Cập nhật lúc 8:30:53 PM - 07/08/2010
Vũ Thành/Viễn ĐôngChữ ký của những người giàu có hứa hiến tặng tài sản của mình cho công tác từ thiện (nguồn: givingpledge.org)
– Hình trái, một bé gái ở Đông Timor đang ăn sáng qua chương trình tài trợ của Liên Hiệp Quốc (ảnh: Martine Perret/UN) – Hình phải, một bé trai người Sudan tị nạn được trở về ngôi làng ở mạn Tây Darfur (ảnh: Albert Gonzalez Farran/UN) – Bên dưới, trẻ em Afghanistan đang nô đùa trong trại tị nạn ở phía Bắc xứ sở này (ảnh: Eric Kanalstein/UN) – trình bày minh họa: Loan Loan/Viễn Đông.
NEW YORK - Hai nhà tỷ phú Warren Buffett và Bill Gates tuyên bố, họ không muốn mọi người nhớ đến họ như là những người giàu nhất thế giới, mà là những người rộng rãi hào phóng nhất, theo tin tức trên trang mạng CBS Evening News ngày 16-6-2010.
Ông Buffett phát biểu: “Tôi đã có tất cả mọi thứ trên đời này, và tôi cũng có quá dư thừa mọi thứ xung quanh – bây giờ tôi chỉ muốn cho đi những thứ dư thừa”.
Cách đây hơn một năm, hai nhân vật này – mà tài sản cộng lại có thể lên tới 100 tỷ Mỹ kim – đã tổ chức một bữa ăn tối độc nhất vô nhị với khách mời là 14 tỷ phú mạnh thường quân, bao gồm Ted Turner, Oprah Winfrey và Michael Bloomberg. Sau bữa tiệc đặc biệt đó, một website xuất hiện trên internet tên là givingpledge.org, trong đó các nhà tỷ phú công khai hứa hẹn sẽ hiến tặng 50% tài sản họ khi họ còn sinh thời hay sau khi đã qua đời. Ký giả Carol J. Loomis cho biết, nếu cuộc vận động thành công, cộng đồng xã hội sẽ có được 600 tỷ Mỹ kim để làm được quá nhiều công cuộc từ thiện – và chắc chắn đủ tiền để loại trừ bịnh AIDS nơi các thiếu nhi trên toàn cầu.
* Kết quả lời kêu gọi làm việc thiện
Trang mạng msnbc.com ngày 4-8-2010 cho biết, sau bữa tiệc do hai tỷ phú Gates và Buffett tổ chức hồi năm 2009, kêu gọi các nhà tỷ phú giàu nhất trên thế giới hãy ra tay làm việc thiện, đến nay đã có hơn 30 người và gia đình đồng ý tham gia vào các công cuộc từ thiện.
Ngoài hai ông Gates và Buffett, đã có thêm 38 nhà tỷ phú ký tên trên trang mạng The Giving Pledge, bao gồm các vị như Thị trưởng New York Michael Bloomberg, Tổng giám đốc giải trí Barry Diller, người đồng sáng lập ra công ty Oracle là Larry Ellison, nhà tỷ phú năng lượng T. Boone Pickens, ông trùm ngành truyền thông Ted Turner, David Rockfeller, nhà sản xuất phim George Lucas và nhà đầu tư Ronald Perelman.
Nhà tỷ phú Buffett phát biểu: “Chúng tôi đã tiếp xúc từ 70 đến 80 vị, và cuối cùng đã thuyết phục được 40 người làm mạnh thường quân. Một số cho biết chưa sẵn sàng, nhưng chúng tôi nhất định không bỏ cuộc. Vị thánh nào cũng có một quá khứ sai lầm, kẻ tội lỗi nào cũng có một tương lai xán lạn. Chúng tôi vẫn tiếp tục công việc kêu gọi mọi người tham gia vào công cuộc từ thiện”.
Theo tạp chí Forbes, cho đến nay đã có 40 tỷ phú cam kết sẽ hiến tặng tài sản, trị giá tổng cộng khoảng 203 tỷ Mỹ kim. Có nhiều người còn cho biết họ dự định hiến tặng hơn cả tỷ lệ 50% tài sản nữa; riêng nhà tỷ phú Buffett hứa hẹn sẽ quyên tặng hơn 99% gia sản của ông.
