Tản mạn về cà phê
Cập nhật lúc 9:56:18 PM - 19/11/2010
Bài và ảnh: Trần Công NhungCafe vỉa hè.
Cà phê là món giải khát quen thuộc với mọi tầng lớp người Việt từ thành thị đến thôn quê. Ra khỏi nhà năm bảy bước đã gặp quán cà phê. Quán cà phê dân dã đơn giản đến độ không thể gọi là quán: Một bếp lò than củi, một ấm nước sôi, mươi cái ly nhựa, vài ba bình nhôm pha trà... bày biện sơ sài ở một gốc cây, một xó hẻm... đôi ba bàn, khách đến lai rai. Đó là cà phê cóc. Dân lao động còn uống cà phê khi gà mới gáy canh ba để kịp ra đồng hoặïc vào ca (nhà máy). Ai từng đi tàu Nha Trang - Sài Gòn, 4 giờ sáng tàu về đến Gò Vấp, đã thấy nhộn nhịp quán cà phê hai bên đường. Giới khá hơn đi cà phê quán, cà phê quán thường kèm theo vỉa hè. Đa số thích ngồi bàn kê ngoài hàng hiên, vừa thoáng mát, vừa theo dõi hoạt cảnh của con phố dài, đôi khi thấp thoáng tà áo màu hoặc gánh hàng rong qua lại, cảnh lửa bếp trên hè cũng hay hay. Ngoại trừ đại lộ, còn thì các góc phố đều là nơi kiếm sống của dân lao động: Xe trái cây, xe bánh mì... gánh cháo, gánh xôi. Những năm trước, tôi thường ở khách sạn Hoàng Khánh đường Bùi Viện (Q.1 Sài Gòn), sáng nào cũng ra cà phê Ngã Tư Quốc Tế (1), đây là kho ảnh đời thường, tha hồ lượm.
Không hiểu ta giống Tây hay Tây giống ta, có lần qua Paris tôi thấy quán hàng cũng bày ghế dưới hiên, họ cũng thích nhìn ra đường phố trong khi ăn uống. Riêng Hà Nội lại thích ngồi trong phòng, có máy lạnh và hút thuốc thoải mái. Sài Gòn, dân “sang” cũng cùng một điệu, nhốt nhau trong phòng kín, khói thuốc như mây mù, nhạc hip-hop nhức óc inh tai. Việt Nam thì đủ chủng loại văn hóa, không biết đây thuộc văn hóa gì. Tôi ngạc nhiên và không sao hiểu những thứ văn hóa Việt Nam ngày nay. Người trong nước họ rất hồn nhiên: “Anh cần học thêm văn hóa giao tiếp khách hàng”, “Chị này không có văn hóa gửi xe”. Mới hôm kia, tôi thoáng nghe đối thoại trong một phim chiếu trên TV: “Em phải hoạt động đúng theo văn hóa công ty”. Có người còn đùa: “Việt Nam chưa có văn hóa từ quan”. Nhiều quan chức tội tày đình, nhất định ngồi ì, mặc cho dư luận đàm tiếu, “không bãi thì tội gì từ”. “Chịu đấm ăn xôi”!
Tôi đố công dân của bất cứ nước nào, dù thuộc hàng siêu đẳng, học được những thứ “văn hóa” Việt Nam. Đã có “văn hóa đọc”, “văn hóa viết”, một ngày nào đó, nhà trường Việt Nam sẽ có thêm “Văn hóa đại tiểu tiện”, vì thực tế vấn đề này rất bê bối ngoài đường. Có lần tôi suýt chộp được ảnh một tài xế taxi tè vào bụi cây ngay bên kia đường, đối diện với khách sạn 5 sao Lodge Nha Trang.
Cafe cóc.
