Friday, 10 July 2009

Nửa thế kỷ phu xe lôi

Ở Phú Mỹ Hưng đi nhà thờ Quận 10
Ở Phú Mỹ Hưng đi nhà thờ Quận 10 magnify
Ngày 01.12.2008 Giờ 16:59

Ở Phú Mỹ Hưng đi nhà thờ Quận 10

Phú Mỹ Hưng, quận 7, là đô thị mới kiểu mẫu nhưng mãi đến nay khi dân số lên đến 15.000 người, thì nhu cầu về công trình công cộng vẫn chưa được giải quyết. Cộng đồng người Hàn Quốc tại đây khá đông, và mỗi ngày chủ nhật các tín đồ Tin Lành ở đây phải sang đến nhà thờ trên đường Ba Tháng Hai, quận 10 để dự lễ. Phóng viên Sài Gòn Tiếp Thị đã ghi nhận một chuyến đi lễ như thế vào sáng chủ nhật 30.11

Trần Việt Đức thực hiện

Những người tình nguyện của tổ chức Korean Union Church of Saigon giúp đỡ tín đồ lên xuống xe

Những tình nguyện viên cũng đứng ra điều hành giao thông ở khu vực nhà thờ trong lúc giáo dân Hàn Quốc đổ về dự lễ

Các tín đồ được tổ chức Korean Union Church of Saigon tổ chức xe buýt đưa đón từ nhà đến nhà thờ hàng tuần

Vào nhà thờ

Giờ tập hát chung trước lễ dành riêng cho cộng đồng Tin Lành Hàn Quốc

Chủ nhật cũng là lúc những người dân của cộng đồng được thông báo về các sinh hoạt khác mà họ quan tâm trong bảng thông báo ở nhà thờ

source

http://sgtt.com.vn/detail21.aspx?newsid=44103&fld=HTMG/2008/1201/44103

Wednesday December 3, 2008 - 08:28am (EST) Permanent Link | 0 Comments
Nước mắt chảy xuôi - Kỳ 3: Thương con ai kể tháng ngày
Nước mắt chảy xuôi - Kỳ 3: Thương con ai kể tháng ngày magnify
Chủ Nhật, 30/11/2008, 00:20 (GMT+7)

Nước mắt chảy xuôi - Kỳ 3: Thương con ai kể tháng ngày

Ngày và đêm, cụ Yến vẫn ngồi bán hàng giữa hai gốc cột điện - Ảnh: Quốc Việt

TT - Hà Nội, một chiều đông, mưa phùn nhớp nháp. Những người có việc phải ra đường co ro trong nhiều lớp áo choàng kín ấm. Bà cụ 86 tuổi vẫn manh áo mỏng phong phanh, ngồi lặng lẽ dưới cột điện đầu phố Bảo Khánh gần bờ hồ Gươm.

Chiều nhập nhoạng chuyển dần sang tối. Chẳng mấy người đoái hoài cái giỏ hàng lèo tèo vài chai nước suối, gói thuốc lá đang để bên chân cụ. Trời lại trở mưa phùn nặng hạt, hơi rét mùa đông càng thêm cắt da thịt. Nhưng bà cụ vẫn cố ngồi vì ở căn nhà thuê còn người con bệnh tật đang trông mẹ mang chén cơm trở về.

>> Kỳ 1: Bà cụ bắt tép nuôi con
>> Kỳ 2: Mẹ phải sống vì con

Bóng mẹ bên đường

Khi đèn đường hắt bóng trên phố, một người đàn ông thấp nhỏ, xanh xao xuất hiện dẫn bà cụ đổi chỗ qua bán hàng bên bờ hồ. Khách qua đường giờ mới biết cụ mù khi cụ giơ tay quờ quạng theo sau lưng người đàn ông. Tuổi tác đã đè nặng trên thân gầy. Từng bước chân già nua run rẩy, lập cập chực té. Mái tóc bạc phơ xõa tung trên gương mặt khắc khổ, nhăn nheo. Bờ hồ trống trải trước gió mùa đông bắc. Cụ co ro ngồi nép mình bên gốc cây.