* Diễn tiến công cuộc từ thiện tại Hoa Kỳ
Các Hiệp Hội Tình Nguyện (Voluntary Association): Nét văn hóa tại Hoa Kỳ là hành động hợp tác. Sử gia Pháp Alexis de Tocqueville – tác giả Democracy in America – khi nghiên cứu về xứ sở Hoa Kỳ, cho rằng xã hội thuộc địa này được xây dựng bởi những lớp người tình nguyện, hay sau này ông gọi họ là “những hiệp hội tình nguyện”. Chính họ là những người đầu tiên đem lại lợi ích cho dân chúng, chú trọng vào phẩm chất cuộc sống. Những người này thường xuyên xuất hiện trong đời sống Hoa Kỳ, vốn là một nét đặc trưng của nền văn hóa Mỹ, và là yếu tố chính cho nền dân chủ Hoa Kỳ.
Ông viết tiếp: Nguời dân Hoa Kỳ không có thói quen trông chờ vào người khác – chính phủ, tầng lớp quý tộc hay giáo hội – giải quyết các vấn đề công ích; mà chính họ tự mình giải quyết, qua các hiệp hội tình nguyện, còn gọi là tổ chức phước thiện, là một nét đặc trưng dân chủ.
Benjamin Franklin: (sinh ngày 17-1-1706 – mất ngày 17-4-1790), ông được xem là một trong những bậc cha già khai sinh ra Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ. Ông là một con người đa tài, đa năng, đóng đủ mọi vai trò trong xã hội; nhưng nổi bật nhất là khía cạnh nhân đạo từ thiện. Dư luận đương thời tôn vinh ông là “Người Mỹ vĩ đại đầu tiên” (The First Great American), được xem là kiểu mẫu cho giá trị nền văn minh Hoa Kỳ.
Tại Philadelphia, có lẽ ông là người đã thành lập hệ thống từ thiện dân sự cá nhân đầu tiên tại Hoa Kỳ. Đến năm 1727, ông thành lập câu lạc bộ Junto (còn gọi là Leather Apron Club) – gồm 12 thành viên – để cải tiến cộng đồng xã hội tại Philadelphia, với mục tiêu thảo luận về các vấn đề luân lý, chính trị, triết lý tự nhiên và trao đổi kiến thức về kinh doanh thương mại. Mỗi chiều thứ Sáu, các thành viên của Hội sẽ nhóm họp để thảo luận về các vấn đề đang xảy ra trong cộng đồng – và một trong 4 điều kiện để gia nhập hội là “phải có lòng yêu thương nhân loại”.
Cuộc Cách Mạng Hoa Kỳ: Quan niệm cổ điển về từ thiện đưa ra một kiểu mẫu nhận thức, và các hiệp hội tình nguyện là kiểu mẫu về thủ tục mà cuộc Cách Mạng Hoa Kỳ đem lại. Cuộc cách mạng này bắt đầu từ thành phố Concord, tiểu bang Massachusetts – được xem như trung tâm điểm của công cuộc từ thiện tại Hoa Kỳ. Nơi đây các các nông dân được tuyển chọn họp thành các toán “Minutemen”, sẵn sàng cầm súng chiến đấu chống lại người Anh. Mười ba tiểu bang đầu tiên đã nổi dậy chôáng người Anh, thành lập ra Quân Đội Thuộc Địa, sau khi nổ ra cuộc Chiến Tranh Cách Mạng Mỹ chống lại sự cai trị của Anh.
Những Hiệp hội (Association) là những cơ cấu chính quyền đầu tiên hình thành vào buổi sơ khai, để sau đó, hình thức hoàn hảo cuối cùng trở thành Hiến Pháp của Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ, được tiếp diễn giống như một hiệp hội tình nguyện.
Tuyên bố về cuộc Cách Mạng tại Hoa Kỳ, ông Franklin từng phát biểu cho người Pháp biết rằng: “Chúng tôi chiến đấu cho phẩm cách và hạnh phúc thực sự của con người”.
Thế kỷ 19 - Sự tan rã: Tuy nhiên, quan niệm cổ điển về từ thiện với các hiệp hội tình nguyện yêu nước tại Hoa Kỳ không còn đứng vững. Kỷ nguyên Thời Đại Ánh Sáng (Era of Enlightenment) của Tây Phương – vốn là phần tinh túy của sắc thái Hoa Kỳ – đã bị cuộc cách mạng Pháp tại Âu Châu, Nã Phá Luân và Chủ Nghĩa Lãng Mạn, quét sạch đi.