“Cà phê” đôi khi còn mang ý nghĩa như đút lót, “bồi dưỡng”, nhờ ai đó chạy việc cho mình: “Cứ giúp anh rồi có tiền cà phê”. Một câu hẹn hò bâng quơ: “Mai cà phê gặp nhau”, chưa hẳn gặp nhau để uống cà phê, có thể uống bất cứ thứ gì, gặp nhau là để trao đổi, bàn tính, mặc cả chuyện làm ăn. Đã có thời tôi suýt bệnh vì uống cà phê, ngày nào cũng phải uống cà phê no bụng, từ sáng đến chiều để “gặp gỡ, móc nối tìm đường vượt biên”. Cuối cùng vượt vào trại tù A 30, nghỉ dưỡng sức 30 tháng lãng nhách (2). Đã có lần tôi thấy một chị ngồi với nhiều ông trong quán cà phê trước sở tư pháp Hà Nội, một lúc sau bước ra hỏi bà bán nước vỉa hè : “Bác có phong bì bán cho cháu cái”. Uống cà phê cần bì thư làm gì! Mới đây tôi gọi phôn đến phòng văn hóa thông tin huyện Ninh Hòa, và Vạn Ninh (Khánh Hòa), để hỏi về một địa danh muốn tìm, từ sáng đến chiều chẳng ai bắt máy. Tôi hiểu tại sao.
Quán cà phê cũng là nơi bạn bè gặp gỡ, giúp đỡ nhau về chuyên môn trong ngành. Có nhóm ảnh ở Sài Gòn, tuần đôi ba lần họ gặp nhau, khi thì cà phê Viễn Xưa (Phan Đăng Lưu), lúc thì Điểm Mới (Phan Xích Long) hay Thư Giãn (Khánh Hội Q.4) và thường là Café Phúc Âm (Hoàng Hoa Thám Bình Thạnh), nơi trưng bày những tác phẩm nhiếp ảnh của họ, để trao đổi về nghệ thuật chuyên môn.
Một số người lớn tuổi (bên lề xã hội) gặp nhau tâm sự về những ưu tư về thời cuộc, về hoài niệm, hoặc một ước vọng nào đó... Mỗi lớp tuổi, mỗi giới, đều cần có một tụ điểm để giải tỏa ẩn ức, để tìm bạn, để tâm tình, để có thêm cơ hội mở rộng tầm nhìn ra thế giới. Cà phê là món giải khát bình dân, dễ có dễ tìm. Cuộc sống bao giờ cũng khởi đi từ bình dị dần đến cao sang phức tạp, điều dễ hiểu, không ai muốn đứng một chỗ, kể cả chuyện ăn chơi. Nếu tính nấc thang của loại quán cà phê, từ quán cóc lên máy lạnh, khó mà biết cho hết.
Cà phê ngon dở tùy người. Tôi đã lên café Highlands, lầu 5 City View Hà Nội (để nhìn xuống hồ Gươm), đúng là nơi sang trọng bề thế. Nhưng, cà phê đắt gấp 10 lần cà phê vỉa hè và đắng cũng 10 lần hơn, ngon dở thú thật khó biết. Sau này có bài tìm hiểu về cà phê trên Net cho hay chất đắng là gì, tôi cạch luôn. Highlands ở Sài Gòn cũng bị tai tiếng vụ chuột con nằm trong bánh ngọt (cake) do vợ chồng một ngoại kiều phát giác. Đúng câu “tốt mả rã đám”.
Cafe cứt chồn.
Người ghiền cà phê một phần do không khí và phong cách của quán. Người có máu văn nghệ ưa nơi thoáng mát êm đềm, nhạc nhẹ. Tuổi trẻ thích náo nhiệt màu mè, tôi đã nhiều phen bị nhốt trong phòng lạnh, khổ sở cho hai lỗ tai. Yêu cầu vặn nhỏ âm thanh, họ lại vặn cho lớn hơn.
