Cái thú ngồi quán cà phê
Cập nhật lúc 8:26:03 PM - 31/05/2011
Hoài Mỹ/Viễn ĐôngLàm đàn ông mà không biết đến cái thú ngồi quán cà phê, kể như chưa phải là nam giới. Ngày xửa ngày xưa, vì cà phê chưa du nhập Việt Nam nên cổ nhân ta mới chỉ liệt kê được “tứ khoái”, chứ nay thì phải kể thêm cà phê: Ngũ khoái.
Tú Xương, nhà thơ nổi tiếng ăn chơi và chịu chơi (nhưng không bao giờ chịu “chơi chịu”), đã công nhận 3 lạc thú ở đời: “Một trà, một rượu, một đàn bà”. Thuở đó, người Pháp đã đặt chân lên lãnh thổ Việt Nam rồi, nhưng chắc cà phê chưa kịp được phổ biến nên thi sĩ Tú Xương chưa được thưởng thức “của lạ” này, chứ một khi ông đã nếm mùi, rất có thể hoặc ông đã cho trà ra rìa mà rước cà phê vào thay thế, hoặc ông công kênh cả cà phê vào cho đủ bộ: “Bốn thứ lăng nhăng nó hại ta”. Hơn thế nữa, nhà thơ làng Vị Xuyên vẫn từng vỗ ngực khoe: “Biết ngồi Thống Bảo, biết đi ả đầu - Biết thuốc lá, biết chè Tầu - Cao lâu biết vị, hồng lâu biết mùi” mà nếu, đặt thí dụ thời ông đã có quán cà phê, ông không biết ngồi quán cà phê thì, xin lỗi, kẻ hèn này vẫn… chê ông như thường dù từ thuở còn mài đũng quần trên ghế nhà trường đã mê thơ của ông còn hơn mê cả “rượu và đàn bà” - hay nói đúng hơn, phận hậu sinh này vẫn tiếc hùi hụi cho ông, bởi ông “chết xuống âm phủ, biết có hay không”.
Vâng, khó mà diễn tả hết được, trọn vẹn được cái thú ngồi quán cà phê. Phải đích thân sống thực với “sự cố” này mới mong cảm nhận được đầy đủ. Bài viết này sức mấy mà dám vênh mặt tự nhận là chứa đựng mọi khía cạnh. “Không dám đâu”! Đã có nhiều tác giả, thi sĩ có, văn sĩ có, viết về cái việc “sống ở trên đời, hưởng thú cà phê”, rất hay, đọc khoái lắm, “phê” lắm, nhưng vẫn thiếu… làm sao í. Khó nói! Sự “thiếu” này hoàn toàn không phải do người viết kém tài, nhưng thật sự bởi đó là thứ kinh nghiệm cá nhân. Nói cách khác, mỗi người mê ngồi quán cà phê có thể cảm nhận cái thú một cách khác nhau, hoặc cũng có thể cảm nhận giống nhau nhưng diễn tả lại không y như nhau.
Trước “Tháng Tư ...” 1975, kẻ hèn này tuy đã chập chững bước vào lứa tuổi trung niên, nhưng vẫn không xuống thang mức độ ngồi quán cà phê. Ngồi hàng ngày. Một ngày tối thiểu cũng hai cữ, sáng sớm và xế trưa. Tính ra từ thuở bắt đầu biết ngồi quán cà phê cho tới nay - kể cả ở trong nước lẫn ở hải ngoại - số thâm niên ngồi quán cũng dư điều kiện để được ghi vào bản “cáo phó” là “hưởng thọ” chứ không đến nỗi chỉ “hưởng dương”. 60 năm hay 21.900 ngày; mỗi ngày trung bình 2 lần uống, vị chi 43.800 tách cà phê. Không kể những lần “cơm nhà, cà phê vợ”. Hãy tưởng tượng, 43.800 tách cà phê tức là 43.800 lần “sướng”. Đời như vậy còn đòi gì nữa, phải vậy không ạ? Bởi thế, kẻ hèn này đã tự coi như thể mình đã “phiêu diêu miền cực lạc” rồi, chẳng còn phải chờ đợi hay ao ước gì nữa.
