Wednesday 29 July 2009

Bánh mì VN đang chinh phục cư dân vùng Tamba Bay một cách mạnh mẽ

Bánh mì VN đang chinh phục cư dân vùng Tamba Bay một cách mạnh mẽ
Jul 29, 2009
Photo courtesy: SCOTT KEELER | Times
Photo courtesy: SCOTT KEELER | Times

Cali Today News - Cộng đồng người Việt đông đảo ở Hoa Kỳ đã mang một sản phẩm độc đáo chinh phục nhiều nơi. Đó là kiểu bánh mì kẹp thịt của người Pháp trước đây nhưng đã có cải cách theo hương vị mới.

Trong vùng Tampa Bay các nhà hàng VN cố gắng hết sức để mang những kiển bánh mì mới, đậm đà hương sắc để quyến rũ thực khách.

Thí dụ như nhà hàng Saigon Deli mở cửa từ sáng đến 5 giờ chiều, có 4 loại bánh mì chỉ có 2.99 đô la mỗi ổ, nhưng ngon nhất có lẽ là loại “tổng hợp”, theo lời anh Lê Lâm, chủ tiệm cho hay.

Bánh mì ở đây luôn nóng dòn, đi với ba tê, nhất là loại ba tê làm từ gan gà rất đậm đà, thịt nguội và phó mách. Phải có đồ chua, theo cách gọi của người Việt, và những cọng ngò trang sức rất xinh xắn và thế là bạn đã có một ổ sandwich không chê vào đâu được.

Quán Thúy Café với chủ nhân 29 tuổi Lê Thúy rất xinh đẹp có tới 10 loại bánh mì sandwich khác nhau, đặc biệt có món bánh mì ăn với bì (da heo sắc nhỏ) thật “ấn tượng”. Khách vào đây còn mê một món uống gọi là “trà Boba” với 50 hương vị khác nhau.

Nhà hàng Hòa-Lan Food, mang tên của hai vợ chồng chủ nhân, vốn có gần 30 năm kinh nghiệm nhà hàng, có vài kiểu bánh mì giò lụa xuất sắc, nhất là khi nó phải có “nước mắm VN” cho chính chủ nhân pha chế thì càng ngọt ngào hương vị.

Nguời Việt còn có một kiểu ăn bánh mì khá lạ là họ hay mua một ly “cà phê sữa đá” kèm theo. Sữa ở đây phải là loại sữa đặc có đường mới đúng điệu bầu cua. Bạn thử xem, được lắm chứ chẳng đùa.

Nguyễn Dương theo Time Food Critic
----------------------------------------------------------
source
Cali Today News

Sống mòn

Ngày 29.07.2009 Giờ 17:30

Sống mòn

SGTT - Sự quá tải của hệ thống bệnh viện Huyết học Trung ương đã làm cho cả bệnh nhân và người chăm sóc hết sức khó khăn. Người chăm sóc bệnh nhân ở các vùng quê không còn cách nào khác đành phải lích kích nồi niêu, bếp núc để nấu ăn ngay trong khuôn viên bệnh viện.

Để giảm chi phí và có thể duy trì được “cuộc chiến” mòn mỏi với bệnh ung thư máu, cách tốt nhất là họ biến nơi này thành bếp nấu ăn tập thể, nơi nghỉ ngơi và cũng là nơi để phụ tải cho các giường bệnh quá tải

Cuộc sống của người bệnh, người chăm sóc quay theo vòng quay của kim đồng hồ vào mỗi ngày mang đồ đạc bếp núc ra gốc cây nấu nướng, tối đến gói gọn cất đi

Bệnh nhân Lê Thị Thương ở Thái Bình, cũng phải ra ngoài sinh hoạt để tránh sự ngột ngạt trong giường bệnh

Hai, ba người nằm chung giường bệnh khiến nhiều bệnh nhân không chịu nổi, nên buổi trưa họ phải dọn ra ngoài sân để nghỉ chung với người nhà

Những bóng mát là nơi lý tưởng của bệnh nhân và người chăm sóc vào những ngày thời tiết nóng nực

Nơi nấu ăn cũng là bàn ăn

Bán nước sôi di động để lấy tiền duy trì công việc chăm sóc người thân

Nguyễn Tuấn – Thông Thiện thực hiện

source

http://sgtt.com.vn/Detail21.aspx?ColumnId=21&newsid=54836&fld=HTMG/2009/0729/54836

Friday 24 July 2009

Cuộc sống làng nổi trên sông Hương

Cuộc sống làng nổi trên sông Hương

Hơn 200 hộ dân đang sống trên những con thuyền lênh đênh bên dòng sông Hương (Huế).Đánh bắt tôm cá là nguồn sống chính của họ. Không có những trò chơi như trên cạn, những đứa trẻ lấy sông nước làm nguồn vui.

Cồn Hến chia sông Hương ra làm hai nhánh. Nhánh phía Đông là ranh giới giữa Vĩ Dạ và cồn Hến, nhánh phía Tây là ranh giới giữa cồn Hến và phường Phú Cát. Làng nổi khu vực 7 phường Vỹ Dạ với hơn 200 hộ dân sinh sống lênh đênh trên sông Hương (Huế).
Nghề chính của những người dân tại ốc đảo này là đánh bắt tôm, cá và mò hến.
Làng chỉ cách cầu Trường Tiền chừng 1 cây số.
Thuyền nhỏ là phương tiện chính để phụ nữ đi chợ hằng ngày.
Thuyền vừa là nơi để ở vừa làm ăn.
Bé Mị, học sinh lớp 1 trường tiểu học Phú Lưu đi học bằng thuyền do anh trai đưa đón.
Không có những trò chơi như trên cạn, những đứa trẻ nơi đây ngày ngày lấy sông nước làm nguồn vui.
Chiếc thuyền có chỗ ngủ rộng chừng 6m2 của gia đình cô Phan Thị Quảng với 10 người ở bao gồm các con, cháu. Người con trai cả của cô ngày ngày đánh chài lưới kiếm sống. Cả gia đình thu nhập chừng 50.000 đồng mỗi ngày.
Cả xóm nổi thường sống trong cảnh túng bấn, mối khi có khách du lịch ngang qua, chú bé này và nhiều người khác thường nhảy xuống bơi tới bám lấy xuồng của khách trò chuyện và xin chút tiền lẻ.
Bữa cơm trưa của một cô bé.
Giặt giũ ngay tại nơi nước bẩn với vỏ hến chất đống ven sông.
Cụ bà Võ Thị Tánh, 73 tuổi đã vài chục năm sống trên ốc đảo. Bà hy vọng những người xóm nổi được một ngày nào đó lên bờ sống trong một ngôi nhà khang trang.

Hoàng Hà

source

http://vnexpress.net/GL/Xa-hoi/2009/04/3BA0D8AC/

Bướm đêm Sài gòn

July 23, 2009

Bướm đêm Sài gòn

Nguyễn Thị Lan Anh-Việt Tribune

Một trong những tệ nạn nhức nhối của Sài Gòn là nạn mãi dâm. ‘Mãi’ tiếng Hoa có nghĩa là bán. ‘Mại’ là mua. Mãi dâm là bán dâm, Mại dâm là mua dâm. Gái bán dâm gọi là gái mãi dâm. Người mua dâm gọi là khách mại dâm. Nhưng dân Sài Gòn ngày nay dùng lẫn lộn, không phân biệt mại và mãi. Hiện nay, nghề mãi dâm và gái mãi dâm ở Sài Gòn chưa có vẻ gì là lâm vào ‘bước đường cùng’.
Bản thân người trực tiếp làm nghề và người dính dáng đến nghề không bao giờ công khai nghề nghiệp, thách thức dư luận. Ngược lại, họ thu mình, cố nhoè đi, nhỏ lại, im lìm. Ngày của họ là đêm của người thường. Đêm của họ là ngày của người thường. Trái khoáy thế, nên không khỏi thành đề tài xì xầm, ghét bỏ, xa lánh. Tìm hiểu về thế giới bướm đêm, nhiều bài viết chỉ dừng lại ở chỗ miêu tả thủ thuật hành nghề nhơ nhớp và hậu quả thảm thương của kiếp bướm, khiến người đọc có định kiến ‘hễ đã là thì ắt sẽ’

Hãy hỏi anh xe xích lô đang ngồi chờ khách này ‘biết em nào không, chỉ giùm’ sẽ được như ý. NTLA/Việt Tribune

Theo dấu bướm đêm
Nếu hỏi ở đâu có bướm đêm, không cần quá ba giây suy nghĩ, ai cũng chỉ tay ra công viên, khách sạn, bar rượu, sàn nhảy, quán cà phê, thậm chí đồn cảnh sát. Hỏi tiếp bướm đêm ở đâu, nhiều người ú ớ không biết đâu mà chỉ. Dễ ợt! Họ ở theo qui cung cầu – cứ chỗ có thóc là có bồ câu, có hoa là có bướm. Sân bay, bến xe, xóm ngoại kiều, khu du lịch nghỉ dưỡng, công trường xây dựng, khu công nghiệp, ký túc xá, doanh trại quân đội chính là nơi lý tưởng cho ‘chị em ta’ lượn lờ. Chập tối thả ra đường, đứng tựa gốc cây, thấy ai cũng mời ‘đi chơi không anh’ là hàng đứng, hàng dạt. Hàng di động đỡ hơn. Gọi thế vì chúng ‘đi săn’ bằng xe tay ga. Mặc váy ngắn, áo hai dây, mắt mũi lúng liếng. Gặp con mồi, áp xe sát ngay, nháy mắt, hất mặt khiêu khích. Một cái gật đầu, lập tức cửa các hotel thuê giờ mở rộng. ‘Tàu nhanh’ một trăm ngàn đồng một chuyến. ‘Tàu suốt’ gấp ba. So với giá tô phở ba chục ngàn đồng thì giá tàu bè như thế, chẳng có gì quá đáng.