Có người cho rằng, suốt mấy thập niên gian khổ chiến đấu, nay đất nước thanh bình, phải được sống, được ăn chơi như người ta, nhất là mình đã vang danh “đất nước anh hùng, có chỉ số IQ chẳng kém ai”, người ta có “tàu cao tốc”, mình sợ gì mà không có. Chẳng những người trong nước ăn chơi, mà còn phải giới thiệu với “bầu bạn năm châu”. Một “quan lớn” khi ra ngoại quốc thật thà khoe: “Con gái Việt Nam “đẹp lắm” (đến chơi cho biết). Một tài liệu lưu hành trên mạng nói về một sĩ quan ngày trước, tuổi ngoài 7 bó, đi Việt Nam hú hí với cả tá cô đào mơn mởn. Thế cho nên mới phát sinh ra “cà phê ôm”, “cà phê võng”, “cà phê giường”.
Cà phê xứ Việt thật đa dạng đa vị. Tôi phục lăn các bạn uống cà phê, họ phân biệt được Trung Nguyên, Mê Trang, Buôn Ma Thuột... Nhưng, hình như Việt Nam không ai uống cà phê ngoại nhập, dù là thứ nổi tiếng của xứ Ba Tây (Brazil)... Tùy “gu” mà các bạn cà phê kết nhóm gặp gỡ nhau, quán riêng cho một giới mộ điệu hơi hiếm. Quán cà phê đông khách có thể gồm đủ thành phần, họ ngồi từng nhóm riêng và để mặc ngày giờ trôi qua. Trong đường Nguyễn Trãi (Chợ Lớn), có một quán cà phê của làng chơi chim vành khuyên, hầu hết là người Hoa, mỗi ông một lồng chim thật xinh, treo đầy trong quán, chim thi nhau líu, nghệ nhân chuyện trò, nhấm nháp cà phê. Một người bạn cho biết những quán cà phê vang danh một thời ở Sài Gòn: La Pagode, Givral (Tự Do), Tùng (Phan Dình Phùng), Huế có cà phê Lạc Sơn, Pleiku có Dinh Điền. Hà Nội thì tên quán cà phê “nhanh gọn” không văn hoa rườm rà: Giảng (hàng Bạc), Lâm (Nguyễn Hữu Huân), Thái (Triệu Việt Vương), Hói (Nguyễn Thái Học)... Tên chủ nhân là tên quán, cũng như quán nhậu: Bia Hải Xồm (Giảng Võ), Thịt chó Tú Béo (Đê Yên Phụ)... Có nơi cà phê nguyên cả khu phố như phố hàng Hành, được mạnh danh là cà phê của người sành điệu. Khu Miếu Nổi (Sài Gòn) có thể gọi “làng cà phê”. Hiện nay Sài Gòn có quán cà phê rất đặc biệt, cà phê Hoa Anh Đào của các trẻ khuyết tật tại số 153 Xô Viết Nghệ Tĩnh, phường 17, quận Bình Thạnh. Ở đây bàn được đặt tên trái bưởi, trái chôm chôm, con bò, con chó, con voi, để các em khuyết tật dễ nhớ. Những đồ đạc trang trí không được đẹp, nhưng toàn những thứ tự các em làm ra. Quán do Chisato, người phụ nữ đến từ xứ Phù Tang gầy dựng. Chisata là người mẹ thứ hai của các em mồ côi, đang được nuôi dưỡng tại câu lạc bộ Hoa Anh Đào. Có điều hơi lạ, theo tôi biết, các trung tâm từ thiện lại do các phụ nữ làm nên từ hai bàn tay trắng của họ, chứ không do các đại gia tỉ phú. Ai cũng biết Gò Vấp có làng nuôi trẻ mồ côi của cô Tim. Cô Tim là một sinh viên người Thụy Sĩ du lịch đến Sài Gòn, do động lòng trước cảnh cơ cực của trẻ mồ côi, mà dần dà trở thành người mẹ nuôi một làng trẻ, chi phí cả chục ngàn Mỹ kim mỗi tháng (3). Ở Bình Dương cũng có trung tâm Nhân Đạo Quê Hương, do cô Huỳnh Tiểu Hương, một thân một mình gầy dựng và lo liệu, trong khi báo chí hàng ngày phơi bày không biết bao nhiêu người giàu sụ nhờ đục khoét tài sản quốc gia, tiền không biết làm gì cho hết.