Nhớ lại thuở còn là học sinh trung học rồi sinh viên, kẻ hèn này rất hiếm khi có tiền trong túi - nhưng ngày nào cũng vòi mẹ cho bằng được mấy chục, lại khều thằng bạn thân (nó còn “rách” thảm thương hơn mình) ra ngồi quán cà phê vệ đường, rất nhiều khi “làm học trò không sách cầm tay - có tâm sự đi nói cùng… chất đắng”. Người ta vẫn gọi các quán cà phê ở vỉa hè là cà phê “bí tất” hay “cà phế dzớ”. Nghèo thật, nhưng không có nghĩa là cà phê dở, nhiều quán đã từng giữ chân biết bao dân ghiền, gây mê cho biết bao khách thập phương. Những quán cà phê ở đường Duy Tân chẳng hạn, dưới các gốc me bốn mùa xanh um bóng lá, có bao giờ vắng người sành điệu đâu. Chỉ một cái bàn thấp tè với mấy chiếc ghế lùn tịt. Gọi là “bàn” và “ghế” cho oai thôi, thật sự chỉ là cái thùng gỗ vốn cũ kỹ đến độ không ai còn biết nó mầu gì. Khách quen thì chẳng cần gọi, cứ “vô tư” tự kiếm chỗ mà ngồi. Bà hay cô chủ quán đã nhẵn mặt, tự động mang cà phê đến mời. Chủ, khách quen nhau đến độ coi nhau như người nhà, đã có “cuốn sổ” làm trung gian. Một ly cà phê với hai điếu thuốc lá, kể như cuộc đời đã lên hương. Thiên đàng là đây rồi vậy.
Trong khi đó, các văn nhân thi sĩ vẫn thường ngồi uống cà phê trong các quán sang trọng có máy lạnh, như La Pagode, Givral… ở đường Lê Lợi, Tự Do. Thỉnh thoảng đi ngang, thấy các “ngài”, kẻ hèn này cũng ao ước được ngồi ung dung trên ghế có nệm da với ly cà phê đặt trên chiếc bàn mặt kính. Nhưng khi tiền rủng rỉnh rồi, bèn thực hiện “giấc mơ”, mới chợt nhận ra “sự thật phũ phàng”. Quang cảnh tráng lệ không làm cho cà phê ngon hơn, nhất là chưa kịp cạn tách cà phê thì bồi bàn trong bộ đồng phục quần đen, áo mầu “bọc-đô” đã nhanh nhẹn… vồ lấy mang đi. Thôi đành trở lại chốn cũ: Cà phê vỉa hè muôn năm!
Thế nhưng, loại quán tự xưng “cà phê xa lộ” trước 75 kể như “lọt sổ”, chẳng khác gì hình thức “cà phê ôm” hiện nay ở Việt Nam. Đố ai có can đảm để gọi những “khách” vào các quán này là người biết uống, biết thưởng thức cà phê.
Uống cà phê cũng gần như uống rượu. Mà uống rượu theo thi sĩ Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu, “rượu ngon phải có bạn hiền”. Nhưng theo nhà thơ núi Tản, sông Đà này, một khi đã có hai thứ đó rồi mà chỗ ngồi uống rượu không thú vị, vẫn chưa ngon. Trường hợp hội đủ 3 tiêu chuẩn vừa kể mà mồi dở thì cũng “công lao công cốc”. Uống cà phê, theo ngu ý, chỉ cần có bạn hiền, cà phê ngon và chỗ ngồi. Kẻ hèn này chúa “ghét” những ai vừa uống cà phê lại vừa nhai kèm bánh ngọt hay bánh mì.
- Chọn “bạn cà phê” tương đối khó hơn so với “bạn rượu”. Dĩ nhiên cả “hai bạn” phải tâm đầu ý hiệp với mình, nhưng “bạn cà phê” không thể là thứ ồn ào, chuyên nghiệp “đao to búa lớn”. Trong khi “bạn rượu” càng cười to nói lớn, càng vui, nhưng “bạn cà phê” trái lại, chỉ cần nhiều “bầu” tâm sự buồn để thủ thỉ. Yếm thế, thất tình, say văn thơ… đều là những “chất liệu” quí báu và thích hợp với những tách cà phê đen, thơm ngào ngạt, tỏa khói.