Một địa chỉ quen thuộc của giới chị em ta thuộc quận Tân Bình.

Trong vai chờ lãnh hàng sân bay kẻ viết bài tấp vào khách sạn K.T, đường Núi Thành- Tân Bình hỏi nghỉ lại. Trả 70.000 đồng, để có hai tiếng đồng hồ rình đếm khách ra vào. Gần mười cặp! Toàn các ông trung niên, ăn mặc lè phè, đi cùng các em ‘đồi núi chập chùng’. Cô tiếp tân chỉ thu vài tấm căn cước chiếu lệ vì ‘quen mà’. Trên đường Nguyễn Thái Bình, Hoàng văn Thụ cũng nhiều hotel theo giờ trong đường vắng, hẻm sâu, nơi khách lái xe vào cửa chính và ra về bằng cửa hậu, cửa luồn. Chủ một hotel là chỗ quen biết cho hay ‘Bây giờ vậy cả. Bà đừng ngạc nhiên. Buổi trưa, được nghỉ hai tiếng đồng hồ. Về thì xa, lại kẹt đường. Ở lại, ăn xong kiếm chỗ ngả lưng có máy lạnh, rủ thêm một con nằm chơi. Tổng cộng tiền gái tiền phòng hết có 10 đôla’. Chuyện ‘ở lại, nằm chơi’của đàn ông, và chuyện đi shopping, đi spa của đàn bà trong những giờ nghỉ trưa công sở, hiện đang chảy như một dòng sông ngầm ở Sài Gòn- Hà Nội. Cuốn trôi cái gì, làm xói lở cái gì, là chuyện hậu xét.

Sào huyệt bướm đêm
Ông Hùng Gấu đường Hậu Giang, gọi ông là Hùng Gấu vì cái dáng to bè, nặng gần một tạ, nhìn phía sau khá giống gấu ngựa của ông, có thâm niên gần 20 năm trong nghề cho thuê nhà, khởi đầu từ vài căn phòng cấp bốn, nay lên được hai chục ‘chuồng gà công nghiệp’, diện tích mỗi ‘chuồng’ 24 mét vuông, ba triệu một tháng. Về ‘bọn ấy’ ông Hùng kể cả ngày không hết chuyện. Theo ông, chỉ nhìn thoáng qua là biết, rất ít khi lầm. Thứ nhất, chúng nó không thuê một mình mà thường hai ba đứa cùng thuê. Đồ đạc chỉ quần áo, thêm cái đệm, cái đầu máy, cái tivi, ít khi lỉnh kỉnh nồi niêu, sách vở. Thứ hai, ban ngày đóng cửa im ỉm ngủ, đêm mới mò đi, một hai giờ sáng về, quần áo cũn cỡn, phấn son loè loẹt. Thứ ba, không ở lâu, chỉ vài tháng là biến.
Cùng nghiệp chủ nhà trọ như ông Hùng là anh Chí đường Hồng Hà, bà Hai Lùn, chị Ngọc Thạch đường Giải Phóng, người đang phục vụ trong quân đội, người đã nghỉ hưu, người có chồng con làm trong sân bay. Những người này được cơ quan phân đất, lấy cất nhà, ngăn phòng cho thuê. Chị Thạch nói thản nhiên ‘chả có gì phải giấu. Đây ai cũng vậy. Lương là cái rơm cái rác, không bõ tính. Cái chính là khoản cho thuê nhà, thuê phòng. Chục triệu, vài chục triệu là thường. Người Hàn Quốc thuê nguyên nhà. Người Việt thuê phòng. Thường là cán bộ sân bay, viên chức công ty ngoại quốc, và bọn làm gái, hoặc gái bao thuê. Bọn làm gái tiếng là xấu xa, nhưng lại biết luật ‘đĩ chín phương, chừa một phương để ở’. Cho chúng thuê nhà thì yên tâm vì con trai mình, chồng mình, nói chung là ‘mỡ’ nhà mình, chúng nó không ăn. Khốn nạn nhất là mấy thằng dân phòng. Đêm hôm, chúng nó đi làm về ngang, hay bị bọn này gọi vào chốt gác đòi ‘kiểm tra giấy tờ’miễn phí’.

