhậu. Gọi điện thoại tìm anh ta thường được nghe con gái anh ta trả lời :

- Ba con đi nhậu rồi.

Vợ anh ta phải “thay” chồng quán xuyến công việc sản xuất , trông coi cơ sở kiêm luôn nghề...”chỉ điểm” :

- Anh ấy đang ngồi với ông nọ, ông kia ở quán...

Còn anh ta thì lại tâm sự :

- Nhậu hoài chán lắm, ở nhà với vợ con thích hơn, nhưng có nhậu mới ký được nhiều hợp đồng làm ăn. Hoàn tất hợp đồng, lời lỗ gì cũng lại…nhậu tiếp để kiếm hợp đồng mới, cứ thế mà nhậu quanh năm.

Có lẽ đúng như vậy. Thời buổi kinh doanh cạnh tranh khốc liệt, cơ sở của anh ta thì nhỏ, vốn ít nhưng đều đều có hợp đồng để làm, đủ trả lương công nhân, nhà xưởng, điện nước, thuế má và quan trọng nhất, đã nuôi sống cả gia đình bố mẹ, vợ chồng và ba cô con gái. Tuy rằng trong đó có công sức không ít của người vợ : hiểu chồng và giúp chồng.

Lý do thứ hai đó là nhậu để tỏ ra có tí quyền, tí chức và cũng bề thế như ai.

Một anh bạn khác, ngoài những tiệc nhậu ở nhà hàng được người ta mời, anh ta cũng thường tổ chức nhậu tại nhà với danh nghĩa là đám giỗ. Giỗ bên nội, rồi giỗ bên ngoại. Khách được mời toàn những nhân vật có “máu mặt”, thiên hạ nhìn vào phải nể phục sát đất quyền cao chức trọng của anh ta. Có lần người ta thắc mắc không biết là giỗ ai, hỏi ra mới hay :

- Giỗ người em họ của ông nội, mà khi mất mới có vài tuổi, gia chủ cũng chẳng còn nhớ tên là gì, nên chỉ gọi là giỗ...ông trẻ!

Lý do thứ ba đó là nhậu để thắt chặt tình bè bạn.

Như trên gã đã nói : hai tên bạn cũ lâu ngày gặp nhau thì chỉ cần làm mấy ly là sống lại biết bao nhiêu kỷ niệm êm đẹp của một thuở xa xưa. Hơn thế nữa, khi rượu đã ngấm vào lục phủ ngũ tạng, lúc bấy giờ các chiến hữu tha hồ mà “nổ”, sẵn sàng tỏ lộ tâm can tì phế của mình. Những chuyện không thể nói với bà xã, thì lúc này là lúc thuận tiện nhất để tuôn ra rông rổng cho các chiến hữu.

Nếu ở nhà :

- Nhất vợ nhì giời.

Còn bây giờ và ở đây :

- Trời chỉ bằng cái vung, thì bà xã chắc chắn cũng chẳng là cái thớ gì cả.

Rượu mở mang trí hóa, giải bớt cơn sầu và làm cho tình nghĩa tuôn chảy tràn trề và lai láng khiến các chiến hữu sẵn sàng cảm thông, không phải chỉ chín bỏ làm mười, mà nhiều khi chín bỏ làm mười một mười hai không chừng. Và khi tới màn chót của vở kịch, các chiến hữu sẽ hôn nhau chùn chụt, hay ôm lấy nhau mà khóc thút thít, lâm ly bi đát hơn cả đờn bà con gái bội phần.

Sau cùng, lý do thứ tư đó là nhậu để nói cho thiên hạ biết rằng :

- Ta đây là loại đờn ông chính hiệu con nai vàng.

Thực vậy, bộ râu là dấu chỉ để phân biệt đờn ông đờn bà, như các cụ ta ngày xưa đã bảo :

- Đờn ông không râu bất nghì,

Đờn bà không vú lấy gì nuôi con.

Thế nhưng, ngoài bộ râu ra, việc nhậu cũng đã trở nên dấu chỉ để phân biệt đờn bà đờn ông. Sở dĩ như vậy vì dân nhậu hầu như toàn đờn ông, còn đờn bà hầu như chẳng thấy...nhậu bao giờ.

Gã chỉ xin nói “hầu như” mà thôi, bởi vì cũng có những chị đờn bà uống rượu như hũ chìm và cũng có những chị đàn bà...mọc râu mọc ria, oai ra phết. Trong khi đó lại có những anh đờn ông chỉ biết “phá mồi” và cằm thì nhẵn nhụi trơn tru, có vác kính lúp ra soi cũng chẳng tìm thấy được một cọng râu.