Cafe Nghệ Sĩ.
Trong dư luận còn nghe một loại cà phê không mấy vệ sinh, “cà phê cứt chồn”. Chồn ăn cà phê thải nguyên hột ra ngoài, loại cà phê này mới trứ danh. Nói thì nghe vậy, chứ làm sao theo chồn nhặt cà phê như hốt “phân bắc”! Trước 75, ai cũng biết cà phê cứt chồn chỉ là cách quảng cáo, hồi ấy ngay tiệm ảnh Kim Môn (đường Độc Lập Nha Trang) cũng bày bán thứ cà phê này. Ngày nay loại cà phê này có thật. Một tài liệu trên Net cho biết, người ta nuôi chồn, cho chồn ăn nguyên hột cà phê chín, chồn thải ra hạt cà phê tróc vỏ. Cà phê này được qua nhiều giai đoạn tẩy rửa gạn lọc, làm sạch trước khi rang theo lối thủ công; cuối cùng bao bì thành phẩm... Trông cũng đẹp mắt và rất “hiện đại”, nhưng, giá cả trên trời, một cốc cà phê ở New York bằng nửa triệu bạc Việt Nam. Có lẽ đây cũng là lối chơi của giới lắm bạc nhiều tiền.
Từ cà phê đen, người ta biến chế ra nhiều thứ cà phê tên rất lạ: “Café trứng kết hợp độc đáo giữa vị đắng của cà phê và vị béo của trứng, sẽ tạo khẩu vị cho khách đặc biệt, hấp dẫn. Café muối, thêm chút đậm đà tạo “gu lạ” khó quên. Về thương mại, quảng cáo bao giờ cũng xuôi tai, vào thực tế sự định giá phẩm chất hàng hóa không đơn thuần là âm vang của chữ nghĩa. Có khi quảng cáo vang như chuông đồng, nhưng lại gây phản cảm đối với khách hàng. Phải công nhận, chỉ từ một hạt như hạt đậu mà cà phê, đã tạo cho mình vóc dáng đáng kể, một phẩm chất tiếng tăm từ Âu sang Á. Tuổi nào cũng tiếp cận được với cà phê để có những giây phút hưng phấn cho đời sống vốn cơ cực từ ngày này qua ngày khác.
(Kỳ sau: Cà phê vườn)
Trần Công Nhung
08-2010
(1). Ngã tư quốc tế trang 120 QHQOK tập 6
(2). Đổi đời trang 54 Thăng Trầm in 2004
(3). Tài chánh do quyên góp từ trong nước ra hải ngoại. Thời gian sau nhiều nguồn tin cho là cô này hoạt động kinh tài cho (...).
source
VienDong Daily
Không hiểu ta giống Tây hay Tây giống ta, có lần qua Paris tôi thấy quán hàng cũng bày ghế dưới hiên, họ cũng thích nhìn ra đường phố trong khi ăn uống. Riêng Hà Nội lại thích ngồi trong phòng, có máy lạnh và hút thuốc thoải mái. Sài Gòn, dân “sang” cũng cùng một điệu, nhốt nhau trong phòng kín, khói thuốc như mây mù, nhạc hip-hop nhức óc inh tai. Việt Nam thì đủ chủng loại văn hóa, không biết đây thuộc văn hóa gì. Tôi ngạc nhiên và không sao hiểu những thứ văn hóa Việt Nam ngày nay. Người trong nước họ rất hồn nhiên: “Anh cần học thêm văn hóa giao tiếp khách hàng”, “Chị này không có văn hóa gửi xe”. Mới hôm kia, tôi thoáng nghe đối thoại trong một phim chiếu trên TV: “Em phải hoạt động đúng theo văn hóa công ty”. Có người còn đùa: “Việt Nam chưa có văn hóa từ quan”. Nhiều quan chức tội tày đình, nhất định ngồi ì, mặc cho dư luận đàm tiếu, “không bãi thì tội gì từ”. “Chịu đấm ăn xôi”!