Nỗi niềm bướm đêm
Nhiều năm tìm hiểu đối tượng bướm đêm Sài Gòn, kẻ viết bài làm chứng những điều chủ nhà trọ nhận xét về ‘chị em ta’ là đúng. Sẽ vô ích nếu cố đi tìm một thống kê chính xác về nghề ‘sống làm vợ khắp người ta’. Con số vài trăm ngàn gái mãi dâm mà các cơ quan hữu quan đưa ra, chỉ có tính chất tham khảo. Nguồn gái chủ yếu từ các tỉnh Tây Nam Bộ, trong các gia đình đông con, dầy nợ. Hầu hết các em học chỉ hết cấp 1 cấp 2 là phải nghỉ, bước một bước từ ruộng lầy lên vũng lầy. Ở nơi hành nghề, các em phải làm những gì để có tiền, khuất mắt trông coi, miễn bàn. Chỉ biết, dưới mắt các bà hàng xóm láng giềng nơi tạm trú, tùy lúc, tùy chuyện mà các em bị họ phê ‘dữ như quỉ, hỗn như gấu, ăn hàng như mỏ khoét, xảo quyệt như chồn cáo, lười như hủi, ngu như chó’
Những lời ‘sở thú’ nọ, không hoàn toàn oan Thị Kính. Nhưng nói của đáng tội làm sao các em sắc sảo khôn ngoan được khi mới mấy cái tuổi ranh, chân ướt chân ráo lên Sài Gòn, thấy cái gì cũng đẹp cũng lạ, thấy ai cũng ngọt ngào xởi lởi. Làm sao các em hiền hậu, đoan trang được khi đồng tiền mồ hôi nước mắt nhanh chóng bị chủ nhà trọ, bọn dắt mối, cho vay lãi, thậm chí cha mẹ, anh em, chồng con xâu xé bằng hết… Quá nhiều tâm sự bế tắc chán chường của các em kể cho kẻ viết bài nghe kèm theo tấm áo lật lên ‘cho cô coi tụi nó ác cỡ nào’. Thuốc lá rít liên miên. Môi mím chặt, nước mắt ứa lặng lẽ. Em Hải Đường, một bướm đêm khá xinh, tuổi chỉ đáng con kẻ viết bài, ‘thở ra’ thứ triết lý nặng trịch, buồn tênh, rằng ‘Ban ngày, trước mặt dân, trước mặt vợ, trước mặt tín đồ... làm ra vẻ đàng hoàng, đạo đức nhưng ban đêm, với mình, thì... Bởi vậy, đời này, đừng tin thằng nào. Càng dạy đời, càng vỗ ngực ta đây thì càng khốn nạn’. Không hiểu sao thông điệp, triết lý, và tín điều của các em khá giống nhau, dù không bao giờ có phương tiện để ‘toàn ngành’ phổ biến, trao đổi, học tập kinh nghiệm rộng rãi.
Tất cả bướm đêm, lúc ban sơ không em nào ngờ mình sẽ ‘hóa bướm’. Và khi thành bướm, cũng không em nào muốn trụ lại với nghề mà đều mong ‘ráng vài năm, kiếm mớ vốn về quê sửa lại nhà, bán tạp hóa, chờ Việt kiều’. Có lẽ vì thế mà các em rất hay coi bói, từ tử vi, bói bài, bói tay để hỏi chuyện làm ăn, chồng con, hậu vận giầu nghèo… Tiền ‘nuôi’ thầy bói và những hình thức mê tín khác (chuộc ngải, làm bùa yêu, ếm tình địch,...) không hề nhỏ. Chưa kể tiền ăn hàng, tiền sắm sửa, thuốc men, đóng hụi chết hụi sống cộng hết lại, bèo nhất ba trăm đô một tháng. Để có ba trăm đô, các bướm phải bay cật lực. Thanh Tina, kẻ viết bài làm quen khi đến quán Cõi Riêng đường Nguyễn Trọng Tuyển thấy em một mình ngồi buồn trong góc. Thanh Tina thuộc típ ‘miễn quanh co’. Cô khai tuồn tuột: hai mươi sáu tuổi đời, sáu năm thờ thần Bạch Mi làm tổ nghiệp, từng bay đủ ‘bốn vùng chiến thuật’ – Chợ lớn với mấy ông Ba tầu, Xa cảng miền Tây với thương lái gạo, trái cây. Xa lộ Biên Hòa, Thủ Đức ‘đón lõng’ chuyên gia Đài Loan trong khu chế xuất.. và bây giờ, tới sân bay Tân Sơn Nhất.
Một nhóm nữ khác, tạm trú ở khu phố 6 phường 4 (lúc đầu xưng là sinh viên mới ra trường, sau mới biết là hồ ly tinh thứ dữ), không ‘rình mồi’ trong quán cà phê như Thanh Tina mà chọn sân tennis, lớp học Anh văn cấp tốc, câu lạc bộ dưỡng sinh, khiêu vũ dành cho người lớn tuổi. Con mồi lý tưởng của các cô là mấy cha nội ‘gia ma ha’ (già mà ham) thừa tiền, thích vui vẻ. Trụ sở ‘tiếp khách’ là các hotel thuê theo giờ.
Cao cấp hơn, tới các nàng Kiều đội lốt thông dịch viên, nhân viên công ty, người mẫu. Các Kiều này có thể ngồi xe hơi ‘đi công tác với xếp’vài ngày hay đóng cửa mở nhạc lớn, tiếp khách nước ngoài, khách Việt kiều tại phòng vài tiếng đồng hồ. Cung cách, phong thái tỏ ra ‘hơn đời một bậc’. Đi đâu mặt mũi cũng lạnh lùng, kênh kiệu, để rớt lại phía sau mùi nước hoa Tresoir thơm chua chát. ‘Tiêu chuẩn phấn đấu’ của Kiều nhi hạng sang, nói cho cùng, cũng là tiêu chuẩn ‘bốn không mắc’ của ‘toàn ngành’ – không để mắc bệnh, mắc nghiện, mắc nợ và mắc bầu. Còn mắc tai tiếng thì ‘kệ mẹ nó, nghe riết quen’. Quen ư? Chưa chắc! Khu mạng nhện đường Nguyễn Thái Sơn vẫn còn đang hào hứng về trận ‘song ca’ miễn phí kia. Chẳng là buổi sáng Chủ nhật, nằm trong nhà nghe tiếng chửi eo óc ‘đứa mô ăn sẵn nằm ngửa, lười nhác, vứt rác cửa nhà tau’ của mệ Huế hàng xóm, ‘bướm’ Nguyệt nằm im cố nhịn. Nhưng vừa lọt tai chữ ‘đĩ’ là cô mở cửa lập tức. Ai cũng ngạc nhiên vì Nguyệt ngày thường sống như chiếc bóng, bây giờ lồng lộn, dữ tợn. Cô gào ‘Đĩ thì đã làm sao! Đĩ cũng phải đổ mồ hôi, chứ đâu ăn cướp không của ai. Chửi đĩ công khai, còn đĩ lậu có chồng mà đi ngủ với trăm thằng đổi lấy cái này cái nọ. Mấy con đó dám chửi không?’
Ngày xưa dân chơi Sài Gòn tìm tới Ngã ba Chú Ía, Ngã năm Chuồng Chó, Ngã ba Vườn Lài, Ngã tư Quốc tế để ‘đốt tiền mua vội một đêm vui’. Còn ngày nay, hoạt động của các ngả ba ngã tư ngã năm nọ, chỉ còn trong thực tế chứ không có trong bất kỳ một bản báo cáo của cấp nào, ngành nào. Nghịch lý ở chỗ trong khi xã hội coi mãi dâm là một tệ nạn cần loại bỏ, người dân coi chuyện mua bán dâm là phi đạo đức, thì ngoài đời, mãi dâm và những hoạt động ‘cận mãi dâm’ lại là nhu cầu có thực của ‘phân nửa thế giới không phải đàn bà’. Lúc này lúc khác, vì lý do này lý do khác, trong điều kiện này điều kiện khác, chuyện mèo ăn mỡ, mỡ ăn mèo…vẫn đầy ra. Cho nên, ai bắt cứ bắt, ai chơi cứ chơi, thậm chí có người vừa chống vừa chơi, chống tay này, chơi tay kia. Còn bướm Sài Gòn, vẫn đêm đêm cần mẫn săn mồi.. [NTLA]

source

Nguyễn Thị Lan Anh-Việt Tribune

“Quán di sản Sài Gòn”

Ngày 24.07.2009 Giờ 16:44

Tan văn

“Quán di sản Sài Gòn”

Quầy pha chế cà phê của “quán di sản Sài Gòn”

SGTT - Sinh thời, nhà văn Sơn Nam mà chúng tôi vẫn gọi thân mật là “Ông già Nam bộ”, thường nói chuyện về Sài Gòn thuở xưa

Tại một quán cà phê nhỏ ở đường Nguyễn Huệ, ông nói về cây cối ở đường phố Sài Gòn: “Hồi đó trong cái bồn dài suốt đại lộ Nguyễn Huệ chia hai lối xe cộ qua lại, trồng một hàng cây thông rất đẹp, thứ thông gốc từ Ý Đại Lợi. Sau đó tự nhiên thông khô héo, chết hết... Có người biểu do bị ảnh hưởng thuốc khai quang từ vùng Cần Giờ, gió thổi vô làm chết. Nhưng khó tin, sao chỉ có hàng cây thông này bị ảnh hưởng mà chết?... Ở vùng Phú Thọ trường đua (quận 11) có những hàng cây caroubier, tiếng dân dã kêu là cây “dái ngựa”. Một số cây dái ngựa còn sót lại bây giờ, thiệt là quý, một trong những di sản của Sài Gòn…”

Mới đây, chúng tôi chú ý một cái quán ám khói ở số 519 đường Âu Cơ, quận Tân Phú, chợt nhớ “Ông già Nam bộ”. Đây chính là cái quán cà phê bình dân điển hình của Sài Gòn ngày trước mà ông đã từng nói. “Ông già Nam bộ” quen biết chủ quán từ những năm 1960, khi đó vùng này còn hoang sơ, cái quán lập nên trên con đường Âu Cơ còn như một con đường làng quê. Chúng tôi kêu ly cà phê nóng, được mang ra một ly rất nhỏ, hệt ly “xây chừng” trong “tiệm cà phê các chú” của người Hoa. Có cái dĩa sành dưới cái ly, nếu vội thì đổ cà phê ra dĩa cho mau bớt nóng để uống. Quán mở ra hai phía. Nơi pha chế cà phê ở khoảng giữa quán, sát phía cửa hông, nhìn ra con hẻm. Một bệ xây thấp, trên đó pha chế cà phê vợt, cũng gọi là cà phê bít-tất, cà phê vớ. Cái bàn phía sau bệ xây, để một dãy ly cao thấp, toàn là loại ly thuỷ tinh nội địa. Gần đó là quầy tính tiền. Khoảng tường sát quầy tính tiền, ghi tên và số tiền người uống thiếu, tức uống “ghi sổ”. Mặt bàn gỗ bọc nhôm, ten lên đen sì. Những chiếc ghế đẩu (không có tựa lưng), gỗ chắc nịch, lên nước màu nâu sẫm bóng ngời, loại ghế này bây giờ ít thấy. Trần nhà bằng nhựa lâu năm, điểm khói bụi từng chấm chi chít như nền một bức tranh của danh hoạ Seurat, với thủ pháp “điểm hoạ”. Chủ quán qua đời đã vài năm, hai cô con gái luân phiên đứng quán 24/24 giờ. Quán luôn đông khách, những ông già, người lao động nghèo, rảnh rỗi ngồi uống cà phê với giá rẻ mạt lại có nơi ngồi lâu để chuyện trò vui vẻ, vừa thưởng thức “cà phê bít-tất” vừa góp phần vào hoạt cảnh sống động của thành phố. Nhìn qua cửa hông, những chiếc vợt chế cà phê phơi treo trên tấm rào sắt nhà đầu ngõ, cũng là căn nhà của gia đình chủ quán. Liền nhớ không khí “tiệm cà phê các chú” của người Hoa ở Sài Gòn. Nhà văn Bình Nguyên Lộc ưa cả sự dơ bẩn trên vách tường, bảo đó là một đặc tính không thể thiếu của tiệm-cà-phê-các-chú, tương tự cái trần ám khói của quán cà phê vợt này. “Ông già Nam bộ” cũng ưa tiệm cà-phê-các-chú, và ông nói Sài Gòn vẫn có nhiều tiệm-cà-phê-các-chú, còn quán cà phê vợt ở đường Âu Cơ, nay mặc nhiên thuộc loại “di sản” hiếm quý, dân Sài Gòn nên bảo tồn.