Tuy nhiên, điều quan trọng hơn, đó là khi nhậu sừng sừng, người ta mới dễ bề tỏ ra mình là đấng “nam nhi đại trượng phu”. Gã tìm thấy trên báo “phụ nữ Chủ nhật” tâm sự của một anh bạn đi tìm “bản lãnh đờn ông” trong việc nhậu như thế này :

“Sau khi lấy vợ, nếu không đi nhậu, các chiến hữu cho rằng bây giờ tôi sợ vợ, “không xài được”. Tự ái nổi lên, chứng tỏ ta đây không sợ ai hết. Thế là từ đó tôi luôn luôn sống trong tình trạng “ bạn nhậu một bên và em một bên”. Cho đến lúc vợ tôi “tuyên chiến” với nhậu, nàng luôn than vãn cằn nhằn, kêu ca, nổi giận bảo rằng thật bất hạnh khi kết hôn với một cái...hũ hèm, thì tôi thực sự hoảng hốt. Buồn quá, tôi lại tiếp tục tìm vui trong men nhậu. Khi nhậu, tôi được các chiến hữu tung hô, được em út tôn sùng và nhiều thứ mà lúc tàn canh tôi không có được...Trong bàn nhậu tất cả đều bình đẳng, hơn thế nữa, nó giải tỏa biết bao buồn bực. Cùng lứa với tôi, bạn bè nhiều đứa đã giàu sang thành đạt, còn tôi vẫn cứ quèn. Nhưng trong bàn nhậu, “nhà ngói cũng như nhà tranh”, tôi cũng ngon như ai nếu biết chịu chơi và chịu chi...Vợ tôi cho rằng tôi là người yếu đuối, nhưng khi nhậu tôi thấy mình có đủ “bản lãnh đờn ông”.

Bản lĩnh đờn ông này được bạn cảm nhận khi ruợu đã thấm vào như sau :

Bạn cảm thấy mình là người thông minh. Ý kiến bạn hoàn toàn đúng và dĩ nhiên ý kiến kẻ khác hoàn toàn sai. Bạn sẵn sàng “nhả ngọc phun châu” với bất kỳ ai, về bất cứ đề tài nào, còn thiên hạ đang vểnh tai hướng tới bạn để lắng nghe. Rốt cuộc, sự cãi vã là điều không thể tránh khỏi khi mọi người đều...thông minh.

Bạn cảm thấy mình là người giàu nhất trên thế giới, thậm chí sãn sàng bao luôn bữa tiệc, hay mua thêm rượu mời mọi người cùng uống, bởi vì bạn luôn có sẵn một núi tiền. Đối với bạn, thân xác chỉ là cát bụi, danh vọng chỉ là mây khói và tiền bạc chỉ là...bùn đất mà thôi.

Bạn cảm thấy mình là người gan dạ, sẵn sàng đánh nhau với bất cứ ai. Chỉ cần một lời nói trái tai, lập tức người ấy trở thành kẻ thù của bạn. Không một ai có thể đánh bạn phun máu đầu, bởi vì bạn không hề lùi bước trước bất kỳ đối thủ nào. Bạn là người gan dạ cơ mà. Khi đã xỉn rồi, bạn cứ giữa đường mà đi, mặc cho xe cộ thi nhau tránh. Thậm chí, bạn còn dám bò bằng “bốn chân” về nhà trước mặt vợ con và hàng xóm.

Bạn cảm thấy mình là người lịch sự, bởi vì bạn luôn mồn xin lỗi thiên hạ. Thậm chí khi bị va vào cột đèn sưng u cả đầu, thế mà bạn vẫn cứ đứng xin lỗi cho tới bao giờ cái cột đèn trả lời mới thôi. Có khi bạn xin phép chủ nhà để đi về tới mười lần mà vẫn luẩn quẩn chưa ra khỏi được phòng nhậu.

Bạn cảm thấy mình là người rất cẩn thận, thậm chí còn nhớ móc chân vào sườn xe đạp trước khi làm một giấc ngủ ngon lành ngay bên lề đường.

Sau cùng, bạn cảm thấy mình là người có trí nhớ tốt bởi vì những việc tưởng chừng như đã qua đi từ đời tám tai ông Bành tổ, thế mà bạn vẫn nhớ và nhắc đi nhắc lại hàng chục lần, chỉ vì sợ kẻ khác quên hay không hiểu.

Những biểu lộ “bản lĩnh đờn ông” trên đây khi rượu vào, nếu ở mức độ trung bình thì tạo được một bàu khí vui vẻ và đôi lúc đem lại nét dễ thương, nhưng nếu đi tới chỗ thái quá, chắc chắn sẽ tạo nên những bất ổn, bởi vì :

- Rượu thì trắng, nhưng uống vào sẽ làm cho mặt đỏ và nhuộm đen tư cách.

Gã xin ghi lại nơi đây bài thơ của Đăng Châu :

- Đêm qua anh đi nhậu về,

Đợi anh, em thấy tái tê cõi lòng.

Khi đi lịch sự đàng hoàng,

Khi về xất bất, xang bang phát rầu.

Nào đâu chiếc kính đổi màu,

Cái máy di động mua đầu mùa xuân.

Nào đâu cái mũ phớt đen,

Cái “dây bao tử”...mất luôn, khỏi tìm.

Nói ra sợ tiếng sợ tăm,

Van anh, anh hãy giữ thân giữ mình.

Như xưa anh vốn hiền lành,

Cứ ăn nhậu miết, riết thành hư thân.

Muốn cho vợ quí, con thương,

Van anh sớm bỏ con đường bê tha.

Đêm qua anh đi nhậu về,

Đàng hoàng lịch sự bay đi...rất nhiều.

Từ đó, gã tự hỏi :

- Phe đờn bà con gái sẽ nhìn hiện tượng nhậu như thế nào và sẽ nghĩ gì về kẻ say xỉn ?

Công bằng mà nói :

- Phe đờn bà con gái không uống rượu, nhưng lại rất khổ vì rượu.