“Bạn cà phê” tuyệt đại đa số là nam. Quá hiếm trường hợp một đấng nam nhi dắt bồ mình vào quán cà phê, trừ khi quán này còn bán cả chè thạch, sinh tố. Nếu xẩy ra, hoặc gã này thuộc loại lẩm cẩm, hoặc không thuộc loại biết uống cà phê (chưa xứng đáng được mang danh hiệu “ghiền”), hoặc nghèo. Có khi gồm cả 3 “đặc điểm” ấy.
- Cà phê ngon: Lẽ ra đây phải là điều kiện tiên khởi, nhưng mục này rất phức tạp để bàn thảo. Đối với kẻ hèn này, một tách cà phê ngon đương nhiên phải thơm, nguyên chất, phải đậm đà và thật nóng. Cà phê ngon mà tuôn đầy sữa vào - hỏng! Cà phê ngon mà đổ cả đống đường vào - hỏng! Cà phê ngon mà phải “sống chung” với đá cục hay đá dậm - cũng hỏng! Kẻ hèn này mà đồng hành với “bạn cà phê” nào mà chưa kịp đặt bàn tọa xuống mặt ghế đã vội gọi như vỡ chợ: “Cho ly cà phê đá” - hay: “Một ly cà phê nóng, nhưng nhiều sữa, nhé” - hoặc anh dũng kêu một ly cà phê “phối hợp nghệ thuật”, tưởng gì, hóa ra “cà phê sữa đá”, thì lần sau có cho vàng, cũng không đi cùng.
- Chỗ ngồi, tức là quán cà phê. Quá ư quan trọng! Vào một nhà hàng, sau khi thanh toán một tô phở “xe lửa” hay tô mì “king size”, tô hủ tiếu “vĩ đại” rồi kết thúc “chiến trường” bằng một ly cà phê thì kể như “hỏng cuộc đời”. Dù cà phê ngon mà chỗ uống không thích hợp, vẫn hiển nhiên không ngon. Theo ngu ý của kẻ hèn này, quán càng “thuần túy”, cà phê càng dễ tuyệt vời. Loại quán chỉ bán duy nhất cà phê mà thôi, ở xứ Cờ Hoa xô bồ này dường như hiếm có vô cùng, thiết tưởng chỉ có nhiều ở Paris, trên bờ sông Seine hay khu St. Germain-des-Prés, hoặc ở Rome, thủ đô nước Ý. Tại những thành phố này, tuy vừa đứng vừa thưởng thức cà phê, nhưng đa số là những quán “cóc” chính hiệu và nhất là khách uống toàn là những tay ghiền cà phê “có bằng cấp” nên… đã lắm!
Quán cà phê lý tưởng không thể ồn ào, không thể có thứ ánh sáng lúc nào cũng giống những buổi trưa hè “trời hồng hồng, nắng trong trong”, thêm vào đó, nhạc mở đinh tai nhức óc. “Bạn cà phê” muốn tâm sự với nhau, cứ phải nhổm người lên, dí mặt sát nhau rồi thi đua cùng hét. Cảnh tượng giống hai thằng điếc đang… nói chuyện.
Dân uống cà phê “thứ thiệt” thích vào một cái quán có ánh đèn dìu nhẹ, nhạc thính phòng êm dịu, không khí gây cảm tưởng ấm áp. Nếu quán lại có một cô chủ duyên dáng và dịu dàng nữa thì, thú thật, có lấy chổi chà quét khách đi, khách ghiền vẫn lại… lù lù tới.