Nguyễn Đạt

source

http://sgtt.com.vn/Detail46.aspx?ColumnId=46&newsid=54593&fld=HTMG/2009/0723/54593

Sunday 19 July 2009

Thú quê Cá Lóc Nướng Trui

Thú quê Cá Lóc Nướng Trui
Lê Bình, Jul 19, 2009

Cali Today News - Khi tôi bước vô nhà đã đánh hơi được mùi cá nướng ở nhà sau đưa lên. Cái mùi quen thuộc đó không thể nào quên được… nó có mùi cháy khét, mùi thơm thơm… và khi đánh hơì được cái mùi quen thuộc đó, con người ta hay liên tưởng đến các thứ gia vị đi với nó như khế chua, chuối chát, điển điển, kèo nèo… đến cái ly xây chừng và cái bao tử tự nó phát thèm, nó ra lịnh cho cái “trái kế” trên cần cổ chạy lên chạy xuống, nước miếng ứa ra trong miệng. Thiệt là mắc cở hết sức cho cái đồ ham ăn ham uống.

- Anh Tư ơi! Anh Tư à! Anh làm cái giống gì ở trỏng vậy anh Tư.

Cả đám bạn già của ông Tư lên tiếng réo ông. Từ sân nhà sau, ông Tư chậm rải lên tiếng, cái giọng ồ ồ, nhừa nhựa nghe mà phát ghét.

- Đứa nào đó bay. Dzô đây luôn, đi ra sau nầy luôn đi.

- Ủa! Anh lui cui mần cái gì đó anh Tư. Tụi tui mua đủ đồ tế nhuyển rồi nè.

- Té ra là mấy đứa, tao cứ tưởng là khách lạ nào tới chơi. Ừa, thì cứ để đó cái đã.

Cả nhóm bạn xề xuống mấy chiếc ghế thấp bên cạnh chiếc bàn nhỏ gần đống lửa còn nghi ngút khói.

- Anh nướng cá chớ gì. Tụi này đánh hơi được rồi.

- Mà sao chú Tư hổng bỏ vô lò cho nó tiện, hoặc giả cuộn giấy bạc lại cho lên cái vĩ nầy có phải là tiện hơn không.

Tiếng bàn tán, người nói thế nầy người bàn thế khác. Chờ cho đám đông ồn ào lắng xuống, ông Tư mới thủng thỉnh mần cho một hơi:

- Ông bà mình có nói “biết thì thưa thì thốt, không biết dựa cột mà nghe” Mấy đứa trẻ như vầy có thể còn hổng biết, chớ cái đám già chát mà còn ý kiến ý cò….thì tui hết biết cho các cha luôn…Biết tui mần cái món gì đó hông mà nói?

- Thì cá lóc nướng chớ gì đó.

- Cá lóc nướng…ừ, nhưng mà coi cho kỷ đi.

- Cá lóc nướng trui đó mấy ông anh ơi. Anh Tư ảnh đãi tụi mình bữa nay món cá lóc nướng trui đó bà con ơi.

- Cái thằng Mười mầy còn nhớ.

- Thì nhìn đống rơm còn nghi ngút khói là biết liền hà.

- Nhưng mà nè, cá lóc đâu mà ông nướng dzậy ông?


Ở miền Tây Nam Kỳ Lục Tỉnh trong thời gian đầu tiên, hơn 300 năm về trước, giữa vùng đất hoang vu, những người đi khai hoang lập ấp, đi tìm đất sống, họ phải sống giữa thiên nhiên, sống không có tiện nghi ổn định, chiếc nóp cái rựa, chiếc xuồng… đời sống còn tùy thuộc vào môi trường, thực phẩm ăn uống tùy thuộc vào hoàn cảnh… nướng là phương cách dễ nhất, phù hợp nhất với cuộc sống thời khai hoang. Miền Nam sông, rạch, kinh, mương, chằng chịt và cá là loại thực phẩm dễ kiếm nhất… cá nướng là món ăn thường ngày. Qua nhiều kinh ngiệm, món cá lóc nướng… trui đã trở thành “truyền thống”. Từ đó, cá lóc nướng trui, món ăn dân dã của người Nam Kỳ. Từ cách nướng, loại cá dùng để nướng đã hình thành một món ăn đặc thù thời khai hoang lập ấp Nam Bộ… Ai đã từng thưởng thức một lần cá lóc nướng trui cũng đều nghe dư vị thơm ngon và tính hoang dã còn thoang thoảng trong khứu giác.

Vùng đất Nam Kỳ ruộng lúa mênh mông, sông ngòi chằng chịt là nơi sinh sôi của bao nhiêu là tôm cá. Nhắc đến cá, miền Tây Lục Tỉnh cũng có loài cá rất kỳ lạ đó là cá Cháy. Cá Cháy chỉ sinh sôi nẩy nở ở ngay khúc sông Hậu Giang giáp ranh giữa Trà Ôn (Vĩnh Long) và Cầu Kè (Vĩnh Bình). Tuy mang tên là cá Cháy nhưng cá có màu trắng, loại cá nầy chỉ có trước và sau Tết Nguyên Đán khi sương mù sa xuống là cá Cháy nổi lên mặt nước đớp khí trời, ăn sương. Điểm đặc biệt là khi bắt cá lên khỏi mặt nước là chết ngay. Thịt của cá dai, mềm, và rất bổ. Nhiều người cho rằng cá được hấp thụ sương khí của đất trời nên ăn cá cháy cũng như được hấp thụ tinh khí của đất trời nên rất bổ.

Ở miền Nam có con cá, mà hể nói đến cá phải kể đến con mắm cho đủ bộ. Mắm có nhiều loại: Mắm lóc, mắm trê, mắm sặc, mắm linh, mắm ruột... và cách pha chế làm món ăn rất nhiều cách: ăn sống hoặc kho. Ăn mắm sống là xé con mắm lóc hoặc mắm trê, mắm sặc, mắm linh ra thành từng miếng nhỏ, trộn với chanh, đường, tỏi, ớt. Khi ăn phải có rau: chuối chát, khế chua và một vài loại rau thơm, rau đồng. Còn món mắm kho thì kho chung với cá, mực, tôm và thịt ba rọi, ăn kèm với các loại rau đồng ... Các loại mắm, ngoài làm bằng cá đồng, còn được làm bằng cá biển và đặc biệt là mắm tép và mắm ba khía. Mỗi món mắm đều có một hương vị riêng, và món nào cũng ngon lành, hấp dẫn. Tuy nhiên, mấy ông-bà có máu… cao xin phép đứng ngó mà thèm chảy nước miếng.

Ngoài con cá, con mắm, Nam Kỳ còn có các món từ con cá con mắm: Canh chua, cá kho tộ và nhiều món khô hấp dẫn như: Khô lóc, khô bổi, tôm khô, khô sặc, khô cá kèo..v.v. Toàn là món ăn dân dã, nhà quê nhưng làm nên nét đặc thù Nam Bộ.
Con cá, ngoài những thức ăn, món nấu… còn có bộ lòng cá rất đặc biệt… và dường như chỉ xảy ra ở Nam Kỳ Lục Tỉnh, ở cái đám dân quê hào sảng, uống đế như uống nước lạnh.


Bộ lòng cá không chỉ vì có vị ngon và bổ mà còn có cái thích thú là khi nhai lòng cá không cứng như lòng bò, không dai như lòng heo, không mềm và nát như lòng gà, lòng vịt... Nhai bao tử cá nghe sần sật, tim cá vừa cứng vừa mềm, bong bóng cá, ruột cá thì dẻo dẻo, dai dai, ăn miếng gan cá, trứng cá thì có vị bùi bùi, beo béo, hơi nhân nhẩn đắng đắng.

Ở miền Nam, món mắm ruột phải nói là món ăn tuyệt cú mèo, chỉ có nhà chủ vựa mắm mới có mà ăn. Ruột cá ở đây là ruột cá lóc... Mắm ruột có mùi vị đặc biệt khác hẳn các loại mắm khác. Khi ăn trộn với đu đủ, thính…v.v. Khi ăn thì ăn với rau sống, dưa leo, chuối chát, khế chua...