Không cần nói ra thì ai cũng biết những hậu quả nghiêm trọng rượu đã gây nên. Nếu nhậu ở nhà thì mệt cho bà xã, vừa phải lo nấu nướng, lại vừa phải lo thu dọn. Chiến trường thật ngổn ngang và nồng nặc khi cuộc vui vừa tàn. May phúc nếu các chiến hữu còn tỉnh táo biết đường về và ông chồng leo lên giường ngủ một giấc. Bằng không, các chiến hữu cứ ngồi cù cưa, hát hỏng hay tâm sự còm với nhau, còn ông chồng lại quay ra quậy phá, chửi bới hàng xóm, đánh đập vợ con thì quả thật là hết nước nói.

Trái lại, nếu nhậu ở tiệm chắc chắn sẽ phải hao tốn giữa lúc kinh tế gia đình đang gặp nhiều khó khăn, đồng thời cũng không đảm bảo được sự trong sáng. Có giời mới biết. Ấy là gã chưa đá động tới những tai hại về sức khỏe, nhất là về hạnh phúc, bởi vì hầu hết các gia đình lục đục hay hục hặc với nhau phần lớn đều có chung một hiện tượng, đó là ông chồng say xỉn.

Một tác giả thuộc phe kẹp tóc, sau khi quan sát những biến động trong khu xóm, đã ghi nhận như sau :

“Có hai gia đình ly dị thì cả hai ông chồng đều là những hũ hèm, dù họ đều là những người có học, một ông kỹ sư và một ông phó giám đốc. Có ba phụ nữ góa bụa còn khá trẻ, thì ba người chồng của họ đều chết vì rượu. Một người chồng vì say, gây ra tai nạn giao thông bị chấn thương sọ não. Một người khác không say nhưng lại do một kẻ say tông vào anh, gây thương tích nghiêm trọng và anh đã mất ở bệnh viện. Một người chồng khác qua đời vì đã “tự tử dần” trong rượu, bởi vì rượu đã hủy hoại lá gan lẫn nhân cách của anh ta...Và cho dù không gây ra điều gì nghiêm trọng chăng nữa, thì chẳng người vợ nào hứng thú khi ông chồng mỗi tối về nhà với bộ mặt đỏ gay, mồm sặc mùi rượu và “ấn tượng” hơn là còn nôn thốc nôn tháo. Một phụ nữ có đứa con đau ốm liên miên, chị bảo vì nó là “đứa con của tối thứ bảy”. Chồng chị hay nhậu mỗi cuối tuần và sau khi đã ngà ngà ông ấy liền tìm đến chị và kết quả là đứa con duy nhất của họ cứ oặt ẹo hoài…Một bà mẹ suốt đời quá khổ vì có ông chồng uống rượu, nên khi cô con gái xinh đẹp tới tuổi lấy chồng, có bao chàng trai theo đuổi, bà chỉ yêu cầu chàng rể tương lai một điều kiện duy nhất, đó là không uống...rượu”.

Theo một tài liệu mới đây của Hội đồng Giám mục Pháp, thì hàng năm tại nước này có tới 40.000 người chết vì rượu và rượu là nguyên nhân thứ ba gây nên tử vong, sau bệnh ung thư và các bệnh tim mạch. Vì thế, các Giám mục Pháp không ngần ngại gọi rượu là chất ma túy độc hại.

Trước những hậu quả nghiệt ngã ấy, theo gã ghi nhận thì lập trường cánh đờn bà con gái được chia thành hai phe.

Phe thứ nhất là phe chống đối quyết liệt, nhất định không thỏa hiệp với nhậu. Phải dùng mọi biện pháp từ yêu thương đến cứng rắn khai trừ rượu cho bằng được. Chẳng hạn trong những dịp giỗ tết, phải giảm bớt lượng rượu tối đa, phải nghe ngóng và khi thấy có hơi men trong nhà, thì lập tức và kiên quyết dập tắt.

Phe thứ hai là phe nghĩ rằng : già néo thì đứt dây, trước một hiện tượng hiển nhiên không thể xóa bỏ được, đành phải tìm giải pháp sống chung với rượu. Cũng như đồng bào vùng đồng bằng sông Cửu long, năm nào cũng bị ngập nước, nên đành phải đưa ra những cách thế sống chung với lụt. Giải pháp này được một chị mô tả như sau :