Nhân nói về quán, kẻ hèn này mạn phép giới thiệu không công với quí độc giả một vài quán cà phê ở Âu Châu mà trước đây các danh nhân đã từng ngồi mỗi sáng. Cà phê ở các quán này ngon hết ý, nhưng chiếm được đúng cái chỗ - có ghi tên danh nhân đàng hoàng - mà họ đã ngồi, tưởng phải đến thật sớm hoặc phải tranh giành, mệt nghỉ, nhưng được hưởng chút “hương thừa” lịch sử, vẫn đáng công: Thứ nhất, triết gia Jean Paul Sartre ngày nào mà chẳng nhâm nhi cà phê ở quán Café Fore hay quán bên cạnh Les Deux Margots, tại khu Saint Germain-des-Prés, quận 6 Paris. Thứ hai, kịch tác gia trứ danh Henrik Ibsen, tác giả của A Doll’s House, Peer Gynt, An Enemy of the Pepole… đã ngồi mòn ghế ở quán Kaffe Oslo, đường Drammensveien, Oslo, thủ đô Na Uy…
Xin trở lại vấn đề, dân ghiền cà phê thứ thiệt thường lại không mê các quán “cà phê mát mẻ”. Lý do: Cà phê và da thịt không đi chung với nhau. Cà phê vốn không thích hợp với cảnh “đồi núi và suối rừng”. Đối với Việt Nam Xã Hội Chủ Nghĩa thì miễn bàn, bởi ở đây chế độ “đa ôm” đang phát triển. Riêng ở California, được biết là một hội đồng thành phố đã ra lệnh cho các nữ chiêu đãi viên trong các quán cà phê Việt Nam là không được ăn mặc thiếu vải dù muốn phô diễn tinh thần khó khăn của giới “khổ tu”. Xin chia buồn với những “bạn cà phê” vốn giầu lòng từ bi, bác ái muốn tìm đến “giới nghèo” để vừa an ủi lẫn giúp đỡ vật chất. Riêng các bà vợ thì ngược lại, hoan hô hết mình quyết định của chính quyền, nhưng bên ngoài vẫn tỏ ra thông cảm với ông xã, nhỏ nhẹ khuyên chồng cứ hồ hởi ở nhà mà tha hồ uống “cà phê vợ”. Hơn nữa, các bà còn nhắc lại lời khuyên bảo của cổ nhân: “Ta về ta núc sữa ta - tuy rằng quá ‘đát’, sữa nhà vẫn hơn!”.
Cà phê ngon còn đòi hỏi nhiều thứ nữa, tuy nhiên trong một bài báo giới hạn, kẻ hèn này mạn phép không thể lai rai bàn hết các chi tiết, nhưng các điều kiện cần thiết như sau thì không thể thiếu: Cẩn thận chọn loại cà phê, đừng hà tiện mua thứ rẻ tiền. Cà phê phải mới xay. Giới ghiền ngồi quán cà phê dĩ nhiên đành giao phó hai việc vừa kể cho chủ quán. Nếu quán vẫn đông khách và khách cũ vẫn quay trở lại để rồi đóng đô luôn ở đây, ắt hai điều ấy đã được chủ quan hiểu biết và áp dụng nghiêm chỉnh. Kể như trúng số, tuy chưa phải lô độc đắc hay Mega, nhưng tràn đầy hy vọng, nếu chủ quán cung ứng thêm các điều kiện về cách pha, đun nước - chẳng hạn, không nên nén chặt cà phê vào “phin”, nhưng nên nhỏ ít giọt vào cho cà phê nở trước khi chế nước nóng khoảng một phút - tuy vậy, nhớ đừng dùng nước sôi kẻo “giết chết” cà phê. Nước nóng già chút thôi, nhé! Việc vừa kể, khách cũng đành phó thác vào bàn tay điệu nghệ của chủ quán. Nhưng các khoản sau đây thì khách có thể yêu cầu chủ quán thỏa mãn: Tách uống cà phê phải là tách bằng sành, đã được “sưởi” trước trong lò. Cà phê nóng mà tách lạnh kể như hai tình trạng “chửi cha nhau”.