Tôi mua chai nước và vài gói kẹo. Cụ chép miệng: “May quá, đã có người mở hàng!”. Đồng hồ chỉ 21 giờ, bà cụ đã ngồi bên đường từ sáng sớm! Cụ tâm sự chuyện đời mình: “Mắt tôi lòa gần 20 năm, nhưng vẫn phải cố vì con cái nghèo quá. Anh con trai đột ngột bệnh mất. Còn con gái tưởng chỗ nương tựa tuổi già lại phát bệnh bại liệt”. Ai nói người mù ít nước mắt, nhưng tôi đã thấy từng giọt nước mắt lặng lẽ chảy ra, lăn dài trên gương mặt già yếu.

Bà kể mình tên Nguyễn Thị Yến. Ngày xưa, ông nhà Bùi Văn Hựu làm nghề thợ may ở phố Bảo Khánh, thương vợ gánh vác hết gia đình. Bà chỉ lo cơm nước và chăm sóc con cái. Năm 1991, ông bệnh rồi về với tổ tiên. Lúc ấy, bà đã già yếu lắm rồi, nhưng vẫn phải bươn chải ra ngoài đỡ đần con cháu nghèo khổ. Bà mở quán phở, ít khách nên phải cố thức bán suốt đêm. Và mắt bà yếu dần, rồi mù từ dạo ấy.

" Cứ thấy tôi đi bán về là nó lại mừng rỡ, cười vui. Nó dù thế nào cũng là hạnh phúc của tôi"

Không thể chạy chợ, nấu nướng, bán phở được nữa, bà cụ vẫn không đành ngồi nhà để khổ con cháu. Bà bòn mót những đồng tiền dành dụm, mua vài chai nước suối, gói kẹo, bánh thuốc lào và ấm nước chè ra hè phố ngồi bán cho khách qua đường. Hàng xóm biết chuyện, thi thoảng hút giúp điếu thuốc hay uống cốc chè 200 đồng. Nhưng đa số khách qua đường lại không để ý vì bà cụ gầy gò, nhỏ bé quá, mắt lại mù nên phải ngồi nép vào gốc cột điện. Cô con gái thương mẹ bắt về. Bà chỉ gạt nước mắt: “Mẹ không thể làm khổ các con!”.

Chuyện buồn của đời bà cụ lại ập đến khi người con trai khéo tay làm thợ điện mà cụ hi vọng nhất phát bệnh ung thư rồi mất. Người vợ góa nuôi hai con thơ đã quá khó khăn, chẳng thể chia sẻ được với mẹ chồng. Ít lâu sau, con trai kế vốn bẩm sinh đã yếu ớt lại bị tai nạn trong lúc làm việc ở nhà máy nước. Anh té va vào ống sắt làm gãy xương, chấn thương nội tạng, rồi mất sức hẳn nên đành ở nhà trông chờ mẹ già và vợ vốn cũng đã yếu sức vì bệnh tim. Tuy nhiên, ông trời vẫn chưa chịu dừng với bà cụ.

Một đêm đông, cô con gái cả Bùi Thị Nga sinh năm 1952 đang làm công nhân may thì đột ngột ôm chân kêu đau. Rồi chân cô cứ yếu dần đến lúc phải đi bằng tay như bò. Tan nát ruột gan trước nỗi đau bất ngờ của con gái, cụ gạt nước mắt cố xoay xở chạy chữa khắp nơi cho con. Nhưng bệnh tình vẫn không bớt mà càng nặng thêm, cô Nga phải nằm liệt ở nhà trông chờ vào người mẹ già yếu.

Con vẫn là hạnh phúc của mẹ

Mắt mù, cụ phải nhờ những người tốt bụng dẫn qua đường -Ảnh: Quốc Việt
“Đời con Nga bất hạnh, ông trời bắt phải gánh chịu nhiều khổ sở, nhưng vẫn thương mẹ lắm. Cứ thấy tôi đi bán về là nó lại mừng rỡ, cười vui. Nó dù thế nào cũng là hạnh phúc của tôi”. Bà Yến âu yếm kể chuyện người con gái đã 56 tuổi y như nói về đứa con thơ dại mà ngày nào bà còn ẵm bồng. Tôi ngậm ngùi lặng lẽ nhìn từng giọt nước mắt cứ lăn dài theo nỗi lòng thổn thức của người mẹ 86 tuổi khi nhắc về con.

