Friday 24 June 2011

Nội tình Trung Quốc bất ổn, biển Đông nổi sóng


Thứ năm 23 Tháng Sáu 2011
Nội tình Trung Quốc bất ổn, biển Đông nổi sóng

Cảnh một chiếc xe cảnh sát bị lật và đốt trong một cuộc nổi dậy của dân chúng, tại một thành phố gần Quảng Châu, tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc), 11/6/2011.
Cảnh một chiếc xe cảnh sát bị lật và đốt trong một cuộc nổi dậy của dân chúng, tại một thành phố gần Quảng Châu, tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc), 11/6/2011.
REUTERS/Stringer
Tú Anh

Quan hệ hại nước láng giềng Việt Nam –Trung Quốc đột ngột căng thẳng. Tại Việt Nam, những cuộc biểu tình tự phát chống chính sách bá quyền xảy ra trong ba ngày chủ nhật liên tiếp. Ngoài biển khơi, tàu hải quân trá hình của Bắc Kinh cũng liên tục tấn công ngư thuyền của Việt Nam, trước khi xâm hại vào tàu thăm dò địa chấn của tập đoàn dầu hỏa nhà nước. Vào lúc Bắc Kinh phô trương sức mạnh ngoài biển Đông, nội tình lại có nhiều rối ren từ kinh tế, xã hội đến chính trị.

Từ sau lời cảnh báo của Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo hồi tháng ba năm nay, nhân khai mạc khóa họp thường niên quốc hội là « dân chúng đang căm hận chế độ », nội tình tại Trung Quốc ngày càng xấu đi.

Thông tin chính thức xác nhận vật giá tiếp tục đi lên với tỷ lệ lạm phát 6% trong tháng 6 này.

Chỉ trong vòng có vài hôm mà thịt heo tăng đến 4,8% trong khi rau quả ở nhiều địa phương vọt lên 40%.

Để đối phó với tình trạng khan hiếm thực phẩm, Trung Quốc không ngần ngại cho người sang Việt Nam thu mua thịt heo bằng mọi giá.

Thiên tai hạn hán và lũ lụt hoành hành tại 13 tỉnh làm giá lúa mì, giá gạo tăng từ 60% đến 70%. Đời sống người dân khó khăn thêm cộng với nạn tham ô và lạm quyền của bộ máy nhà nước đã gây ra hơn 130 ngàn vụ nổi dậy trong năm ngoái.

Báo chí Tây phương nhận định mô hình « kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa của Trung Quốc » đã phá sản. Mọi thành phần xã hội đang tranh đấu đòi hủy bỏ khẩu hiệu « ổn định xã hội phát triển kinh tế » mà thực chất chỉ là chiêu bài bảo vệ đặc quyền đặc lợi cho một thiểu số.

Trong thời gian qua, những cuộc biểu tình phản kháng của dân chúng càng ngày càng mang tính bạo động mà đối tượng tấn công là giới cán bộ chính quyền và lực lượng công an cảnh sát.

Trong khi đó, ngoài biển Đông, Trung Quốc liên tục « nắn gân » các quốc gia láng giềng từ Hàn Quốc, Nhật Bản ở phía bắc xuống tận Việt Nam, Philippines ở phía nam với lý do bảo vệ « lãnh hải » kéo dài đến sát cạnh Indonesia.

Thực ra lập luận « đường lưỡi bò » của Bắc Kinh không thuyết phục được công luận quốc tế. Ngay tại Trung Quốc, trong giới trí thức cũng có tiếng nói khác biệt. Giáo sư Chu Phong, khoa bang giao quốc tế, đại học Bắc Kinh gián tiếp chỉ trích đảng Cộng sản Trung Quốc khi nhận định rằng : «không phải chủ trương của bộ chính trị quyết định biển Đông là một bộ phận quyền lợi sinh tử của Trung Quốc , vấn đề là nếu cải chính công khai, thì sẽ tạo ấn tượng là ban lãnh đạo lùi bước với hệ quả là đụng chạm đến tinh thần dân tộc của người Trung Hoa».

Nói cách khác, ban lãnh đạo Trung Quốc làm biển Đông dậy sóng vì, ngoài tham vọng lãnh hải, an nguy chế độ đang bị đe dọa.

Mời quý thính giả theo dõi phần phân tích của giáo sư bang giao quốc tế Lê Đình Thông, đại học Paris-Nanterre.

«Tình hình Trung Quốc được tiên đoán sẽ mất ổn định, trước cuộc chuyển giao quyền lực từ thế hệ lãnh đạo thứ tư sang thế hệ thứ năm vào năm 2012 ...»

Giáo sư Lê Đình Thông (Paris)

TRUNG QUỐC - XÃ HỘI -
Bài đăng : Thứ sáu 24 Tháng Sáu 2011 - Sửa đổi lần cuối Thứ sáu 24 Tháng Sáu 2011

Trung Quốc muốn xã hội hài hòa nhưng lòng dân bất hòa
Công nhân tập thể dục tại một nhà máy ở tỉnh Hà Bắc, ngày 20/06/2011
Công nhân tập thể dục tại một nhà máy ở tỉnh Hà Bắc, ngày 20/06/2011
REUTERS
Tú Anh

Nhân danh xã hội hài hòa, chính quyền Trung Quốc áp đặt giải pháp thỏa hiệp bên ngoài tòa án. Dưới sự chỉ đạo của đảng Cộng sản, thẩm phán biến thành trợ lý công an, không dám tố giác sự thật và thi hành pháp luật công minh. Hậu quả là tòa án trở thành cơ quan bù nhìn, còn ở ngoài xã hội, lực lượng dân oan ngày càng đông.