Không biết quí độc giả ghiền cà phê nghĩ sao chứ, riêng kẻ hèn này đã thề chẳng thà… chết, chứ cương quyết không uống cà phê trong các ly bằng giấy hay bằng nhựa to tổ bố, “ghê” hơn nữa, cà phê đựng trong chai. Tục quá! Kiểu vai u thịt bắp, võ biền, trong khi cà phê thuộc “giai cấp” thanh tao, quí phái. Quả đúng, đã không chơi thì thôi, mà đã chơi thì phải làm sao theo kịp được lời khuyên của cụ Nguyễn Công Trứ: “Chơi cho lệch đất, nghiêng trời” - nghĩa là chơi cho đúng điệu vậy. – (HM)
source
Vien Dong Daily
Tú Xương, nhà thơ nổi tiếng ăn chơi và chịu chơi (nhưng không bao giờ chịu “chơi chịu”), đã công nhận 3 lạc thú ở đời: “Một trà, một rượu, một đàn bà”. Thuở đó, người Pháp đã đặt chân lên lãnh thổ Việt Nam rồi, nhưng chắc cà phê chưa kịp được phổ biến nên thi sĩ Tú Xương chưa được thưởng thức “của lạ” này, chứ một khi ông đã nếm mùi, rất có thể hoặc ông đã cho trà ra rìa mà rước cà phê vào thay thế, hoặc ông công kênh cả cà phê vào cho đủ bộ: “Bốn thứ lăng nhăng nó hại ta”. Hơn thế nữa, nhà thơ làng Vị Xuyên vẫn từng vỗ ngực khoe: “Biết ngồi Thống Bảo, biết đi ả đầu - Biết thuốc lá, biết chè Tầu - Cao lâu biết vị, hồng lâu biết mùi” mà nếu, đặt thí dụ thời ông đã có quán cà phê, ông không biết ngồi quán cà phê thì, xin lỗi, kẻ hèn này vẫn… chê ông như thường dù từ thuở còn mài đũng quần trên ghế nhà trường đã mê thơ của ông còn hơn mê cả “rượu và đàn bà” - hay nói đúng hơn, phận hậu sinh này vẫn tiếc hùi hụi cho ông, bởi ông “chết xuống âm phủ, biết có hay không”.
Vâng, khó mà diễn tả hết được, trọn vẹn được cái thú ngồi quán cà phê. Phải đích thân sống thực với “sự cố” này mới mong cảm nhận được đầy đủ. Bài viết này sức mấy mà dám vênh mặt tự nhận là chứa đựng mọi khía cạnh. “Không dám đâu”! Đã có nhiều tác giả, thi sĩ có, văn sĩ có, viết về cái việc “sống ở trên đời, hưởng thú cà phê”, rất hay, đọc khoái lắm, “phê” lắm, nhưng vẫn thiếu… làm sao í. Khó nói! Sự “thiếu” này hoàn toàn không phải do người viết kém tài, nhưng thật sự bởi đó là thứ kinh nghiệm cá nhân. Nói cách khác, mỗi người mê ngồi quán cà phê có thể cảm nhận cái thú một cách khác nhau, hoặc cũng có thể cảm nhận giống nhau nhưng diễn tả lại không y như nhau.
Trước “Tháng Tư ...” 1975, kẻ hèn này tuy đã chập chững bước vào lứa tuổi trung niên, nhưng vẫn không xuống thang mức độ ngồi quán cà phê. Ngồi hàng ngày. Một ngày tối thiểu cũng hai cữ, sáng sớm và xế trưa. Tính ra từ thuở bắt đầu biết ngồi quán cà phê cho tới nay - kể cả ở trong nước lẫn ở hải ngoại - số thâm niên ngồi quán cũng dư điều kiện để được ghi vào bản “cáo phó” là “hưởng thọ” chứ không đến nỗi chỉ “hưởng dương”. 60 năm hay 21.900 ngày; mỗi ngày trung bình 2 lần uống, vị chi 43.800 tách cà phê. Không kể những lần “cơm nhà, cà phê vợ”. Hãy tưởng tượng, 43.800 tách cà phê tức là 43.800 lần “sướng”. Đời như vậy còn đòi gì nữa, phải vậy không ạ? Bởi thế, kẻ hèn này đã tự coi như thể mình đã “phiêu diêu miền cực lạc” rồi, chẳng còn phải chờ đợi hay ao ước gì nữa.