Tôi đố công dân của bất cứ nước nào, dù thuộc hàng siêu đẳng, học được những thứ “văn hóa” Việt Nam. Đã có “văn hóa đọc”, “văn hóa viết”, một ngày nào đó, nhà trường Việt Nam sẽ có thêm “Văn hóa đại tiểu tiện”, vì thực tế vấn đề này rất bê bối ngoài đường. Có lần tôi suýt chộp được ảnh một tài xế taxi tè vào bụi cây ngay bên kia đường, đối diện với khách sạn 5 sao Lodge Nha Trang.
Cafe cóc.
“Cà phê” đôi khi còn mang ý nghĩa như đút lót, “bồi dưỡng”, nhờ ai đó chạy việc cho mình: “Cứ giúp anh rồi có tiền cà phê”. Một câu hẹn hò bâng quơ: “Mai cà phê gặp nhau”, chưa hẳn gặp nhau để uống cà phê, có thể uống bất cứ thứ gì, gặp nhau là để trao đổi, bàn tính, mặc cả chuyện làm ăn. Đã có thời tôi suýt bệnh vì uống cà phê, ngày nào cũng phải uống cà phê no bụng, từ sáng đến chiều để “gặp gỡ, móc nối tìm đường vượt biên”. Cuối cùng vượt vào trại tù A 30, nghỉ dưỡng sức 30 tháng lãng nhách (2). Đã có lần tôi thấy một chị ngồi với nhiều ông trong quán cà phê trước sở tư pháp Hà Nội, một lúc sau bước ra hỏi bà bán nước vỉa hè : “Bác có phong bì bán cho cháu cái”. Uống cà phê cần bì thư làm gì! Mới đây tôi gọi phôn đến phòng văn hóa thông tin huyện Ninh Hòa, và Vạn Ninh (Khánh Hòa), để hỏi về một địa danh muốn tìm, từ sáng đến chiều chẳng ai bắt máy. Tôi hiểu tại sao.
Quán cà phê cũng là nơi bạn bè gặp gỡ, giúp đỡ nhau về chuyên môn trong ngành. Có nhóm ảnh ở Sài Gòn, tuần đôi ba lần họ gặp nhau, khi thì cà phê Viễn Xưa (Phan Đăng Lưu), lúc thì Điểm Mới (Phan Xích Long) hay Thư Giãn (Khánh Hội Q.4) và thường là Café Phúc Âm (Hoàng Hoa Thám Bình Thạnh), nơi trưng bày những tác phẩm nhiếp ảnh của họ, để trao đổi về nghệ thuật chuyên môn.
Một số người lớn tuổi (bên lề xã hội) gặp nhau tâm sự về những ưu tư về thời cuộc, về hoài niệm, hoặc một ước vọng nào đó... Mỗi lớp tuổi, mỗi giới, đều cần có một tụ điểm để giải tỏa ẩn ức, để tìm bạn, để tâm tình, để có thêm cơ hội mở rộng tầm nhìn ra thế giới. Cà phê là món giải khát bình dân, dễ có dễ tìm. Cuộc sống bao giờ cũng khởi đi từ bình dị dần đến cao sang phức tạp, điều dễ hiểu, không ai muốn đứng một chỗ, kể cả chuyện ăn chơi. Nếu tính nấc thang của loại quán cà phê, từ quán cóc lên máy lạnh, khó mà biết cho hết.
Cà phê ngon dở tùy người. Tôi đã lên café Highlands, lầu 5 City View Hà Nội (để nhìn xuống hồ Gươm), đúng là nơi sang trọng bề thế. Nhưng, cà phê đắt gấp 10 lần cà phê vỉa hè và đắng cũng 10 lần hơn, ngon dở thú thật khó biết. Sau này có bài tìm hiểu về cà phê trên Net cho hay chất đắng là gì, tôi cạch luôn. Highlands ở Sài Gòn cũng bị tai tiếng vụ chuột con nằm trong bánh ngọt (cake) do vợ chồng một ngoại kiều phát giác. Đúng câu “tốt mả rã đám”.