“Không cho ổng đi thì không được, vì làm sao mà ngăn chặn. Tôi đành vớt vát : anh nhậu in ít thôi. Dĩ nhiên là tôi được nghe ổng hứa những lời ngọt ngào như rót vào tai : Ừ, anh biết rồi, chỉ phá mồi chứ uống có vài lon…Tranh thủ việc ổng còn biết nể vợ và nghe lời vợ mà tôi kềm bớt, giữ ổng ở nhà được bữa nào hay bữa nấy. Ví dụ có ai mời thì tôi lấy lý do sinh nhật con, kỷ niệm ngày gặp nhau, quen nhau, yêu nhau, cưới nhau...để tổ chức tại nhà cho ổng bớt đi. Thậm chí đến cả lần cãi nhau đầu tiên, tôi cũng tổ chức kỷ niệm bằng một bữa ăn thịnh soạn ngon lành. Thế mà cũng không giữ chân được ổng mọi nơi mọi lúc. Dù cứng tay chiều chồng, buộc được ổng ở nhà một tháng, thì con ma men trong người ổng ít ra cũng sổng hết một hai ngày. Mà những ngày ấy thì ôi thôi không sao kể xiết. Nói ra thì ổng bảo : Có phải ngày nào anh cũng đi đâu, có phải anh mèo mỡ gì đâu. Tiền lương anh nộp hết cho em. Lâu lâu mới nhậu một bữa thì phải cho anh nhậu lâu lâu chứ ? Chồng tôi vốn rất hiền và thương vợ, tuy lúc sỉn ổng có quậy, nhưng là quậy hiền, nên tôi vừa giận lại vừa buồn cười, vừa tức lại vừa thương mà chẳng thể nào bỏ ổng được. Bạn có biết không, ổng lấy cớ lâu lâu mới được vợ “thả” cho đi một lần, nên ông cũng thả giàn luôn, tới khi “lết bánh” mới về. Đến nhà, ổng dùng khổ nhục kế như tự đá vào vách, đập đầu vào tường...để mình thấy tội nghiệp, sợ ổng đau, trúng gió nên ráng mà lôi ổng vào giường để xoa dầu. Vậy mà ổng còn làm eo, có chịu đi liền cho đâu. Cứ nằm ì ra đó...Đó là lúc xỉn chưa tới bến, chứ còn khi tới bến rồi, ổng mở cửa tủ mà tưởng mở toa lét, báo hại bao nhiêu quần áo đều bị ướt đẫm, phải mang đi giặt...Rồi lại còn cái nạn chờ chồng, chỉ có những bà có chồng nhậu mới thấu hiểu. Chuyện mất tiền, mất xe, thậm chí cả tai nạn đâu phải là hy hữu. Mà đang vui, chẳng ông nào chịu điện thoại về một tiếng vì ngán bị bạn chê là sợ vợ, mà ổng cũng không muốn gọi vì ngán bị mình càm ràm làm ổng mất vui. Thà cứ xả láng đi rồi về chuộc lỗi sau vậy. Dù đang giận và đang tức, mà thấy ổng chân nam đá chân chiêu lò dò về đến nhà, ngã vật xuống đất, thì nỗi vui mừng đã chế ngự được bao nhiêu tức giận...Thôi thì giảm được chừng nào hay chừng nấy. Cũng đành chấp nhận giải pháp sống chung với rượu. Miễn là ổng biết hạn chế, biết yêu thương mình lúc tỉnh, thì mình cũng sẵn sàng chiều ổng mỗi khi ổng xỉn”.

Trước khi kết luận, gã xin kể lại một vài mẩu chuyện trên báo “Công an Thành phố” để làm giảm bớt bầu khí căng thẳng.

Mẩu chuyện thứ nhất được gọi là “nụ hôn kinh hồn”. Đây không phải là là nụ hôn “cẩu xực” làm mất cái lỗ tai đối thủ của võ sĩ Mike Tyson trong một trận đấu quyền anh đầy tai tiếng. Mới đây ông Hai, một đệ tử Lưu linh, vì quá hứng trong một chầu nhậu đến “quỷnh cà ná”, đã ôm lấy ông Tư, người cùng xóm, tỉ tê tâm sự, rồi đột nhiên cắn một phát, tiện đứt cái lỗ tai của chiến hữu do tình cảm trào dâng như men rượu đế. Sau đó vì quá hối hận, ông Hai đã cầm dao chặt phăng ngón tay trỏ của mình để mong...chuộc lại lỗi lầm!

Mẩu chuyện thứ hai được gọi là “người có võ gồng”. Trong một bữa nhậu, khi đã xừng xừng, một anh bạn bèn nổ :

- Tao có võ gồng. Một khi đã gồng lên thì dao chém vào đều bật tung ra hết.

Thấy các chiến hữu không tin, anh ta bèn sắn áo lên, đưa ra một cánh tay gân guốc và bảo :

- Cho tụi bay thử.

Nghe vậy, một chiến hữa bèn vác dao làm liền. Phập một nhát, tay anh ta đầm đìa những máu. Và thế là anh ta hét toáng lên :

- Tao nói giỡn, tại sao tụi bay lại làm thật.

Từ những điều vừa trình bày, gã xin lặp lại câu hỏi :

- Phải nhậu như thế nào cho đáng mặt mày râu ?

Theo gã nghĩ :

- Tự bản chất rượu không phải là điều xấu.

Bởi vì chính Thánh vịnh cũng đã viết :

- Chúa ban rượu ngon làm no thỏa lòng người.

Và thánh Phaolô còn khuyên Timôthê như sau :

- Vì con đau bao tử, nên hãy cố mà dùng một chút rượu.

Các bác sĩ cũng nói :

- Uống ít rượu mỗi ngày, có thể làm giảm nguy cơ tim mạch.

Sở dĩ rượu dẫn tới những hậu quả xấu là do người uống rượu không biết kềm chế và không biết tự đặt cho mình những lằn mức, những giới hạn.

Thực vậy, khi ngồi vào bàn nhậu, phải biết giữ lấy nhân cách của mình. Rồi lại còn phải biết khi nào nên uống, còn khi nào phải sì tốp. Và khi đã đủ, thì dù có bị mời mọc, cũng phải thôi và một giọt cũng không.