Nhớ lại thuở còn là học sinh trung học rồi sinh viên, kẻ hèn này rất hiếm khi có tiền trong túi - nhưng ngày nào cũng vòi mẹ cho bằng được mấy chục, lại khều thằng bạn thân (nó còn “rách” thảm thương hơn mình) ra ngồi quán cà phê vệ đường, rất nhiều khi “làm học trò không sách cầm tay - có tâm sự đi nói cùng… chất đắng”. Người ta vẫn gọi các quán cà phê ở vỉa hè là cà phê “bí tất” hay “cà phế dzớ”. Nghèo thật, nhưng không có nghĩa là cà phê dở, nhiều quán đã từng giữ chân biết bao dân ghiền, gây mê cho biết bao khách thập phương. Những quán cà phê ở đường Duy Tân chẳng hạn, dưới các gốc me bốn mùa xanh um bóng lá, có bao giờ vắng người sành điệu đâu. Chỉ một cái bàn thấp tè với mấy chiếc ghế lùn tịt. Gọi là “bàn” và “ghế” cho oai thôi, thật sự chỉ là cái thùng gỗ vốn cũ kỹ đến độ không ai còn biết nó mầu gì. Khách quen thì chẳng cần gọi, cứ “vô tư” tự kiếm chỗ mà ngồi. Bà hay cô chủ quán đã nhẵn mặt, tự động mang cà phê đến mời. Chủ, khách quen nhau đến độ coi nhau như người nhà, đã có “cuốn sổ” làm trung gian. Một ly cà phê với hai điếu thuốc lá, kể như cuộc đời đã lên hương. Thiên đàng là đây rồi vậy.
Trong khi đó, các văn nhân thi sĩ vẫn thường ngồi uống cà phê trong các quán sang trọng có máy lạnh, như La Pagode, Givral… ở đường Lê Lợi, Tự Do. Thỉnh thoảng đi ngang, thấy các “ngài”, kẻ hèn này cũng ao ước được ngồi ung dung trên ghế có nệm da với ly cà phê đặt trên chiếc bàn mặt kính. Nhưng khi tiền rủng rỉnh rồi, bèn thực hiện “giấc mơ”, mới chợt nhận ra “sự thật phũ phàng”. Quang cảnh tráng lệ không làm cho cà phê ngon hơn, nhất là chưa kịp cạn tách cà phê thì bồi bàn trong bộ đồng phục quần đen, áo mầu “bọc-đô” đã nhanh nhẹn… vồ lấy mang đi. Thôi đành trở lại chốn cũ: Cà phê vỉa hè muôn năm!
Thế nhưng, loại quán tự xưng “cà phê xa lộ” trước 75 kể như “lọt sổ”, chẳng khác gì hình thức “cà phê ôm” hiện nay ở Việt Nam. Đố ai có can đảm để gọi những “khách” vào các quán này là người biết uống, biết thưởng thức cà phê.
Uống cà phê cũng gần như uống rượu. Mà uống rượu theo thi sĩ Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu, “rượu ngon phải có bạn hiền”. Nhưng theo nhà thơ núi Tản, sông Đà này, một khi đã có hai thứ đó rồi mà chỗ ngồi uống rượu không thú vị, vẫn chưa ngon. Trường hợp hội đủ 3 tiêu chuẩn vừa kể mà mồi dở thì cũng “công lao công cốc”. Uống cà phê, theo ngu ý, chỉ cần có bạn hiền, cà phê ngon và chỗ ngồi. Kẻ hèn này chúa “ghét” những ai vừa uống cà phê lại vừa nhai kèm bánh ngọt hay bánh mì.
- Chọn “bạn cà phê” tương đối khó hơn so với “bạn rượu”. Dĩ nhiên cả “hai bạn” phải tâm đầu ý hiệp với mình, nhưng “bạn cà phê” không thể là thứ ồn ào, chuyên nghiệp “đao to búa lớn”. Trong khi “bạn rượu” càng cười to nói lớn, càng vui, nhưng “bạn cà phê” trái lại, chỉ cần nhiều “bầu” tâm sự buồn để thủ thỉ. Yếm thế, thất tình, say văn thơ… đều là những “chất liệu” quí báu và thích hợp với những tách cà phê đen, thơm ngào ngạt, tỏa khói.
