Friday, 4 December 2009

Chợ gia súc của người H’Mong


Chợ gia súc của người H’Mong
Cập nhật lúc 2:28:28 AM - 01/11/2009

giasuctaybac1.jpg

Khu vực chợ gia súc có hàng trăm trâu bò chờ bán – ảnh: David Nguyễn/Viễn Đông


David Nguyễn/Viễn Đông


Khu vực dành riêng cho chợ bán trâu, bò, ngựa, dê, heo mọi, chó… thì sầm uất không kém, hàng ngàn con trâu, bò, ngựa, heo… được chia theo nhóm.


giasuctaybac2.jpg


Tội nghiệp những chú chó ngoan ngoãn bị chủ bán cho các tay lấy “thịt cầy” ở Hà Thành – ảnh: David Nguyễn/Viễn Đông


Ông Thơ Ri Ha một già làng ở phiên chợ Cắn Cấu cho biết: “Hầu hết người dân tộc sống ở dưới các thung lũng phải đi bộ 10 – 20 cây số để đến được phiên chợ này, họ đeo trên lưng con cái, sản phẩm dệt thổ cẩm, nông sản, súc vật… ra chợ bán rồi mua về nông cụ, thực phẩm và hạt giống. Nhiều gia đình tương đối khá thì đi ngựa, xe gắn máy”.


giasuctaybac3.jpg


Nghé con khát sữa, mẹ nó cố cho bú cạn sữa, lỡ mình bị bán làm thịt, con mình sẽ không còn cơ hội bú và sẽ mồ côi – ảnh: David Nguyễn/Viễn Đông


Trước đây chợ trâu, bò, ngựa là nơi để các nông dân chọn mua những con trâu, ngựa về kéo cày, làm phương tiện đi lại, thì ngày nay, hầu hết các lái buôn từ Thái Bình, Vĩnh Phúc cho đến Hà Nội đều ra tới đây mua rồi chở xe hàng về.


giasuctaybac7.jpg


Cõng lợn mọi ra chợ phiên, bà mẹ người Dao nầy phải đi hàng chục cây số từ tờ mờ sáng – ảnh: David Nguyễn/Viễn Đông


Thêm nữa, chợ càng đông vui hơn khi có nhiều đoàn du khách quốc tế đến, không những để xem, chụp ảnh cảnh mua bán lạ mắt của người dân tộc miền núi mà còn để mua sắm.


giasuctaybac8.jpg


Khách Tây vô cùng ngạc nhiên và thích thú khi thấy người phụ phữ này cõng heo ra chợ – ảnh: David Nguyễn/Viễn Đông


Ông Thomas, một du khách người Anh, cho biết: “Đến xem tận mắt phiên chợ của người dân tộc miền núi ở tỉnh Lào Cai tôi rất thích, được chứng kiến cảnh mua bán có một không hai trên thế giới, tôi còn được ăn thử món thắng cố và hút thuốc lào. Hy vọng những cuộn phim tôi chụp tại phiên chợ này sẽ là quà hấp dẫn gia đình, bạn bè ở nước chúng tôi”.


giasuctaybac9.jpg


Trẻ em còn chơi với chú ngựa của mình ở phiên chợ, vì có khi được giá chú ngựa sẽ có chủ mới – ảnh: David Nguyễn/Viễn Đông


Phiên chợ tan vào lúc 1 giờ chiều, sau đó từng đoàn người gồng gánh hàng hóa đi về, có nhóm thì đi ngựa, đi bò… và phiên chợ này tái diễn vào ngày Chủ nhật tại thị trấn Bắc Hà, tại đây có khu nhà lồng chợ, có khu nhà dành riêng cho các mặt hàng dệt thổ cẩm truyền thống, khu dành cho chợ súc vật.


giasuctaybac5.jpg


Heo mọi chờ bán – ảnh: David Nguyễn/Viễn Đông


Ở đây có nhiều cảnh lạ mắt như những phụ nữ Dao đỏ, H’Mong cõng trên lưng những con heo mọi đã được trói gọn trong sọt tre, những con chó bị mang ra chợ bán một cách không thương tiếc...


giasuctaybac10.jpg


Chó bỏ vào sọt chở về thành phố bán cho các quán cầy tơ – ảnh: David Nguyễn/Viễn Đông


Những người buôn chó chạy từ Lào Cai, Vĩnh Phúc, Thái Bình, Hà Nội tìm đến các phiên chợ của người dân tộc để mua chó về thành phố làm thịt. Món thịt cầy rất được người Hà Nội ưa chuộng, chính vì thế mà núi rừng bao nhiêu chó cũng hết dần.


giasuctaybac6.jpg


Con trâu cái đang có chửa nầy đã có người ngỏ giá 4 triệu đồng rồi – ảnh: David Nguyễn/Viễn Đông


Còn chợ trâu, nhiều nông dân túng tiền mang trâu ra chợ bán làm thịt. Có một thời gian, Trung Cộng cho người đi lùng sục tìm mua móng trâu với giá rất cao, cả triệu đồng/cặp móng. Thế là nông dân thi nhau xẻ thịt trâu, vừa ăn, vừa bán thịt, vừa bán được móng trâu sang Trung Cộng. Sau đó, bất thần họ ngưng không mua móng trâu nữa. Thế là vài chục ngàn đồng một cặp móng không ai mua, móng bỏ đống, mà trâu thì không còn để lên nương.


giasuctaybac4-.jpg


Những con bò ốm tong, sau một vụ mùa lao khổ, giờ bị mang ra chợ bán làm thịt – ảnh: David Nguyễn/Viễn Đông


Trong thị trấn Bắc Hà, không chỉ nam nhi trai tráng, mà nhiều phụ nữ cỡi ngựa chạy nước kiệu qua các đường phố để vào họp mặt tại phiên chợ, cũng là một cảnh lạ nữa để nhìn ngắm.

Chợ cũng là nơi gặp gỡ của các cô gái chàng trai, họ tìm hiểu nhau để kết bạn trăm năm. Chợ nhóm từ 6 giờ sáng cho đến 1 giờ chiều rồi sau đó đúng một tuần mới tái diễn. Có lẽ thế mà hầu hết người dân tộc đùm bế nhau ra chợ để ăn uống, mua bán. Các phiên chợ hầu hết là họp theo nhu cầu, và không ai lo chăm sóc cơ sở hạ tầng, để rất dơ bẩn.
****************
source
Vien Dong Daily

No comments:

Post a Comment