Ông Tư cười:

- Chiện đó để tính sau. Bây giờ như vầy…số là tui có đọc được đâu đó cái bài báo nói về món cá lóc nướng trui. Ổng chỉ người ta cái gì cũng đúng hết trơn, chỉ có điều sau khi làm xong mọi chiện, ông bày rằng gát con cá trên hai cục gạch, cục đất gì đó và nướng. Chèn ơi, nướng như vậy có khác gì nướng “ba-bi-cu” nướng thịt nướng cá…Cá lóc nướng trui, để có món ngon trứ danh này, đầu tiên người ta chọn những con cá lóc bự còn sống, hổng đánh vảy, lấy cây tre, cây sậy… xiên qua từ miệng đến đuôi con cá, cắm đầu nó xuống hơi nghiêng nghiêng chừng 45 độ. Chi vậy? để cho máu cá chảy ra không còn mùi tanh. Cái bí quyết là ở chỗ này nghen mấy ông, sau đó phủ rơm kín và châm mồi lửa. Ngọn lửa cháy phừng phừng-lửa rơm mà, nó sẽ cháy xém bên ngoài, chín thịt bên trong. Ông Tư cười “hà… hà”. Thôi bây giờ làm thử một miếng coi nó ra làm sao.

Mọi người xé miếng cá, thịt cá trắng đục đục như miếng cơm dừa, có trét mỡ hành, nhón một nhúm rau và chấm vô dĩa muối ớt đỏ au. Bỏ vô miệng nhai rau ráu, thịt cá thơm thơm, rau chua, rau chát, rau thơm… hương vị lạ lùng. Ngửa cổ nốc cạn một ly whisky… khà một tiếng. Đã!

Ông Tư có vẻ thích thú.

- Sao. Ông thấy nó làm sao? Đã hông?

- Nói anh Tư đừng giận… nó lạc phèo phèo hà. Anh còn chơi mỡ hành….giống như ăn chem chép nướng.

- Bậy nà. Giống sao được mà giống chú Mười. Mùi cá mà… nhưng nói nào ngay… Thôi, lát nữa tui sẽ nói. Bây giờ kể tiếp nha.

Trong khi khi con cá nằm trong đống lửa hỏa hào, đi kiếm mớ rau…rau thơm nè, chuối chát, khế xanh, dưa leo, kèo nèo, lá chua, đọt ổi, ớt hiểm, bắp chuối, rau đồng như bông súng, bông so đũa, rau nhút, lá xoài, lá cóc, lá chùm ruột...

Cá chín, cạo sơ lớp vảy cá bên ngoài, lấy đôi đủa hoặc cây dẹp dẹp xẻ con cá ra, thịt cá trắng như bông bưởi, thơm phưng phức. Khi ăn, không cần chén đũa nha, chỉ dùng tay xé từng miếng thịt, chấm ăn với muối hột…các bạn sẽ cảm nhận được hương vị đồng quê đậm đà mùi hoang dã.

Ăn cá lóc nướng trui là ăn bằng cả 4 giác quan: Khứu giác, thị giác, thính giác, và vị giác: Ăn bằng mắt, tai và ăn bằng mũi cuối cùng mới ăn bằng miệng.

Ăn như vậy mới đã, mới là biết ăn. Bắt đầu từ lúc chuẩn bị con cá, đốt đống rơm, mùi thơm rơm, mùi cá cháy xèo xèo, vừa hương thơm, vừa khen khét, tiếng lửa cháy lốp bốp, hỏa hào…hương thơm làm cho dịch vị tiết ra, con mắt thấy, lỗ tai nghe…con tì con vị, cường toan, nước miếng ứa ra tận chưn răng…tất cả sẵn sàng cho đến khi trải lá chuối lên bờ đìa, bờ ruộng giữa mênh mông đất trời ...hỏi có thú nào hơn nữa chớ? Nhưng khoan cái đã, thủng thỉnh từ từ…đừng có mà sớn sát nghen hông. Ở miệt ruộng tuy là không có được như ở chợ, thị thiềng văn minh ăn học, nhưng khi ngồi vào mâm nhứt là khi ăn cá lóc có món ruột cá thì phải dành cho các cụ cao niên. Các chú, các anh... trẻ tuổi mà vội nhúng đũa vào trước là vô phép nghen hông.

Mà đã nói đến ăn cá, phải kể luôn cái thú tát đìa. Tát đìa bắt cá đem nướng trui ăn liền ngay trên bờ mẫu Tát đìa thường do đám trai tráng lực điền phụ trách. Sau khi rút nước, xả đìa, đến khi nước gần cạn cứ dùng gàu mà tát nước. Khi nước cạn, nào trê, rô, chạch, lóc cố chúi sâu xuống lớp bùn để trốn. Cá lóc là loại cá khi chết không bao giờ nổi lên trên mặt nước. Nó chùi mình xuống bùn và chết dưới đó, khi đã nổi lên thì cá đã sình. Những con cá lóc chết nổi trên bờ ao mặt ruộng…những con cá lóc này muốn ăn nó cũng được, nhưng phải biết cách chế biến. Đơn giản nhứt là lấy bẹ chuối, bọc cá đốt đống rơm lùi cá vào trong lửa, đến khi nào bẹ chuối cháy hết xém đến vảy cá, bóc lớp da cháy bên ngoài, thịt cá có thể ăn được. Chất chát của bẹ chuối đã khử mùi hôi, thấm vào thịt. Ăn với rau đồng như ray nhút, lá chua, điên điển, đọt ổi, đinh lăng….kèm theo vài xây chừng “Gò Đen”.

Dân Nam Kỳ mê cá lóc nướng trui là phải. Tưởng tượng một chút như vầy: Sau khi tát đìa xong, chiều đã xuống, ánh nắng trốn sau rặng trâm bầu, tất cả cùng ngồi xếp bằng quây quần bên “mâm” cá lóc nướng trui nóng hổi, bẻ ngang cái đầu cá có dính theo bộ ruột cá còn óng ánh mỡ mời bậc trưởng thượng, đàn anh. Đám đàn ông, con trai mình trần trùng trục, lưng hùm vai gấu, ngồi nước lụt chung quanh rồi cùng nâng ly “xây chừng” rượu đế, ực một hơi, khà một cái. Đã thiệt! Vậy là bữa ăn bắt đầu “ì xèo”. Bốc miếng cá còn vương những sợi khói, cuốn với rau, chấm vào nước mắm me hoặc muối ớt cho vào miệng. Thơm! Chà, thơm quá. Mùi thơm của nướng, vị ngọt béo của cá quyện lẫn trong các loại rau đồng. Vị chua, vị chát, vị thơm, vị cay. Nhai thật chậm hay ngậm mà nghe như cảm được bao nhiêu hương đồng cỏ nội ruộng vườn ngấm tận kẻ răng, qua tì qua vị, đến tận ruột gan. Cả đất trời, sông nước thu gọn trong một miếng ăn dân dã.

Cho dù ở bất cứ nơi nào, hương vị cá lóc nướng trui vẫn mãi là món ăn đậm đà hồn quê tình nước mà người dân đất Nam Kỳ luôn lưu giữ trong tâm khảm của mình.
Vùng đất Nam bộ nói chung và các tỉnh nói riêng: Châu Đốc, Trà Vinh, Vĩnh Long, Sa Đéc, Cà mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Long An, Gò Công, Vũng Tàu, Tây Ninh, Đức Hòa, Hậu Nghĩa….dù ở miệt vườn hay miệt dưới, mỗi miền đều có nhiều món ăn đậm đà hương vị đồng quê. Những món ăn được chế biến không cầu kỳ, rẻ tiền, dễ làm, dễ kiếm…dường như có sẵn trong đất trong nước trên cây…nhưng nếu ai đó được một lần nếm thử thì không sao quên được. Đặc biệt đối với những người Nam Kỳ Lục Tỉnh, đi xa thì cái hương vị đồng quê ấy sẽ bám theo suốt cả một đời, đó là các món mắm, canh chua, cá kho tộ, khô và khó quên nhứt hết thảy là món cá lóc nướng trui.

Ông Mười cái mặt đã đỏ, hai mắt hơi lim dim, giọng điệu coi mòi hơi đã. Ông lè nhè:

- Anh Tư nè, nói anh nghe….hổng lẽ bữa nay anh mời tụi tui lại đây để nghe anh quảng cáo ba cái món mà tụi này ăn từ hồi còn cởi truồng tắm sông?