Cafe cứt chồn.
Người ghiền cà phê một phần do không khí và phong cách của quán. Người có máu văn nghệ ưa nơi thoáng mát êm đềm, nhạc nhẹ. Tuổi trẻ thích náo nhiệt màu mè, tôi đã nhiều phen bị nhốt trong phòng lạnh, khổ sở cho hai lỗ tai. Yêu cầu vặn nhỏ âm thanh, họ lại vặn cho lớn hơn.
Có người cho rằng, suốt mấy thập niên gian khổ chiến đấu, nay đất nước thanh bình, phải được sống, được ăn chơi như người ta, nhất là mình đã vang danh “đất nước anh hùng, có chỉ số IQ chẳng kém ai”, người ta có “tàu cao tốc”, mình sợ gì mà không có. Chẳng những người trong nước ăn chơi, mà còn phải giới thiệu với “bầu bạn năm châu”. Một “quan lớn” khi ra ngoại quốc thật thà khoe: “Con gái Việt Nam “đẹp lắm” (đến chơi cho biết). Một tài liệu lưu hành trên mạng nói về một sĩ quan ngày trước, tuổi ngoài 7 bó, đi Việt Nam hú hí với cả tá cô đào mơn mởn. Thế cho nên mới phát sinh ra “cà phê ôm”, “cà phê võng”, “cà phê giường”.
Cà phê xứ Việt thật đa dạng đa vị. Tôi phục lăn các bạn uống cà phê, họ phân biệt được Trung Nguyên, Mê Trang, Buôn Ma Thuột... Nhưng, hình như Việt Nam không ai uống cà phê ngoại nhập, dù là thứ nổi tiếng của xứ Ba Tây (Brazil)... Tùy “gu” mà các bạn cà phê kết nhóm gặp gỡ nhau, quán riêng cho một giới mộ điệu hơi hiếm. Quán cà phê đông khách có thể gồm đủ thành phần, họ ngồi từng nhóm riêng và để mặc ngày giờ trôi qua. Trong đường Nguyễn Trãi (Chợ Lớn), có một quán cà phê của làng chơi chim vành khuyên, hầu hết là người Hoa, mỗi ông một lồng chim thật xinh, treo đầy trong quán, chim thi nhau líu, nghệ nhân chuyện trò, nhấm nháp cà phê. Một người bạn cho biết những quán cà phê vang danh một thời ở Sài Gòn: La Pagode, Givral (Tự Do), Tùng (Phan Dình Phùng), Huế có cà phê Lạc Sơn, Pleiku có Dinh Điền. Hà Nội thì tên quán cà phê “nhanh gọn” không văn hoa rườm rà: Giảng (hàng Bạc), Lâm (Nguyễn Hữu Huân), Thái (Triệu Việt Vương), Hói (Nguyễn Thái Học)... Tên chủ nhân là tên quán, cũng như quán nhậu: Bia Hải Xồm (Giảng Võ), Thịt chó Tú Béo (Đê Yên Phụ)... Có nơi cà phê nguyên cả khu phố như phố hàng Hành, được mạnh danh là cà phê của người sành điệu. Khu Miếu Nổi (Sài Gòn) có thể gọi “làng cà phê”. Hiện nay Sài Gòn có quán cà phê rất đặc biệt, cà phê Hoa Anh Đào của các trẻ khuyết tật tại số 153 Xô Viết Nghệ Tĩnh, phường 17, quận Bình Thạnh. Ở đây bàn được đặt tên trái bưởi, trái chôm chôm, con bò, con chó, con voi, để các em khuyết tật dễ nhớ. Những đồ đạc trang trí không được đẹp, nhưng toàn những thứ tự các em làm ra. Quán do Chisato, người phụ nữ đến từ xứ Phù Tang gầy dựng. Chisata là người mẹ thứ hai