Bốn người con của bà giờ chỉ còn anh con trai út khỏe mạnh, làm bảo vệ. Nhưng dù thương mẹ, xót chị, lương ba cọc ba đồng của anh vẫn không đủ chia sẻ nỗi lo của mẹ. Và bà bất kể ngày hè nóng bức hay đông rét vẫn cố ra đường, ngồi đợi khách bên giỏ hàng nghèo nàn. Không thể tự lần mò đi được, bà phải nhờ người dẫn đường. Thường anh con trai bị tai nạn, ốm yếu đưa mẹ đi. Hôm nào anh đi không nổi thì cô Dung hàng xóm dẫn bà cụ sang đường. Cuộc đời cô hàng xóm này cũng lắm bất hạnh nên đã cảm thông và trở thành người thân thiết với bà.

Ngày trước, khách du lịch còn vắng nhưng cũng ít hàng rong nên bà cụ vẫn bán được chút hàng. Gần đây, người quê lên bán lặt vặt ngày càng nhiều nên khách cụ vắng dần. Góc ngồi ban ngày của cụ là cái kẹt dưới hai chân cột điện đầu phố Bảo Khánh. Cụ giăng tấm bạt rách trên đầu và cứ lặng lẽ ngồi đó từ sáng đến tối. Ngày nắng đỡ khổ, hôm mưa mà nhất là mưa đông rét buốt, tấm bạt rách rưới không che chở được cho cụ.

Nhiều đêm trở về cụ đổ bệnh, sốt li bì. Ngậm ngùi hơn, những người chạy xe ôm và cả ôtô của khách cũng vô tình đậu che kín góc cột điện. Bà cụ mắt mù không thấy, cứ âm thầm ngồi bên giỏ hàng và chẳng có người khách qua đường nào nhìn thấy. Nhiều lần đội trật tự định dọn dẹp tấm bạt nhếch nhác, nhưng thương cảnh đời bà cụ nên đành thôi.

Ngày may mắn bà kiếm được 20.000-30.000 đồng tiền lãi bán vài chai nước, gói thuốc. Thi thoảng được thêm chút tiền lẻ nhờ khách tốt bụng không lấy tiền thối. Còn thường cụ chỉ kiếm được 10.000-15.000 đồng mỗi ngày. Số tiền này cụ dành hết để lo cho người con gái bại liệt và phụ con trai trả 400.000 đồng tiền thuê cái góc bếp 16m2 ở phố Bạch Đằng để ở. “Tôi già rồi đâu có nhu cầu gì nhiều. Chỉ thương con cháu khổ quá”.

Cô Dung ngồi bên kể với tôi bữa cơm của bà cụ thường chỉ có 3.000 đồng. Cụ mua cơm không ở quán, chấm muối vừng mang theo. Ngày đông mưa dầm, vắng khách, cụ hay nhịn bữa để dành tiền mua mì gói và quả trứng cho người con gái bại liệt. Vừa rồi địa phương xét cảnh khổ, mỗi tháng cấp cho cụ và cô con gái tật nguyền 300.000 đồng, nhưng số tiền nhỏ này chỉ có thể san sẻ được phần nào tiền thuê nhà.

Đêm đông, gió càng trở rét. Một khách qua đường ái ngại mua chai nước khoáng và tặng thêm bà cụ 10.000 đồng. Cụ xúc động nói sẽ dành mua lạng thịt cho con. Những giọt nước mắt lại lăn dài trên gương mặt già yếu đã 86 năm cuộc đời.

Thương con, mẹ đâu kể tháng ngày.

QUỐC VIỆT

source

http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=290323&ChannelID=89

Saturday November 29, 2008 - 08:24pm (EST) Permanent Link | 0 Comments
Bà cụ & chiếc xe chó
Bà cụ & chiếc xe chó magnify
Ngày 27.11.2008 Giờ 15:26

Bà cụ & chiếc xe chó

Một phụ nữ nhà quê. Một con người luôn ném hết nghị lực ra giữa trời đất để sống. Bảy mươi ba tuổi. Tên Cao Thị Mỹ. Mỹ trong nghĩa từ Hán – Việt là “cái đẹp”. Nhưng ít ai gọi cái tên ấy, người ta thường nhắc đến bà một cách nửa lạ nửa quen: bà cụ có chiếc xe chó

10 năm nay, bà con xã Phước Vinh, khu vực biên giới, huyện Châu Thành, tỉnh Tây Ninh đã quen với hình ảnh bà cụ và chiếc xe chó. Bao năm qua chó Vàng cứ lầm lũi kéo xe chạy trên đường, gánh trên vai gánh nặng cuộc đời của bà chủ tội nghiệp của nó.