“Bạn cà phê” tuyệt đại đa số là nam. Quá hiếm trường hợp một đấng nam nhi dắt bồ mình vào quán cà phê, trừ khi quán này còn bán cả chè thạch, sinh tố. Nếu xẩy ra, hoặc gã này thuộc loại lẩm cẩm, hoặc không thuộc loại biết uống cà phê (chưa xứng đáng được mang danh hiệu “ghiền”), hoặc nghèo. Có khi gồm cả 3 “đặc điểm” ấy.
- Cà phê ngon: Lẽ ra đây phải là điều kiện tiên khởi, nhưng mục này rất phức tạp để bàn thảo. Đối với kẻ hèn này, một tách cà phê ngon đương nhiên phải thơm, nguyên chất, phải đậm đà và thật nóng. Cà phê ngon mà tuôn đầy sữa vào - hỏng! Cà phê ngon mà đổ cả đống đường vào - hỏng! Cà phê ngon mà phải “sống chung” với đá cục hay đá dậm - cũng hỏng! Kẻ hèn này mà đồng hành với “bạn cà phê” nào mà chưa kịp đặt bàn tọa xuống mặt ghế đã vội gọi như vỡ chợ: “Cho ly cà phê đá” - hay: “Một ly cà phê nóng, nhưng nhiều sữa, nhé” - hoặc anh dũng kêu một ly cà phê “phối hợp nghệ thuật”, tưởng gì, hóa ra “cà phê sữa đá”, thì lần sau có cho vàng, cũng không đi cùng.
- Chỗ ngồi, tức là quán cà phê. Quá ư quan trọng! Vào một nhà hàng, sau khi thanh toán một tô phở “xe lửa” hay tô mì “king size”, tô hủ tiếu “vĩ đại” rồi kết thúc “chiến trường” bằng một ly cà phê thì kể như “hỏng cuộc đời”. Dù cà phê ngon mà chỗ uống không thích hợp, vẫn hiển nhiên không ngon. Theo ngu ý của kẻ hèn này, quán càng “thuần túy”, cà phê càng dễ tuyệt vời. Loại quán chỉ bán duy nhất cà phê mà thôi, ở xứ Cờ Hoa xô bồ này dường như hiếm có vô cùng, thiết tưởng chỉ có nhiều ở Paris, trên bờ sông Seine hay khu St. Germain-des-Prés, hoặc ở Rome, thủ đô nước Ý. Tại những thành phố này, tuy vừa đứng vừa thưởng thức cà phê, nhưng đa số là những quán “cóc” chính hiệu và nhất là khách uống toàn là những tay ghiền cà phê “có bằng cấp” nên… đã lắm!
Quán cà phê lý tưởng không thể ồn ào, không thể có thứ ánh sáng lúc nào cũng giống những buổi trưa hè “trời hồng hồng, nắng trong trong”, thêm vào đó, nhạc mở đinh tai nhức óc. “Bạn cà phê” muốn tâm sự với nhau, cứ phải nhổm người lên, dí mặt sát nhau rồi thi đua cùng hét. Cảnh tượng giống hai thằng điếc đang… nói chuyện.
Dân uống cà phê “thứ thiệt” thích vào một cái quán có ánh đèn dìu nhẹ, nhạc thính phòng êm dịu, không khí gây cảm tưởng ấm áp. Nếu quán lại có một cô chủ duyên dáng và dịu dàng nữa thì, thú thật, có lấy chổi chà quét khách đi, khách ghiền vẫn lại… lù lù tới.