Ông Tư cười “hè hè”:

- Đâu có dám múa rìu trước cửa Lỗ Ban chú Mười. Nói tình thiệt là tui thèm…bạn. Hổng có bạn bè đến nghe thì tui nói với ai? Trong nhà thì sắp nhỏ nó Mỹ hóa hết trơn hết trụi rồi, ở ngoài đường ngoài ngõ thì hổng ai chịu nghe ai.

- Vậy chớ anh tính nói cái gì?

- Thì cũng đâu có chuyện gì quan trọng đâu. Mình thì gần đất xa trời, chỉ mong cho con cháu nó nên người, rồi nó biết hãnh diện là người Việt nam…

- Úi cha! Tưởng cái chuyện gì …ba cái chiện đó hả. “Đời cua thì cua máy, đời cáy thì cáy đào”. Anh có biết không…như cái chuyện khẩn hoang, cái chuyện dân mình đến cái đầt Nam Kỳ bây giờ đó. Cây giá, cây mắm chẳng nên cái tích sự gì, chẳng làm gỗ mà cũng hổng cho trái…chết già chết rục. Nhưng cây mắm ngã xuống làm đất, làm cọc chận cho phù sa không trôi ra biển, rồi mùa một mùa hai….cây tràm, cây đước nó mọc lên bám rể, nó giữ phù sa đất thuộc sau một vài đời sẽ có cây xoài, cây mận, cây cam…

- Thôi bỏ đi cái chuyện đó. Tui hỏi thiệt anh Tư nè. Anh mua cá lóc ở đâu ra vậy.

Ông Tư cười:

- Mua ở đâu hả? Ra ngoài chợ kia cà, cá đông lạnh đó. Mèn ơi, không có bông tươi thì mình dùng đỡ bông khô… bởi vậy khi tui nướng tui phải “tha” (thoa) mỡ hành cho nó bán mùi… tanh tanh. Tui làm là muốn chỉ cái cách làm cho mấy đứa con đứa cháu nhà tui nó biết. Dù sao, thì chưn tui đã dính phèn, có chà có rữa, có xịt dầu thơm… có đi mỹ viện “highlight” thì da tui vẫn là da Việt, chưn tui là chưn Việt. Tui dẵm nát đất sình Đồng Tháp Mười, uống muốn cạn Vàm Cỏ Đông….thì làm sao tui khác hơn được anh ơi. Tui học được của ông kia cái câu này “Ở đâu có đồng bào tôi, ở đó là quê hương của tôi”. Nếu không như vậy làm sao có phố Việt, quán ăn Việt, trường tiếng Việt, bác sĩ Việt…v.v. Các anh không thể nào xa cái cộng đồng Việt, cái Góc Việt nầy được đâu. Đừng có làm tàng, làm phách. Nếu có ngon thì hãy đi chỗ khác đi. Cây mắm, cây giá, tràm, đước…sần sùi, chịu nắng chịu phèn nhưng cho bông thơm, mật ngọt đó mấy ông ơi.
Ông Tư hừng chí nói quá trời là nói. Đến cái miệng của ông Mười “chanh chách, chanh chách” mà cũng im re.

Buổi tối đã lên đèn. Đống rơm “lúa mạch” được gom vô chiêc thùng sắt đang cháy phừng phừng hắt ánh lửa trên căn nhà mát, soi rõ những người bạn đang ngồi gần nhau. Những chiếc ly vẫn còn chút ngấn rượu cuối cùng. Họ cùng nâng ly.

- Vô cái cho ngọt coi. Hổng có đắp mô nghen. “Thượng điền tích thủy hạ điền khang”.

Một ông nào đó chêm vô: “Ruộng trên chứa nước ruộng dưới khô rang”

Họ cùng cất tiếng cười sảng khoái.
SOURCE
Cail Today News

Tuesday 14 July 2009

Đời cát

Ngày 15.07.2009 Giờ 08:41

Đời cát

SGTT - Vẫn còn nhiều cơ hội để những người làm nghề buôn cát lên thành phố bằng đường sông. Cát từ Bến Tre lên đến Sài Gòn, giá mua đi là 5.000đ/khối, bán lại là 6.300đ/khối. Lên đến Sài Gòn những con tàu 800 khối cát này còn phải trải qua công đoạn thổi cát từ ngoài sông đến tận nhà người mua. Trung bình mỗi chuyến tàu như thế có chừng 10 phục vụ với mức lương khoảng 300.000đ. Họ làm bất kể công việc gì liên quan, phụ nữ có thể sửa máy nổ, trẻ em khuân vác ống nước hay làm giao liên từ dưới sông lên đất liền

Cát đang được thổi vào vị trí yêu cầu


Bơm nước vào cho cát lỏng ra

Cứ khoảng sáu tiếng đồng hồ, họ thanh toán xong một tàu 800 khối cát. Nhưng đấy là lý tưởng vì trục trặc thường xuyên xảy ra

Công việc của trẻ em cũng khá đa dạng

Điều chỉnh miệng ống


Phụ nữ cũng làm đủ việc như đàn ông

Đấu nối

A.Q thực hiện

source

http://sgtt.com.vn/Detail21.aspx?ColumnId=21&newsid=54227&fld=HTMG/2009/0714/54227

Friday 10 July 2009

Nửa thế kỷ phu xe lôi

Ở Phú Mỹ Hưng đi nhà thờ Quận 10
Ở Phú Mỹ Hưng đi nhà thờ Quận 10 magnify
Ngày 01.12.2008 Giờ 16:59

Ở Phú Mỹ Hưng đi nhà thờ Quận 10

Phú Mỹ Hưng, quận 7, là đô thị mới kiểu mẫu nhưng mãi đến nay khi dân số lên đến 15.000 người, thì nhu cầu về công trình công cộng vẫn chưa được giải quyết. Cộng đồng người Hàn Quốc tại đây khá đông, và mỗi ngày chủ nhật các tín đồ Tin Lành ở đây phải sang đến nhà thờ trên đường Ba Tháng Hai, quận 10 để dự lễ. Phóng viên Sài Gòn Tiếp Thị đã ghi nhận một chuyến đi lễ như thế vào sáng chủ nhật 30.11

Trần Việt Đức thực hiện

Những người tình nguyện của tổ chức Korean Union Church of Saigon giúp đỡ tín đồ lên xuống xe

Những tình nguyện viên cũng đứng ra điều hành giao thông ở khu vực nhà thờ trong lúc giáo dân Hàn Quốc đổ về dự lễ

Các tín đồ được tổ chức Korean Union Church of Saigon tổ chức xe buýt đưa đón từ nhà đến nhà thờ hàng tuần

Vào nhà thờ

Giờ tập hát chung trước lễ dành riêng cho cộng đồng Tin Lành Hàn Quốc

Chủ nhật cũng là lúc những người dân của cộng đồng được thông báo về các sinh hoạt khác mà họ quan tâm trong bảng thông báo ở nhà thờ

source

http://sgtt.com.vn/detail21.aspx?newsid=44103&fld=HTMG/2008/1201/44103

Wednesday December 3, 2008 - 08:28am (EST) Permanent Link | 0 Comments
Nước mắt chảy xuôi - Kỳ 3: Thương con ai kể tháng ngày
Nước mắt chảy xuôi - Kỳ 3: Thương con ai kể tháng ngày magnify
Chủ Nhật, 30/11/2008, 00:20 (GMT+7)

Nước mắt chảy xuôi - Kỳ 3: Thương con ai kể tháng ngày

Ngày và đêm, cụ Yến vẫn ngồi bán hàng giữa hai gốc cột điện - Ảnh: Quốc Việt

TT - Hà Nội, một chiều đông, mưa phùn nhớp nháp. Những người có việc phải ra đường co ro trong nhiều lớp áo choàng kín ấm. Bà cụ 86 tuổi vẫn manh áo mỏng phong phanh, ngồi lặng lẽ dưới cột điện đầu phố Bảo Khánh gần bờ hồ Gươm.

Chiều nhập nhoạng chuyển dần sang tối. Chẳng mấy người đoái hoài cái giỏ hàng lèo tèo vài chai nước suối, gói thuốc lá đang để bên chân cụ. Trời lại trở mưa phùn nặng hạt, hơi rét mùa đông càng thêm cắt da thịt. Nhưng bà cụ vẫn cố ngồi vì ở căn nhà thuê còn người con bệnh tật đang trông mẹ mang chén cơm trở về.

>> Kỳ 1: Bà cụ bắt tép nuôi con
>> Kỳ 2: Mẹ phải sống vì con

Bóng mẹ bên đường

Khi đèn đường hắt bóng trên phố, một người đàn ông thấp nhỏ, xanh xao xuất hiện dẫn bà cụ đổi chỗ qua bán hàng bên bờ hồ. Khách qua đường giờ mới biết cụ mù khi cụ giơ tay quờ quạng theo sau lưng người đàn ông. Tuổi tác đã đè nặng trên thân gầy. Từng bước chân già nua run rẩy, lập cập chực té. Mái tóc bạc phơ xõa tung trên gương mặt khắc khổ, nhăn nheo. Bờ hồ trống trải trước gió mùa đông bắc. Cụ co ro ngồi nép mình bên gốc cây.