Cựu chủ tịch Trung Quốc Giang Trạch Dân lúc cầm quyền đã đưa ra một chính sách gọi là « xã hội hài hòa » nhằm hóa giải mọi tranh chấp có thể dẫn đến một cuộc nổi dậy như vụ phong trào Mùa Xuân Bắc Kinh.

Theo báo mạng Asia News, người hậu thuẫn đường lối này một cách hăng say tại Trung Quốc là chủ tịch Tòa án Tối cao Vương Thắng Tuấn.

Thay vì giải quyết tận gốc những tranh chấp mà phần lớn bắt nguồn từ nạn tham ô, lạm quyền, các tòa án Trung Quốc đề ra giải pháp gọi là « điều giải » tức là « điều đình và hòa giải » bên ngoài tòa án. Tân Hoa Xã gọi đây là sáng kiến phát huy « văn hóa luật pháp truyền thống, chú trọng hài hòa, giảm thiểu bất đồng, chấm dứt xung khắc ».

Thế nhưng, cũng chính nhân vật này, trong một cuộc hội thảo trong giới thẩm phán, mới đây đã phải tỏ ý quan ngại tình trạng xuống dốc thấy rõ của « nhà nước pháp quyền ».

Theo thẩm định chính thức, thì trong năm qua đã xảy ra hơn 180 ngàn vụ bạo loạn trên toàn quốc.

Từ mùa xuân đến nay, chỉ trong vòng ba tháng, Hoa lục đã bị chấn động vì nhiều vụ phản kháng với hình thức thật kinh hoàng, trong đó có sự kiện một nông dân ôm bom tấn công tự sát vào cơ quan công quyền.

Nhiều trường hợp xung đột bạo lực kéo dài giữa dân và lực lượng quân cảnh chống bạo động như ở Nội Mông, Hồ Bắc và Quảng Đông.

Đầu năm 2009, mọi ban ngành gồm cảnh sát, công an, công tố, Đảng và các cơ quan chính phủ đều tham gia vào nỗ lực đạt chỉ tiêu « điều giải » trong khi tòa án lên tuyến đầu phát huy « văn hóa hòa giải ». Theo chủ tịch Tòa án Tối cao, những vụ kiện tụng liên quan đến tranh chấp thương mại được giải quyết « bên ngoài tòa án » ở nhiều tỉnh đã lên đến tỷ lệ 65%. Do vậy, trong năm đó, ông chỉ thị tòa án Trung Quốc đóng vai trò « nâng cao tăng trưởng kinh tế, nâng cao đời sống nhân dân, nâng cao ổn định chính trị xã hội ». Và ông tuyên bố rằng thẩm phán vừa là cán bộ tư pháp vừa là trợ lý xã hội.

Thế nhưng, chính sách đặt thỏa hiệp lên trên luật pháp bị chỉ trích và đã đưa đến hậu quả nguy hiểm.

Cụ thể là hồi tháng Sáu năm nay, trước ngày tưởng niệm vụ thảm sát Thiên An Môn 1989, cảnh sát và thẩm phán Bắc Kinh đề nghị với thân nhân các sinh viên bị giết chết một số tiền bồi thường, đổi lại sự im lặng vĩnh viễn không đòi xét lại vụ án.

Lập tức, Hiệp hội các bà mẹ Thiên An Môn đã tố cáo chính quyền hối lộ và xúc phạm đến vong linh các sinh viên tranh đấu cho dân chủ.

Trường hợp điển hình thứ hai là vụ tai tiếng sữa nhiễm melamine làm hàng gần 300 ngàn trẻ em lâm bệnh.

Thay vì xử tội thủ phạm và bồi thường cho nạn nhân, chính quyền Trung Quốc đã dùng các biện pháp trấn áp, dọa nạt không cho đưa vấn đề ra pháp đình. Luật sư Triệu Liên Hải bị bắt giam, nhiều cha mẹ nạn nhân bị câu lưu.

Sau nhiều đợt trấn áp bất thành, chính quyền phối hợp với các công ty áp dụng chính sách « « hài hòa » vừa đưa tiền vừa dọa nạt. Cuối cùng 270 000 gia đình nhận 910 triệu nhân dân tệ đền bù, vì không còn cách nào khác khi tòa án không chịu thụ lý hồ sơ kiện tụng.

Khi tòa án không dựa vào luật pháp thì chuyện gì phải tới đã tới. Nhân danh xã hội hài hòa, tòa án Trung Quốc đã tuyên bố bản án 11 năm tù cho nhà dân chủ Lý Hiểu Ba, giải Nobel Hòa Bình 2010.

Trong bối cảnh « mùa xuân Ả Rập », cán cân công lý tại Trung Quốc đã mất hết ý nghĩa. Hàng loạt những nhà bất đồng chính kiến với Đảng đột nhiên mất tích như Cao Trí Thịnh hoặc bị truy tố tội « trốn thuế » như Ngải Vị Vị.

Người dân oan chỉ còn đường phố để chống bất công.





source
RFI Vietnamese

No comments:

Post a Comment