Monday, 25 January 2010

Khốn khó nghề đánh dậm


Thứ Ba, 19/01/2010, 07:46


(ANTĐ) - Ở làng Sào, thuộc xã Văn Võ, huyện Chương Mỹ, Hà Nội, những người phụ nữ có truyền thống đánh dậm từ rất lâu đời và họ truyền nghề cho nhau từ thế hệ này sang thế hệ khác và người dân nơi đây coi đó là truyền thống văn hóa, là đặc trưng của làng.

Phụ nữ làng Sào ai cũng biết đánh dậm (chị Nguyễn Thị Lan đang đánh dậm trên con sông của xã Văn Võ)

Đánh dậm trở thành nghề truyền thống

Người dân làng Sào có nghề chính là sản xuất nông nghiệp, nhưng đời sống của dân cư gặp nhiều khó khăn, mùa màng thất bát quanh năm, làm không đủ ăn nên bên cạnh nghề nông phụ nữ còn có thêm nghề đánh dậm. Chị Nguyễn Thị Lan, một phụ nữ có thâm niên 17 năm làm nghề đánh dậm cho biết: “Nhà ít ruộng, làm không đủ ăn nên tôi phải bỏ học sớm, mới 15 tuổi mẹ tôi đã dạy cách đánh dậm để đỡ đần gia đình và nuôi các em ăn học.

Nhà có 6 chị em nhưng không ai được học hành đến nơi đến chốn, đều bỏ dở giữa chừng, đứa đi làm thuê, đứa thì ở nhà làm ruộng rồi đi đánh dậm cùng mẹ khắp nơi. Năm 20 tuổi tôi đi lấy chồng và vẫn tiếp tục nghề đánh dậm, vất vả lắm nhưng nhà nghèo biết làm sao được”. Gương mặt chị già đi nhiều so với tuổi 37, đôi bàn tay chai sạn, nứt nẻ.

Năm này qua năm khác, người dân đánh dậm nhiều nên tôm tép cũng hết, chị em phải kéo nhau đi các xã lân cận hoặc xa hơn. Đi gần thì thường là đi bộ hoặc đi xe đạp, còn xa thì phải đi xe khách hoặc xe buýt vào nội thành thuê trọ nhà dân với giá rẻ khoảng 2 đến 3 nghìn đồng một tối. Tôm cá bắt được một phần đem về cải thiện bữa ăn, nhưng phần lớn thì đem bán ở các chợ ở Hà Nội…

Đánh dậm không phải là một công việc quá khó, nhưng lại là một nghề đặc biệt để người ta dựa vào đó mà đánh giá sự khéo léo và cần cù chịu khó của người phụ nữ làng Sào. Cái quan niệm ấy đã ăn vào tiềm thức của mỗi người dân nơi đây. Phụ nữ biết đánh dậm đồng nghĩa với việc biết làm ăn, đảm đang, khéo léo… nên đó là tiêu chí để đàn ông chọn làm vợ. Cô nào càng chăm chỉ đánh dậm thì càng được nhiều chàng trai chú ý. Ai lấy được vợ giỏi đánh dậm thì coi như có phúc.

Chị Hà tâm sự: “Thu nhập mỗi ngày cũng được khoảng 30 nghìn đến 40 nghìn đồng, thậm chí hơn, nhưng cũng có ngày không đủ tiền bữa sáng cho con. Những ngày bắt được nhiều cá, bán được nhiều tiền thì bù cho những ngày mưa gió không đi được mà tiền ngủ trọ vẫn phải trả”. Nắng mưa dãi dầm, những người phụ nữ như chị Hà quanh năm “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời” để kiếm sống.

Không biết đánh dậm… khó lấy chồng

Chị Đỗ Thị Bảy, 46 tuổi tâm sự: “Hồi nhỏ, mẹ tôi thường dặn con gái trong nhà phải chú ý học mẹ cách đánh dậm để sau này còn lấy chồng. Con gái mà không biết đánh dậm thì khó lấy chồng.

Đánh dậm không phải là một công việc quá khó, nhưng lại là một nghề đặc biệt để người ta dựa vào đó mà đánh giá sự khéo léo và cần cù chịu khó của người phụ nữ làng Sào. Cái quan niệm ấy đã ăn vào tiềm thức của mỗi người dân nơi đây. Anh Nguyễn Văn Thạch nói: “Phụ nữ biết đánh dậm đồng nghĩa với việc biết làm ăn, đảm đang, khéo léo… nên đó là tiêu chí để đàn ông chọn làm vợ. Thời chúng tôi, con trai làng này lấy vợ là phải kén chọn rất cẩn thận, cô nào càng chăm chỉ đánh dậm thì càng được nhiều chàng trai chú ý. Ai lấy được vợ giỏi đánh dậm thì coi như có phúc”.

Bây giờ đánh dậm ngày càng khó khăn hơn nên người dân làng Sào bắt đầu chuyển sang học làm nón. Từ khi học làm nón phụ nữ trong làng có nhiều thời gian ở nhà với gia đình hơn, sáng đi đánh dậm chiều về làm nón, không như trước đây, đến làng Sào chỉ gặp đàn ông, người già hoặc trẻ con, còn phụ nữ đi đánh dậm cả ngày.

Chị Đặng Thị Hà - Chủ tịch Hội Phụ nữ xã Văn Võ nói: Truyền thống đánh dậm ở làng Sào có từ rất lâu rồi, do các cụ từ đời xưa để lại cho đến giờ phụ nữ trong làng vẫn còn giữ nghề. Công việc đánh dậm ngày càng khó khăn hơn nên chúng tôi đang vận động bà con chuyển sang học nghề làm nón. Nếu như có sự tập trung đầu tư với nghề này, chắc chắn người dân sẽ có thu nhập cao hơn và có công việc ổn định hơn”.

Út Nguyễn

source

http://www.anninhthudo.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=66601&ChannelID=92

1 comment:

  1. Sofa Nội thất Minh Phúc Showroom được thiết kế theo phong cách hiện đại, trẻ trung và năng động. Đặc trưng với gạch trần trát vữa sáng và hỗn hợp PU sống động, sự kết hợp giữa sàn Floortex màu nâu xám tạo nên không gian thoải mái và sang trọng.

    thi công nội thất karaoke tại nghệ an

    báo giá thi công nội thất karaoke tại nghệ an

    thi công nội thất tại nghệ an tại hà tĩnh

    thi công nội thất cửa hàng thời trang tại hà tĩnh

    thi công nội thất cửa hàng tại hà tĩnh

    ReplyDelete