Tôi mua chai nước và vài gói kẹo. Cụ chép miệng: “May quá, đã có người mở hàng!”. Đồng hồ chỉ 21 giờ, bà cụ đã ngồi bên đường từ sáng sớm! Cụ tâm sự chuyện đời mình: “Mắt tôi lòa gần 20 năm, nhưng vẫn phải cố vì con cái nghèo quá. Anh con trai đột ngột bệnh mất. Còn con gái tưởng chỗ nương tựa tuổi già lại phát bệnh bại liệt”. Ai nói người mù ít nước mắt, nhưng tôi đã thấy từng giọt nước mắt lặng lẽ chảy ra, lăn dài trên gương mặt già yếu.

Bà kể mình tên Nguyễn Thị Yến. Ngày xưa, ông nhà Bùi Văn Hựu làm nghề thợ may ở phố Bảo Khánh, thương vợ gánh vác hết gia đình. Bà chỉ lo cơm nước và chăm sóc con cái. Năm 1991, ông bệnh rồi về với tổ tiên. Lúc ấy, bà đã già yếu lắm rồi, nhưng vẫn phải bươn chải ra ngoài đỡ đần con cháu nghèo khổ. Bà mở quán phở, ít khách nên phải cố thức bán suốt đêm. Và mắt bà yếu dần, rồi mù từ dạo ấy.

" Cứ thấy tôi đi bán về là nó lại mừng rỡ, cười vui. Nó dù thế nào cũng là hạnh phúc của tôi"

Không thể chạy chợ, nấu nướng, bán phở được nữa, bà cụ vẫn không đành ngồi nhà để khổ con cháu. Bà bòn mót những đồng tiền dành dụm, mua vài chai nước suối, gói kẹo, bánh thuốc lào và ấm nước chè ra hè phố ngồi bán cho khách qua đường. Hàng xóm biết chuyện, thi thoảng hút giúp điếu thuốc hay uống cốc chè 200 đồng. Nhưng đa số khách qua đường lại không để ý vì bà cụ gầy gò, nhỏ bé quá, mắt lại mù nên phải ngồi nép vào gốc cột điện. Cô con gái thương mẹ bắt về. Bà chỉ gạt nước mắt: “Mẹ không thể làm khổ các con!”.

Chuyện buồn của đời bà cụ lại ập đến khi người con trai khéo tay làm thợ điện mà cụ hi vọng nhất phát bệnh ung thư rồi mất. Người vợ góa nuôi hai con thơ đã quá khó khăn, chẳng thể chia sẻ được với mẹ chồng. Ít lâu sau, con trai kế vốn bẩm sinh đã yếu ớt lại bị tai nạn trong lúc làm việc ở nhà máy nước. Anh té va vào ống sắt làm gãy xương, chấn thương nội tạng, rồi mất sức hẳn nên đành ở nhà trông chờ mẹ già và vợ vốn cũng đã yếu sức vì bệnh tim. Tuy nhiên, ông trời vẫn chưa chịu dừng với bà cụ.

Một đêm đông, cô con gái cả Bùi Thị Nga sinh năm 1952 đang làm công nhân may thì đột ngột ôm chân kêu đau. Rồi chân cô cứ yếu dần đến lúc phải đi bằng tay như bò. Tan nát ruột gan trước nỗi đau bất ngờ của con gái, cụ gạt nước mắt cố xoay xở chạy chữa khắp nơi cho con. Nhưng bệnh tình vẫn không bớt mà càng nặng thêm, cô Nga phải nằm liệt ở nhà trông chờ vào người mẹ già yếu.

Con vẫn là hạnh phúc của mẹ

Mắt mù, cụ phải nhờ những người tốt bụng dẫn qua đường -Ảnh: Quốc Việt
“Đời con Nga bất hạnh, ông trời bắt phải gánh chịu nhiều khổ sở, nhưng vẫn thương mẹ lắm. Cứ thấy tôi đi bán về là nó lại mừng rỡ, cười vui. Nó dù thế nào cũng là hạnh phúc của tôi”. Bà Yến âu yếm kể chuyện người con gái đã 56 tuổi y như nói về đứa con thơ dại mà ngày nào bà còn ẵm bồng. Tôi ngậm ngùi lặng lẽ nhìn từng giọt nước mắt cứ lăn dài theo nỗi lòng thổn thức của người mẹ 86 tuổi khi nhắc về con.

Bốn người con của bà giờ chỉ còn anh con trai út khỏe mạnh, làm bảo vệ. Nhưng dù thương mẹ, xót chị, lương ba cọc ba đồng của anh vẫn không đủ chia sẻ nỗi lo của mẹ. Và bà bất kể ngày hè nóng bức hay đông rét vẫn cố ra đường, ngồi đợi khách bên giỏ hàng nghèo nàn. Không thể tự lần mò đi được, bà phải nhờ người dẫn đường. Thường anh con trai bị tai nạn, ốm yếu đưa mẹ đi. Hôm nào anh đi không nổi thì cô Dung hàng xóm dẫn bà cụ sang đường. Cuộc đời cô hàng xóm này cũng lắm bất hạnh nên đã cảm thông và trở thành người thân thiết với bà.

Ngày trước, khách du lịch còn vắng nhưng cũng ít hàng rong nên bà cụ vẫn bán được chút hàng. Gần đây, người quê lên bán lặt vặt ngày càng nhiều nên khách cụ vắng dần. Góc ngồi ban ngày của cụ là cái kẹt dưới hai chân cột điện đầu phố Bảo Khánh. Cụ giăng tấm bạt rách trên đầu và cứ lặng lẽ ngồi đó từ sáng đến tối. Ngày nắng đỡ khổ, hôm mưa mà nhất là mưa đông rét buốt, tấm bạt rách rưới không che chở được cho cụ.

Nhiều đêm trở về cụ đổ bệnh, sốt li bì. Ngậm ngùi hơn, những người chạy xe ôm và cả ôtô của khách cũng vô tình đậu che kín góc cột điện. Bà cụ mắt mù không thấy, cứ âm thầm ngồi bên giỏ hàng và chẳng có người khách qua đường nào nhìn thấy. Nhiều lần đội trật tự định dọn dẹp tấm bạt nhếch nhác, nhưng thương cảnh đời bà cụ nên đành thôi.

Ngày may mắn bà kiếm được 20.000-30.000 đồng tiền lãi bán vài chai nước, gói thuốc. Thi thoảng được thêm chút tiền lẻ nhờ khách tốt bụng không lấy tiền thối. Còn thường cụ chỉ kiếm được 10.000-15.000 đồng mỗi ngày. Số tiền này cụ dành hết để lo cho người con gái bại liệt và phụ con trai trả 400.000 đồng tiền thuê cái góc bếp 16m2 ở phố Bạch Đằng để ở. “Tôi già rồi đâu có nhu cầu gì nhiều. Chỉ thương con cháu khổ quá”.

Cô Dung ngồi bên kể với tôi bữa cơm của bà cụ thường chỉ có 3.000 đồng. Cụ mua cơm không ở quán, chấm muối vừng mang theo. Ngày đông mưa dầm, vắng khách, cụ hay nhịn bữa để dành tiền mua mì gói và quả trứng cho người con gái bại liệt. Vừa rồi địa phương xét cảnh khổ, mỗi tháng cấp cho cụ và cô con gái tật nguyền 300.000 đồng, nhưng số tiền nhỏ này chỉ có thể san sẻ được phần nào tiền thuê nhà.

Đêm đông, gió càng trở rét. Một khách qua đường ái ngại mua chai nước khoáng và tặng thêm bà cụ 10.000 đồng. Cụ xúc động nói sẽ dành mua lạng thịt cho con. Những giọt nước mắt lại lăn dài trên gương mặt già yếu đã 86 năm cuộc đời.

Thương con, mẹ đâu kể tháng ngày.