Một tác giả khác đã tóm lược như sau :

“Cái chính là người nhậu phải có “bản lãnh đờn ông”, biết lúc nào thì dừng lại. Hoàn cảnh gia đình mỗi người mỗi khác, nhưng tất cả đều phải nằm trong giới hạn cho phép. Mà người cấp phép lại chính là bà...vợ yêu quí của mình”.

Và như vậy :

- Mình phải làm chủ rượu, chứ đừng bao giờ để cho rượu làm chủ mình.

Tác giả: Chuyện Phiếm của Gã Siêu
*****************************************
source
http://www.conggiaovietnam.info/index.php?m=home&v=detail&ia=5473

Friday 4 December 2009

Chợ gia súc của người H’Mong


Chợ gia súc của người H’Mong
Cập nhật lúc 2:28:28 AM - 01/11/2009

giasuctaybac1.jpg

Khu vực chợ gia súc có hàng trăm trâu bò chờ bán – ảnh: David Nguyễn/Viễn Đông


David Nguyễn/Viễn Đông


Khu vực dành riêng cho chợ bán trâu, bò, ngựa, dê, heo mọi, chó… thì sầm uất không kém, hàng ngàn con trâu, bò, ngựa, heo… được chia theo nhóm.


giasuctaybac2.jpg


Tội nghiệp những chú chó ngoan ngoãn bị chủ bán cho các tay lấy “thịt cầy” ở Hà Thành – ảnh: David Nguyễn/Viễn Đông


Ông Thơ Ri Ha một già làng ở phiên chợ Cắn Cấu cho biết: “Hầu hết người dân tộc sống ở dưới các thung lũng phải đi bộ 10 – 20 cây số để đến được phiên chợ này, họ đeo trên lưng con cái, sản phẩm dệt thổ cẩm, nông sản, súc vật… ra chợ bán rồi mua về nông cụ, thực phẩm và hạt giống. Nhiều gia đình tương đối khá thì đi ngựa, xe gắn máy”.


giasuctaybac3.jpg


Nghé con khát sữa, mẹ nó cố cho bú cạn sữa, lỡ mình bị bán làm thịt, con mình sẽ không còn cơ hội bú và sẽ mồ côi – ảnh: David Nguyễn/Viễn Đông


Trước đây chợ trâu, bò, ngựa là nơi để các nông dân chọn mua những con trâu, ngựa về kéo cày, làm phương tiện đi lại, thì ngày nay, hầu hết các lái buôn từ Thái Bình, Vĩnh Phúc cho đến Hà Nội đều ra tới đây mua rồi chở xe hàng về.


giasuctaybac7.jpg


Cõng lợn mọi ra chợ phiên, bà mẹ người Dao nầy phải đi hàng chục cây số từ tờ mờ sáng – ảnh: David Nguyễn/Viễn Đông


Thêm nữa, chợ càng đông vui hơn khi có nhiều đoàn du khách quốc tế đến, không những để xem, chụp ảnh cảnh mua bán lạ mắt của người dân tộc miền núi mà còn để mua sắm.


giasuctaybac8.jpg


Khách Tây vô cùng ngạc nhiên và thích thú khi thấy người phụ phữ này cõng heo ra chợ – ảnh: David Nguyễn/Viễn Đông


Ông Thomas, một du khách người Anh, cho biết: “Đến xem tận mắt phiên chợ của người dân tộc miền núi ở tỉnh Lào Cai tôi rất thích, được chứng kiến cảnh mua bán có một không hai trên thế giới, tôi còn được ăn thử món thắng cố và hút thuốc lào. Hy vọng những cuộn phim tôi chụp tại phiên chợ này sẽ là quà hấp dẫn gia đình, bạn bè ở nước chúng tôi”.


giasuctaybac9.jpg


Trẻ em còn chơi với chú ngựa của mình ở phiên chợ, vì có khi được giá chú ngựa sẽ có chủ mới – ảnh: David Nguyễn/Viễn Đông


Phiên chợ tan vào lúc 1 giờ chiều, sau đó từng đoàn người gồng gánh hàng hóa đi về, có nhóm thì đi ngựa, đi bò… và phiên chợ này tái diễn vào ngày Chủ nhật tại thị trấn Bắc Hà, tại đây có khu nhà lồng chợ, có khu nhà dành riêng cho các mặt hàng dệt thổ cẩm truyền thống, khu dành cho chợ súc vật.


giasuctaybac5.jpg


Heo mọi chờ bán – ảnh: David Nguyễn/Viễn Đông


Ở đây có nhiều cảnh lạ mắt như những phụ nữ Dao đỏ, H’Mong cõng trên lưng những con heo mọi đã được trói gọn trong sọt tre, những con chó bị mang ra chợ bán một cách không thương tiếc...


giasuctaybac10.jpg


Chó bỏ vào sọt chở về thành phố bán cho các quán cầy tơ – ảnh: David Nguyễn/Viễn Đông


Những người buôn chó chạy từ Lào Cai, Vĩnh Phúc, Thái Bình, Hà Nội tìm đến các phiên chợ của người dân tộc để mua chó về thành phố làm thịt. Món thịt cầy rất được người Hà Nội ưa chuộng, chính vì thế mà núi rừng bao nhiêu chó cũng hết dần.