Cỗ xe cuộc đời

Bà Mỹ từng có chồng, có con. Chồng mất, người phụ nữ ấy hết lặn lội nuôi con, đến nuôi dâu, rồi nuôi cháu. Mấy mẹ con tần tảo xây được căn nhà. Nhà mới chưa ráo hồ thì người ta khiêng xác đứa con trai đầy máu về đặt trước mặt bà. Một “hung thần đường phố” nào đó đã cướp sinh mạng nó rồi bỏ trốn. Người mẹ ấy lặng lẽ bán cái nhà mới xây để lo tang ma và xây một cái mả tươm tất cho con.

Bấy giờ, tài sản đáng giá của người mẹ chỉ còn cái thân già, ba con chó và một con heo. Con trai chết rồi, chẳng còn ai đỡ đần. Chỉ còn đàn chó, con heo trung thành quấn dưới chân bà. Ban đầu bà lấy mấy thanh tre, ghép với hai bánh xe đạp rồi dạy cho con heo kéo. Cái loài ủn ỉn hay ăn hay ngủ chỉ kéo được mấy bước rồi lăn ra nghỉ mệt. Bà thử buộc xe vào cổ ba con chó. Không ngờ chúng kéo chạy bon bon. “Vậy là trời còn thương, cho một kế sinh nhai, di chuyển”. Bà tự nhủ rồi chất một bao gạo, một giỏ xách đựng quần áo và di ảnh của con trai lên cỗ xe chó ấy. Cứ chó kéo xe đi trước, bà đạp xe tất tả theo sau. Người và chó đi về hướng thị xã. Ngày đi. Đêm nghỉ bên lề đường. Ròng rã gần 70 cây số đến toà án tỉnh. Người mẹ quyết tâm đòi công lý cho đứa con xấu số.

Không nhớ nổi bao lâu ăn ở vạ vật bên đường để chờ đến ngày người ta tìm ra kẻ gây tai nạn, tuyên án, người đàn bà già cỗi ấy mới cùng ba con chó lủi thủi về. Đến quê, bà tặng hết số tiền người ta đền mạng sống đứa con trai cho cô con dâu, nó cũng nghèo khó và bạc phước như bà. Còn bà, dắt mấy chú chó xuống chiếc xuồng ba lá sống một đời lênh đênh.

Cuộc đời du cư cứ buổi sớm ra đồng mò ốc, mót lúa, mót mì…, buổi chiều lại cùng mấy con chó chở những thứ vừa kiếm được ra chợ để đổi lấy thức ăn. Hàng năm trời, giấc mơ của con người ấy và mấy chú chó cũng bập bênh trên con xuồng neo ở sông Vàm Cỏ. Sau trận bệnh tưởng chết trên xuồng, bà mới mua khung chòi tre với giá bằng bốn ký thịt bò. Người ta cho dựng nhờ trên một nền đất hoang bốn mùa lộng gió bên kia sông. Vậy là bà có một nơi bình yên để treo di ảnh đứa con thân yêu.

Robinson trên đồng

Nghèo, nhiều người nghèo. Khổ, nhiều người khổ. Nhưng, con người ấy đã cho tôi cảm xúc rất lạ. Lạ từ nụ cười khanh khách trên khuôn mặt đen nhẻm đầy bùn đất. Lạ từ những giọt nước mắt lăn vội khi bỏ di ảnh con vô giỏ bàng rồi treo lên cỗ xe chó chở theo những ngả đường mưu sinh. Lạ từ chuyện lần mò trồng và chăm sóc cả một vườn khổ qua, bí đỏ, rau lang xanh mướt… để cho bà con hàng xóm ai thích ăn thì cứ hái miễn phí. Lạ từ cách mỗi ngày bà đều tìm và cắm một cành hoa tươi lên vách chòi tả tơi. Lạ đến những ngày bà nhịn đói để cho mấy chú chó được no. Lạ từ sự tự vấn bản thân khi trót làm chết mấy chú chó: “Trời! Tui già rồi, mà sao tui còn ngu hết biết vậy trời!”.