QUỐC VIỆT

source

http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=290323&ChannelID=89

Saturday November 29, 2008 - 08:24pm (EST) Permanent Link | 0 Comments
Bà cụ & chiếc xe chó
Bà cụ & chiếc xe chó magnify
Ngày 27.11.2008 Giờ 15:26

Bà cụ & chiếc xe chó

Một phụ nữ nhà quê. Một con người luôn ném hết nghị lực ra giữa trời đất để sống. Bảy mươi ba tuổi. Tên Cao Thị Mỹ. Mỹ trong nghĩa từ Hán – Việt là “cái đẹp”. Nhưng ít ai gọi cái tên ấy, người ta thường nhắc đến bà một cách nửa lạ nửa quen: bà cụ có chiếc xe chó

10 năm nay, bà con xã Phước Vinh, khu vực biên giới, huyện Châu Thành, tỉnh Tây Ninh đã quen với hình ảnh bà cụ và chiếc xe chó. Bao năm qua chó Vàng cứ lầm lũi kéo xe chạy trên đường, gánh trên vai gánh nặng cuộc đời của bà chủ tội nghiệp của nó.

Cỗ xe cuộc đời

Bà Mỹ từng có chồng, có con. Chồng mất, người phụ nữ ấy hết lặn lội nuôi con, đến nuôi dâu, rồi nuôi cháu. Mấy mẹ con tần tảo xây được căn nhà. Nhà mới chưa ráo hồ thì người ta khiêng xác đứa con trai đầy máu về đặt trước mặt bà. Một “hung thần đường phố” nào đó đã cướp sinh mạng nó rồi bỏ trốn. Người mẹ ấy lặng lẽ bán cái nhà mới xây để lo tang ma và xây một cái mả tươm tất cho con.

Bấy giờ, tài sản đáng giá của người mẹ chỉ còn cái thân già, ba con chó và một con heo. Con trai chết rồi, chẳng còn ai đỡ đần. Chỉ còn đàn chó, con heo trung thành quấn dưới chân bà. Ban đầu bà lấy mấy thanh tre, ghép với hai bánh xe đạp rồi dạy cho con heo kéo. Cái loài ủn ỉn hay ăn hay ngủ chỉ kéo được mấy bước rồi lăn ra nghỉ mệt. Bà thử buộc xe vào cổ ba con chó. Không ngờ chúng kéo chạy bon bon. “Vậy là trời còn thương, cho một kế sinh nhai, di chuyển”. Bà tự nhủ rồi chất một bao gạo, một giỏ xách đựng quần áo và di ảnh của con trai lên cỗ xe chó ấy. Cứ chó kéo xe đi trước, bà đạp xe tất tả theo sau. Người và chó đi về hướng thị xã. Ngày đi. Đêm nghỉ bên lề đường. Ròng rã gần 70 cây số đến toà án tỉnh. Người mẹ quyết tâm đòi công lý cho đứa con xấu số.

Không nhớ nổi bao lâu ăn ở vạ vật bên đường để chờ đến ngày người ta tìm ra kẻ gây tai nạn, tuyên án, người đàn bà già cỗi ấy mới cùng ba con chó lủi thủi về. Đến quê, bà tặng hết số tiền người ta đền mạng sống đứa con trai cho cô con dâu, nó cũng nghèo khó và bạc phước như bà. Còn bà, dắt mấy chú chó xuống chiếc xuồng ba lá sống một đời lênh đênh.

Cuộc đời du cư cứ buổi sớm ra đồng mò ốc, mót lúa, mót mì…, buổi chiều lại cùng mấy con chó chở những thứ vừa kiếm được ra chợ để đổi lấy thức ăn. Hàng năm trời, giấc mơ của con người ấy và mấy chú chó cũng bập bênh trên con xuồng neo ở sông Vàm Cỏ. Sau trận bệnh tưởng chết trên xuồng, bà mới mua khung chòi tre với giá bằng bốn ký thịt bò. Người ta cho dựng nhờ trên một nền đất hoang bốn mùa lộng gió bên kia sông. Vậy là bà có một nơi bình yên để treo di ảnh đứa con thân yêu.

Robinson trên đồng

Nghèo, nhiều người nghèo. Khổ, nhiều người khổ. Nhưng, con người ấy đã cho tôi cảm xúc rất lạ. Lạ từ nụ cười khanh khách trên khuôn mặt đen nhẻm đầy bùn đất. Lạ từ những giọt nước mắt lăn vội khi bỏ di ảnh con vô giỏ bàng rồi treo lên cỗ xe chó chở theo những ngả đường mưu sinh. Lạ từ chuyện lần mò trồng và chăm sóc cả một vườn khổ qua, bí đỏ, rau lang xanh mướt… để cho bà con hàng xóm ai thích ăn thì cứ hái miễn phí. Lạ từ cách mỗi ngày bà đều tìm và cắm một cành hoa tươi lên vách chòi tả tơi. Lạ đến những ngày bà nhịn đói để cho mấy chú chó được no. Lạ từ sự tự vấn bản thân khi trót làm chết mấy chú chó: “Trời! Tui già rồi, mà sao tui còn ngu hết biết vậy trời!”.

Gặp tôi, bà rớt nước mắt hai lần: lần thứ nhất nói tới con trai, lần thứ hai nhắc về mấy chú chó. Cỗ xe tam cẩu giờ chỉ còn một mình con Vàng kéo. Con chó được huấn luyện đeo tờ giấy đi chợ giúp bà cụ đã bị sợi dây quấn vào cổ chết khi thò đầu xuống sông uống nước. Con chó thứ hai từng bơi qua sông kiếm người cứu chủ nhân trong đêm bà bệnh nặng trên xuồng đã bị mấy bợm nhậu bắt trộm làm thịt.

Sau khi chèo xuồng đưa tôi qua sông, bà và con Vàng lặng lẽ quay về căn chòi le lói ánh đèn chong. Nơi ấy đêm đêm chỉ còn bà cụ và con chó ngủ còng queo trên chiếc nệm làm bằng rơm khô. Phía sau xe chúng tôi nặng trĩu mấy trái bí đỏ do chính tay bà cụ nghèo trồng và hái tặng. Dù thành phố đâu thiếu thứ rau trái gì. Dù đời sống vật chất ở vùng biên giới này chẳng dư thứ gì. Nhưng, biết đâu là giới hạn của thiếu và đủ. Thôi thì, cứ hồn nhiên cho và nhận những gì mình có – người đàn bà ít học ấy đã dạy tôi như thế!

Yến Trinh

source

http://sgtt.com.vn/Detail87.aspx?ColumnId=87&newsid=43859&fld=HTMG/2008/1125/43859

Thursday November 27, 2008 - 08:02am (EST) Permanent Link | 0 Comments
Hình ảnh Hà Nội, những ngày ngập lụt
Hình ảnh Hà Nội, những ngày ngập lụt magnify

Hình ảnh Hà Nội, những ngày ngập lụt
§ Nắng Sàigòn sưu tầm, 2/11/2008

Trang nhà | Gallery | Bật slideshow Đầu | <> [54 / 58] Sau > | Cuối
slideshow image

source

http://danchuausa.net/albums/show.php?d=81102HaNoiLut&p=53

Tuesday November 4, 2008 - 04:08am (EST) Permanent Link | 0 Comments
Nửa thế kỷ phu xe lôi
Nửa thế kỷ phu xe lôi magnify

source

http://sgtt.com.vn/Detail21.aspx?ColumnId=21&newsid=42780&fld=HTMG/2008/1102/42780

Ngày 03.11.2008 Giờ 17:40

Nửa thế kỷ phu xe lôi

Nếu phải giới thiệu với quốc tế, bác Nguyễn Thanh Sơn cũng được xếp vào giới taxi, tuy taxi này là xe lôi đạp. Tính đến nay, bác Sơn, ở thị trấn Tân Châu, An Giang, đã làm nghề đạp xe lôi gần 50 năm. Bảy mươi tuổi, với “thâm niên” từng ấy năm phu xe nhưng cái nghèo vẫn không chịu buông tha khi đôi chân đã già yếu. Năm đứa con đã khôn lớn, mỗi đứa lo cho cuộc sống riêng. Hai vợ chồng già lại tiếp tục trông chờ vào con “ngựa sắt” đã xộc xệch để sống nốt quãng đời còn lại. Ông nói ông chẳng sợ chết, chỉ sợ một ngày nào đó đôi chân không còn đạp xe được nữa…

T.A thực hiện

Xe lôi vẫn còn đất sống ở Tân Châu, An Giang, nhất là xe lôi đạp, vì giá xăng dầu, không giống như nước nổi, chỉ có lên nhanh, nhưng xuống rất chậm

Xế trưa, chỉ cần miếng bánh lót bụng

Những con dốc cầu vẫn chưa đẩy lùi ông già 70

Bác Nguyễn Thanh Sơn, 70 tuổi, chỉ sợ đôi chân rồi sẽ không còn đạp nổi, chứ nụ cười giữ khách thì còn nguyên

Yêu xe như con

Buổi chiều, với bác, cảnh êm ấm gia đình vẫn thiêng liêng nhất

Tuesday November 4, 2008 - 02:20am (EST) Permanent Link | 0 Comments