giasuctaybac6.jpg


Con trâu cái đang có chửa nầy đã có người ngỏ giá 4 triệu đồng rồi – ảnh: David Nguyễn/Viễn Đông


Còn chợ trâu, nhiều nông dân túng tiền mang trâu ra chợ bán làm thịt. Có một thời gian, Trung Cộng cho người đi lùng sục tìm mua móng trâu với giá rất cao, cả triệu đồng/cặp móng. Thế là nông dân thi nhau xẻ thịt trâu, vừa ăn, vừa bán thịt, vừa bán được móng trâu sang Trung Cộng. Sau đó, bất thần họ ngưng không mua móng trâu nữa. Thế là vài chục ngàn đồng một cặp móng không ai mua, móng bỏ đống, mà trâu thì không còn để lên nương.


giasuctaybac4-.jpg


Những con bò ốm tong, sau một vụ mùa lao khổ, giờ bị mang ra chợ bán làm thịt – ảnh: David Nguyễn/Viễn Đông


Trong thị trấn Bắc Hà, không chỉ nam nhi trai tráng, mà nhiều phụ nữ cỡi ngựa chạy nước kiệu qua các đường phố để vào họp mặt tại phiên chợ, cũng là một cảnh lạ nữa để nhìn ngắm.

Chợ cũng là nơi gặp gỡ của các cô gái chàng trai, họ tìm hiểu nhau để kết bạn trăm năm. Chợ nhóm từ 6 giờ sáng cho đến 1 giờ chiều rồi sau đó đúng một tuần mới tái diễn. Có lẽ thế mà hầu hết người dân tộc đùm bế nhau ra chợ để ăn uống, mua bán. Các phiên chợ hầu hết là họp theo nhu cầu, và không ai lo chăm sóc cơ sở hạ tầng, để rất dơ bẩn.
****************
source
Vien Dong Daily

Một buổi sáng



Cập nhật lúc 7:04:58 PM - 31/01/2007

mbs1SFW.jpg(Bài và ảnh Trần Công Nhung)



(3 người bạn, Trần Vàng Sao giữa.)

Như thường lệ, 6 giờ tôi đã mang túi xách đi bộ từ khách sạn Thái Bình (Nguyễn Tri Phương Huế) qua Trương Định nơi anh bạn mở trung tâm luyện thi Đại Học để uống trà. Chẳng phải “trung tâm” có quán trà, mà bạn chủ trường có thói quen đãi trà hàng xóm mỗi buổi sáng. Ngày nào trung tâm của anh cũng mấy xuất học, cổng mở học sinh vào lớp là anh kê “bàn trà” ngay lề đường, dưới hiên văn phòng. Nói bàn trà cho điệu nghệ, thực ra, chiếc bàn con và mấy ghế nho nhỏ bằng nhựa tái sinh. Anh pha trà, tiếp chuyện bạn, vừa trông chừng học trò vào ra. Bên trong đã có bà xã và con trai anh lo chuyện ghi danh bán phiếu.


Trung Tâm luyện thi của anh có từ mấy chục năm nay, trước kia chỉ một lớp trong nhà riêng bên klia đường, dần dàanh mua cơ sở mới này và thành lập một Trung Tâm Luyện Thi Đại Học thật sự. Anh không phải đứng lớp, giáo viên các bộ môn giảng dạy hưởng lương theo tỉ lệ thỏa thuận.

Ngày nay việc tổ chức điều hành các lớp học tư khá “gọn nhẹ”, không như trước kia, nhân viên văn phòng phải rát cổ đòi nợ từng học sinh. Đòi không được học phí, phải dùng đến biện pháp “cho ra khỏi lớp”. Bây giờ mọi chuyện vào ra do học sinh định liệu, mua phiếu trước khi vào lớp, không ai nại cớ khất nợ. Mua tháng nào học tháng đó. Thầy giáo như một thuyết trình viên, lớp học như hội trường, tiếng thầy giảng nghe oang oang trên loa. Có hôm ngồi uống trà, tôi nghe thầy ca ngợi sự tăng trưởng nền kinh tế: “Nhờ đổi mới, đất nước ta ngày càng giàu mạnh và vững tiến lên XHCN trong khi Liên Sô sụp đổ” Tôi không nghe thầy nói (...) trên cái gì.

Trong số khách uống trà, có một ông cán bộ hưu, lúc nào cũng khăn áo chỉnh tề, ông tỏ ra thức thời, chửi (...) “Tôi nói thằng cha (...) hoài, nó lợi dụng quyền thế mua 2 lô đất 90 triệu, bà (...) ((...)nguyên (...)) mua một lô 75 triệu..”Chuyện gièm pha (...) ngày nay dường như không mấy ai e ngại, xem như chuyện trà dư tửu hậu. Tôi có cảm tưởng nhiều người phải lên tiếng chửi bới để tỏ ra ta tiến bộ, nhất là những người đã một thời say mê cống hiến (trừ một vài đã nếm mùi răn đe thì lại co vòi.

Phải công nhận trà cho khách qua đường nhưng ngon. Đôi ba bình trà, dăm bảy chuyện thời sự nắng mưa, là một tiếng đồng hồ qua mau. Đúng 7 giờ, lớp học ổn định, anh bạn đèo tôi đi ăn sáng. Anh tâm sự: “Đi với anh Nhung, bà xã yên tâm”. Anh giải thích, vì bị chộp một lần nên đi đâu cũng bị theo dõi, nhất là sau ngày chết đi sống lại.