Gặp tôi, bà rớt nước mắt hai lần: lần thứ nhất nói tới con trai, lần thứ hai nhắc về mấy chú chó. Cỗ xe tam cẩu giờ chỉ còn một mình con Vàng kéo. Con chó được huấn luyện đeo tờ giấy đi chợ giúp bà cụ đã bị sợi dây quấn vào cổ chết khi thò đầu xuống sông uống nước. Con chó thứ hai từng bơi qua sông kiếm người cứu chủ nhân trong đêm bà bệnh nặng trên xuồng đã bị mấy bợm nhậu bắt trộm làm thịt.

Sau khi chèo xuồng đưa tôi qua sông, bà và con Vàng lặng lẽ quay về căn chòi le lói ánh đèn chong. Nơi ấy đêm đêm chỉ còn bà cụ và con chó ngủ còng queo trên chiếc nệm làm bằng rơm khô. Phía sau xe chúng tôi nặng trĩu mấy trái bí đỏ do chính tay bà cụ nghèo trồng và hái tặng. Dù thành phố đâu thiếu thứ rau trái gì. Dù đời sống vật chất ở vùng biên giới này chẳng dư thứ gì. Nhưng, biết đâu là giới hạn của thiếu và đủ. Thôi thì, cứ hồn nhiên cho và nhận những gì mình có – người đàn bà ít học ấy đã dạy tôi như thế!

Yến Trinh

source

http://sgtt.com.vn/Detail87.aspx?ColumnId=87&newsid=43859&fld=HTMG/2008/1125/43859

Thursday November 27, 2008 - 08:02am (EST) Permanent Link | 0 Comments
Hình ảnh Hà Nội, những ngày ngập lụt
Hình ảnh Hà Nội, những ngày ngập lụt magnify

Hình ảnh Hà Nội, những ngày ngập lụt
§ Nắng Sàigòn sưu tầm, 2/11/2008

Trang nhà | Gallery | Bật slideshow Đầu | <> [54 / 58] Sau > | Cuối
slideshow image

source

http://danchuausa.net/albums/show.php?d=81102HaNoiLut&p=53

Tuesday November 4, 2008 - 04:08am (EST) Permanent Link | 0 Comments
Nửa thế kỷ phu xe lôi
Nửa thế kỷ phu xe lôi magnify

source

http://sgtt.com.vn/Detail21.aspx?ColumnId=21&newsid=42780&fld=HTMG/2008/1102/42780

Ngày 03.11.2008 Giờ 17:40

Nửa thế kỷ phu xe lôi

Nếu phải giới thiệu với quốc tế, bác Nguyễn Thanh Sơn cũng được xếp vào giới taxi, tuy taxi này là xe lôi đạp. Tính đến nay, bác Sơn, ở thị trấn Tân Châu, An Giang, đã làm nghề đạp xe lôi gần 50 năm. Bảy mươi tuổi, với “thâm niên” từng ấy năm phu xe nhưng cái nghèo vẫn không chịu buông tha khi đôi chân đã già yếu. Năm đứa con đã khôn lớn, mỗi đứa lo cho cuộc sống riêng. Hai vợ chồng già lại tiếp tục trông chờ vào con “ngựa sắt” đã xộc xệch để sống nốt quãng đời còn lại. Ông nói ông chẳng sợ chết, chỉ sợ một ngày nào đó đôi chân không còn đạp xe được nữa…

T.A thực hiện

Xe lôi vẫn còn đất sống ở Tân Châu, An Giang, nhất là xe lôi đạp, vì giá xăng dầu, không giống như nước nổi, chỉ có lên nhanh, nhưng xuống rất chậm

Xế trưa, chỉ cần miếng bánh lót bụng

Những con dốc cầu vẫn chưa đẩy lùi ông già 70

Bác Nguyễn Thanh Sơn, 70 tuổi, chỉ sợ đôi chân rồi sẽ không còn đạp nổi, chứ nụ cười giữ khách thì còn nguyên

Yêu xe như con

Buổi chiều, với bác, cảnh êm ấm gia đình vẫn thiêng liêng nhất

Tuesday November 4, 2008 - 02:20am (EST) Permanent Link | 0 Comments

No comments:

Post a Comment