Nhân nói về quán, kẻ hèn này mạn phép giới thiệu không công với quí độc giả một vài quán cà phê ở Âu Châu mà trước đây các danh nhân đã từng ngồi mỗi sáng. Cà phê ở các quán này ngon hết ý, nhưng chiếm được đúng cái chỗ - có ghi tên danh nhân đàng hoàng - mà họ đã ngồi, tưởng phải đến thật sớm hoặc phải tranh giành, mệt nghỉ, nhưng được hưởng chút “hương thừa” lịch sử, vẫn đáng công: Thứ nhất, triết gia Jean Paul Sartre ngày nào mà chẳng nhâm nhi cà phê ở quán Café Fore hay quán bên cạnh Les Deux Margots, tại khu Saint Germain-des-Prés, quận 6 Paris. Thứ hai, kịch tác gia trứ danh Henrik Ibsen, tác giả của A Doll’s House, Peer Gynt, An Enemy of the Pepole… đã ngồi mòn ghế ở quán Kaffe Oslo, đường Drammensveien, Oslo, thủ đô Na Uy…
Xin trở lại vấn đề, dân ghiền cà phê thứ thiệt thường lại không mê các quán “cà phê mát mẻ”. Lý do: Cà phê và da thịt không đi chung với nhau. Cà phê vốn không thích hợp với cảnh “đồi núi và suối rừng”. Đối với Việt Nam Xã Hội Chủ Nghĩa thì miễn bàn, bởi ở đây chế độ “đa ôm” đang phát triển. Riêng ở California, được biết là một hội đồng thành phố đã ra lệnh cho các nữ chiêu đãi viên trong các quán cà phê Việt Nam là không được ăn mặc thiếu vải dù muốn phô diễn tinh thần khó khăn của giới “khổ tu”. Xin chia buồn với những “bạn cà phê” vốn giầu lòng từ bi, bác ái muốn tìm đến “giới nghèo” để vừa an ủi lẫn giúp đỡ vật chất. Riêng các bà vợ thì ngược lại, hoan hô hết mình quyết định của chính quyền, nhưng bên ngoài vẫn tỏ ra thông cảm với ông xã, nhỏ nhẹ khuyên chồng cứ hồ hởi ở nhà mà tha hồ uống “cà phê vợ”. Hơn nữa, các bà còn nhắc lại lời khuyên bảo của cổ nhân: “Ta về ta núc sữa ta - tuy rằng quá ‘đát’, sữa nhà vẫn hơn!”.
Cà phê ngon còn đòi hỏi nhiều thứ nữa, tuy nhiên trong một bài báo giới hạn, kẻ hèn này mạn phép không thể lai rai bàn hết các chi tiết, nhưng các điều kiện cần thiết như sau thì không thể thiếu: Cẩn thận chọn loại cà phê, đừng hà tiện mua thứ rẻ tiền. Cà phê phải mới xay. Giới ghiền ngồi quán cà phê dĩ nhiên đành giao phó hai việc vừa kể cho chủ quán. Nếu quán vẫn đông khách và khách cũ vẫn quay trở lại để rồi đóng đô luôn ở đây, ắt hai điều ấy đã được chủ quan hiểu biết và áp dụng nghiêm chỉnh. Kể như trúng số, tuy chưa phải lô độc đắc hay Mega, nhưng tràn đầy hy vọng, nếu chủ quán cung ứng thêm các điều kiện về cách pha, đun nước - chẳng hạn, không nên nén chặt cà phê vào “phin”, nhưng nên nhỏ ít giọt vào cho cà phê nở trước khi chế nước nóng khoảng một phút - tuy vậy, nhớ đừng dùng nước sôi kẻo “giết chết” cà phê. Nước nóng già chút thôi, nhé! Việc vừa kể, khách cũng đành phó thác vào bàn tay điệu nghệ của chủ quán. Nhưng các khoản sau đây thì khách có thể yêu cầu chủ quán thỏa mãn: Tách uống cà phê phải là tách bằng sành, đã được “sưởi” trước trong lò. Cà phê nóng mà tách lạnh kể như hai tình trạng “chửi cha nhau”.
Không biết quí độc giả ghiền cà phê nghĩ sao chứ, riêng kẻ hèn này đã thề chẳng thà… chết, chứ cương quyết không uống cà phê trong các ly bằng giấy hay bằng nhựa to tổ bố, “ghê” hơn nữa, cà phê đựng trong chai. Tục quá! Kiểu vai u thịt bắp, võ biền, trong khi cà phê thuộc “giai cấp” thanh tao, quí phái. Quả đúng, đã không chơi thì thôi, mà đã chơi thì phải làm sao theo kịp được lời khuyên của cụ Nguyễn Công Trứ: “Chơi cho lệch đất, nghiêng trời” - nghĩa là chơi cho đúng điệu vậy. – (HM)
source
Vien Dong Daily
No comments:
Post a Comment