Hỏi anh chuyện thế nào mà nghe như đùa, anh cho biết đây là trường hợp lạ, anh bị xơ gan cổ trướng, vào Sài Gòn mổ, thuốc mấy cũng không khỏi, bụng trương lên, bệnh viện cho về đợi ngày ra đi. Tự nhiên có người mách cho một bà thầy thuốc Nam ở Quảng Trị, uống liên tục mấy tháng, bụng xẹp, người khỏe lại như thường. Chuyện khó tin mà có thật.

mbs2SFW.jpgỞ Huế có nhiều món ăn sáng rất hạp khẩu vị lại vừa túi tiền. Phở Đập Đá rất ngon, thịt tươi mềm và ngọt. Quán bình dân mà đông khách. Một bát 8000 đồng, thêm chén tái riêng 5000, chưa tới 1 Mỹ kim. Bún bò Lý Thường Kiệt có tiếng xưa nay hay cơm hến, bún hến Trương Định.

Trương Định chỉ một đoạn ngắn sau lưng Morin, được tiếng là “phố ẩm thực”, nơi có nhiều quán ăn, càphê vỉa hè dài dài hai bên đường. Có hai quán ăn đối diện nhau mà bên đắt bên ế. Anh bạn cho biết, quán đông khách là bán ngày nào hết ngày đó, đồ ăn tươi, chỉ khi bên này đóng cửa bên kia mới có khách. Người địa phương họ rất tinh tường trong việc chọn quán hàng. Trên cầu Kim Long, có quán bánh ướt thịt nướng Huyền Anh, lúc nào cũng đông nghẹt người, những quán chung quanh nhại theo: Hiền An, Huyền An, mà vắng hoe, chỉ cốt đánh lừa khách xa lạ. Quán chay Thiên Phú 392 Phan Chu Trinh rất đặc biệt, điểm tâm một bát cháo, cháo nấu toàn ngũ cốc, kèm một đĩa cuốn, vừa ngon miệng vừa nhẹ bụng.

Người ta thường bảo ăn Bắc mặc Kinh, theo tôi, Huế mới nhiều món ăn ngon, và không quá xô bồ bát nháo như những tụ điểm ăn uống ở Sài Gòn hay Hà Nội. Tuy nhiên phải cẩn thận, không phải thấy nhà hàng lớn là bảo đảm (1).

Hôm nay ngày Rằm, tưởng bạn đưa đi ăn chay, anh lại hỏi: “Anh ăn được ớt dầm không”. Tôi trả lời đại “được”, thật ra tôi chưa thấy món này bao giờ. Anh cho biết dưới Vĩ Dạ, có bún bò ăn với ớt dầm, ngon đặc biệt.

Quán bún xế dưới cà phê Vỹ Dạ Xưa, nói là quán nhưng trong quán chỉ một hai bàn còn thì ngồi ra lề đường. Trong ngoài chừng năm bảy bàn mà không bàn nào còn chỗ. Có hai người đứng dậy, chúng tôi thế vào. Người chạy bàn ra chào:”Hai tô như thường lệ thấy hí”. Tôi hỏi nhỏ: “Thường lệ là thế nào”. Anh cho biết đặc biệt đủ thứ. Tôi phải gọi vói vào:

Một tô nạc, không huyết, nước trong.

Ăn rứa răng ngon!

- Tại trong người tôi thứ gì cũng cần giảm thiểu, nếu không giữ gìn khi về khám lại thấy đường lên, mỡ lên, áp huyết lên là bác sĩ tôi la rầy mệt lắm. Không chỉ bác sĩ mà cả cô phụ tá cũng trách khéo: “Đi Việt Nam quá mà”. Đi Việt Nam như tôi thì ai mà ham, vất vả nhọc nhằn,, giữ gìn đủ thứ thế mà có khi còn bệnh.

Hai tô bún trông hấp dẫn lắm, trên bàn có đủ thứ gia vị thêm một hũ ớt dầm. Anh bạn gắp ngay một trái ớt màu trắng bạc xẹp lép rồi ăn với bún ngon lành. Tôi cũng bắt chước, nhưng thử một tí thôi, không gì đặc biệt, chua chua mặn mặn. Khẩu vị mỗi dân tộc một khác, mỗi người một khác, đã mười mấy năm ở Hoa Kỳ mà tôi có ăn được ketchup đâu. Ai cũng bảo thịt gà chiên chấm ketchup ngon, tôi thấy nó vô duyên,.. Muối tiêu, nước mắm ớt có lẽ là thứ nước chấm khó có gì thay thế đối với tôi. Bún bò ăn được nhưng tôi vẫn thấy nhớ hương vị bún bò Hoàng Hoa Thám Nha Trang.

Trong lúc tỏ vẻ khoái món bún ăn ớt dầm, anh bạn hỏi tôi:

Anh biết Trần Vàng Sao không?

Tôi giật mình, vì mấy hôm nay đang nghĩ đến nhà thơ này. Một bạn văn nghệ ở Sài Gòn có cho số phôn và viết mấy chữ giới thiệu tôi với nhà thơ. Tôi mừng rỡ hỏi lại:

Tôi có nghe nói và cũng muốn gặp.