của các em mồ côi, đang được nuôi dưỡng tại câu lạc bộ Hoa Anh Đào. Có điều hơi lạ, theo tôi biết, các trung tâm từ thiện lại do các phụ nữ làm nên từ hai bàn tay trắng của họ, chứ không do các đại gia tỉ phú. Ai cũng biết Gò Vấp có làng nuôi trẻ mồ côi của cô Tim. Cô Tim là một sinh viên người Thụy Sĩ du lịch đến Sài Gòn, do động lòng trước cảnh cơ cực của trẻ mồ côi, mà dần dà trở thành người mẹ nuôi một làng trẻ, chi phí cả chục ngàn Mỹ kim mỗi tháng (3). Ở Bình Dương cũng có trung tâm Nhân Đạo Quê Hương, do cô Huỳnh Tiểu Hương, một thân một mình gầy dựng và lo liệu, trong khi báo chí hàng ngày phơi bày không biết bao nhiêu người giàu sụ nhờ đục khoét tài sản quốc gia, tiền không biết làm gì cho hết.
Cafe Nghệ Sĩ.
Trong dư luận còn nghe một loại cà phê không mấy vệ sinh, “cà phê cứt chồn”. Chồn ăn cà phê thải nguyên hột ra ngoài, loại cà phê này mới trứ danh. Nói thì nghe vậy, chứ làm sao theo chồn nhặt cà phê như hốt “phân bắc”! Trước 75, ai cũng biết cà phê cứt chồn chỉ là cách quảng cáo, hồi ấy ngay tiệm ảnh Kim Môn (đường Độc Lập Nha Trang) cũng bày bán thứ cà phê này. Ngày nay loại cà phê này có thật. Một tài liệu trên Net cho biết, người ta nuôi chồn, cho chồn ăn nguyên hột cà phê chín, chồn thải ra hạt cà phê tróc vỏ. Cà phê này được qua nhiều giai đoạn tẩy rửa gạn lọc, làm sạch trước khi rang theo lối thủ công; cuối cùng bao bì thành phẩm... Trông cũng đẹp mắt và rất “hiện đại”, nhưng, giá cả trên trời, một cốc cà phê ở New York bằng nửa triệu bạc Việt Nam. Có lẽ đây cũng là lối chơi của giới lắm bạc nhiều tiền.
Từ cà phê đen, người ta biến chế ra nhiều thứ cà phê tên rất lạ: “Café trứng kết hợp độc đáo giữa vị đắng của cà phê và vị béo của trứng, sẽ tạo khẩu vị cho khách đặc biệt, hấp dẫn. Café muối, thêm chút đậm đà tạo “gu lạ” khó quên. Về thương mại, quảng cáo bao giờ cũng xuôi tai, vào thực tế sự định giá phẩm chất hàng hóa không đơn thuần là âm vang của chữ nghĩa. Có khi quảng cáo vang như chuông đồng, nhưng lại gây phản cảm đối với khách hàng. Phải công nhận, chỉ từ một hạt như hạt đậu mà cà phê, đã tạo cho mình vóc dáng đáng kể, một phẩm chất tiếng tăm từ Âu sang Á. Tuổi nào cũng tiếp cận được với cà phê để có những giây phút hưng phấn cho đời sống vốn cơ cực từ ngày này qua ngày khác.
(Kỳ sau: Cà phê vườn)
Trần Công Nhung
08-2010
(1). Ngã tư quốc tế trang 120 QHQOK tập 6
(2). Đổi đời trang 54 Thăng Trầm in 2004
(3). Tài chánh do quyên góp từ trong nước ra hải ngoại. Thời gian sau nhiều nguồn tin cho là cô này hoạt động kinh tài cho (...).
source
VienDong Daily
No comments:
Post a Comment