Hắn là bạn dạy học với tui, ở gần đây, sát nhà Nguyễn Khoa Điềm.

Vậy lát mời đi uống cà phê.

MBS3SFW.jpgTôi đưa phôn cho bạn gọi. Trần Vàng Sao hứa ra ngay. Nhưng chúng tôi ăn gần xong mà vẫn chưa thấy “Sao” đâu. Người bạn lằm bằm: “Thằng ni răng mà lâu rứa hè”. Tôi nói cho anh biết có người đàn ông râu ria, đạp xe qua lại có ý tìm ai. “Anh ta trở lui kia”. Đúng là anh đi tìm chúng tôi, hai người gặp nhau cười nói vui vẻ. Chúng tôi kéo lên Cà phê Vỹ DạXưa. Một nơi thích hợp cho những người lớn tuổi nhâm nhi chuyện trò. Sài Gòn, Nha Trang, Hà Nội khó có được khung cảnh như vầy. Sài Gòn có cà phê vườn, nước phun sương, nhưng không tạo được nét trầm tĩnh cổ kính, đa số uống cà phê như họp công đoàn, ồn ào như hội chợ.

Sau màn trao đổi xã giao, tôi rút mảnh giấy có mấy dòng của họa sĩ H.T viết, Vàng Sao cười cười đút vào túi. Tôi ngắm chân dung anh, hao hao Bùi Giáng. Khuôn mặt xương xẩu râu ria nửa trắng nửa vàng, da đen, nhưng vẫn còn những nét rất sắc. Khi chưa thấy mặt, nghe tên “Trần Vàng Sao”, tôi tưởng như đâu đây vang lên bài Tiến quân ca, Bão nổi lên rồi, Tiểu đoàn 307 hay Bóng cây Cờ Nia, Em đi làm tín dụng. Tôi hình dung anh là con người dẫn đầu của “giai cấp công nhân” xông ra tiền tuyến. Nhưng, anh rất hiền lành nhỏ nhẹ. Anh cười nhiều nói ít, mà cười trong dáng điệu chứ không cười thành tiếng. Hai người bạn ôn lại những kỷ niệm cũ trước 75, tôi lấy máy bấm một loạt chân dung anh.

Cạn ly cà phê tôi mời anh ngày mai dùng cơm, anh nhận lời và đề nghị đến Vườn Ai, gần nhà anh cho tiện. Anh tỏ ra rất ngại đến những nơi “cung đình”. Vỹ Dạ ngày nay nhiều nhà hàng kiểu sân vườn, Vườn Ai, nghe cũng hay, đến cho biết.

Trần Công Nhung (Oct. 2006)

(1)Xem bài Ngộ độc.

Thư Độc Giả
Trà và Thuốc

Trong những bài bài viết đã đăng báo hay đã ra sách, tôi có nói qua chuyện Trà ngon và Thuốc hay, do đó thỉnh thoảng có độc giả hỏi các vấn đề này. Nay xin nói rõ một lần nữa để trả lời những thắc mắc của quí độc giả:

- Trà: Trà dây là Trà Bắc còn gọi Trà (chè) Bắc Thái, Trà Móc Câu sản xuất từ các vùng đồi những tỉnh miền Trung Du (Hòa Bình, Thái Nguyên) Bắc Việt. Miền Trung có trà Bảo Lộc cũng có tiếng nhưng danh hiệu Trà Bắc vẫn được biết nhiều.

Phố Hàng Điếu (Hà Nội) là phố chuyên bán trà xưa nay. Mỗi lần về Việt Nam tôi thường mua trà ở đây. Sau lần nói chuyện với cụ già bán nước (trà) ở chợ Đồng Xuân (Chuyện hè phố QHQOK 2) tôi có được địa chỉ mua trà đáng tin cậy: Bà Hãnh 20 Hàng Điếu. (không phải số 1 như có lần trả lời nhầm). Những năm sau này bà Hãnh còn có Trà Tân Cương, loại đặc biệt (120 nghìn/kg), thơm ngon, ngốt giọng mà không chát. Trà mua các nơi khác cũng ngon nhưng sợ pha chế (vì thường có vị đắng hay chát quá).

- Thuốc (tiểu đương (QHQOK 2) thì cũng chỉ tình cờ tôi gặp ông thầy thuốc trong khi chụp hình ở Chùa Bà (Chợ Lớn), sau thời gian dùng thấy có hiệu nghiệm nên có kể lại trong bài viết. Mấy năm sau, khi dùng máy kiểm tra đường mới biết thuốc không trị dứt bệnh mà cũng như thuốc Tây (Stalix, Glyburideà) cầm chân đường lại mà thôi. Hơn nữa, trường hợp của tôi nhẹ nên khi thử máu bụng đói thì đường lúc nào cũng dưới 100. lúc bấy giờ tôi cứ tưởng nhờ uống thuốc kia. Tôi có báo cho ông Thầy thuốc biết và ông làm lại thuốc khác nhưng vẫn không thay đổi gì hơn. (Tôi phải tự điều chỉnh ăn uống và dùng thuốc Tây) , Nhờ vậy bệnh không tăng và không ảnh hưởng gì đến sức khỏe. Nếu độc giả nào đã có dùng thuốc mà dứt được bệnh thì xin mừng, ngược lại, xin thông báo để tùy nghi.

*********************

source

Vien Dong Daily