Sự tan rã này thật là đáng tiếc. Các triết gia, văn sĩ hồi thế kỷ 19 như Hawthorne, Emerson, Thoreau, Melville và nhiều người khác, viết ra những tác phẩm chống lại sự phá hoại của nền kỹ thuật, sự đô thị hóa, kỹ nghệ hóa, đã làm mất đi những giá trị cổ điển Hoa Kỳ. Mặt khác, phong trào này là bằng chứng cho thấy ngọn lửa làm công cuộc từ thiện, hoàn thành những mục tiêu lý tưởng chưa phải đã tắt hẳn đi.
* Những đóng góp từ thiện trong đời sống người dân Hoa Kỳ
Tinh thần làm việc thiện và nhu cầu thực tế phải có các hiệp hội tình nguyện và nền văn hóa hợp tác, đã dần dần di chuyển sang phương Tây, với lằn ranh trong suốt thế kỷ 19 – vẫn còn tiềm tàng và được củng cố phát triển trong cá tính người Hoa Kỳ. Tất cả nền giáo dục tư nhân và tôn giáo tại Mỹ đều mang tính chất từ thiện – nhưng còn mở rộng hơn nữa sang các lãnh vực khác – thí dụ như chống chế độ nô lệ, quyền đi bầu của phụ nữ, bảo vệ môi trường, quyền dân sự, nam nữ bình quyền, và nhiều phong trào hòa bình khác – đều bắt đầu từ các hiệp hội từ thiện tình nguyện này. Mới đầu, một số hiệp hội xem ra có vẻ như chống lại văn hóa, nhưng thực sự các tổ chức này đều là các sáng kiến tư nhân, mong đem lại mọi công ích, chú trọng vào phẩm chất cuộc sống con người.
Công cuộc từ thiện tại Hoa Kỳ đã gặp nhiều thách thức, khó khăn, nhưng các hiệp hội này đã biết tận dụng mọi cơ hội vượt qua.
Có thể nói công cuộc từ thiện là nguồn lợi chính cung cấp cho lãnh vực nghệ thuật, mỹ thuật và tôn giáo, các mục tiêu nhân bản, cũng như các cơ sở giáo dục.
* Các nhà từ thiện trong thời hiện đại
Năm 1982, tài tử Paul Newman đồng sáng lập ra công ty thực phẩm Newman’s Own, và đã tặng biếu tiền lời cho nhiều cơ sở từ thiện khác nhau. Sau khi ông qua đời vào năm 2008, công ty này đã quyên tặng tới 250 triệu Mỹ kim cho hàng ngàn tổ chức từ thiện, cũng như nữ ca sĩ Shakira người Colombia đã giúp đỡ nhiều quốc gia trong thế giới thứ ba.
Trong mấy năm vừa qua, trên lãnh vực này đã xuất hiện nhiều tên tuổi nổi bật, như cuộc vận động của ca sĩ nhạc rock Bono, nhằm xóa bỏ các món nợ của thế giới thứ ba đối với các nước giàu có đã phát triển; các nguồn tài nguyên khổng lồ của cơ sở từ thiện Bill & Melinda Gates Foundation, hiện là một cơ sở từ thiện tư nhân trong sáng nhất do hai vợ chồng ông bà Bill và Melinda Gates thành lập. Mục tiêu của tổ chức này là tăng cường chăm sóc y tế trên toàn cầu, giảm bớt nghèo đói, và riêng tại Hoa Kỳ, mở rộng nền giáo dục, tạo mọi cơ hội cho các sinh viên học sinh và giúp họ tiếp cận với nền kỹ thuật tin tức. Tổ chức này có cơ sở tại thành phố Seattle, Washington, do 3 người cùng kiểm soát là Bill Gates, Melianda Gates và Warren Buffett.
Năm 2006, tỷ phú Warren Buffett – Chủ tịch Berkshire Hathaway đã quyên tặng tới 31 tỷ Mỹ kim cho Gates Foundation.
Công cuộc từ thiện tại Hoa Kỳ được các chuyên viên và các nhà gây quỹ chuyên nghiệp đảm trách. Tổ chức Association of Donor Relations Professionals (ADRP) là tổ chức quản trị chuyên nghiệp đầu tiên, phụ trách về giao tế gây quỹ tại Hoa Kỳ và Canada.
* Triết lý và chính trị về làm việc thiện
Triết lý: Cho tới nay mục đích làm việc thiện vẫn còn là một đề tài gây nhiều tranh luận. Một số người cho rằng làm việc từ thiện có nghĩa là giúp đỡ cho các người nghèo khổ; một số khác lại cho rằng bất cứ một hành vi vị tha nào cũng là làm việc từ thiện, miễn đó là một công tác xã hội chưa ai làm để phục vụ cho cộng đồng xã hội.
Một số thì cho rằng làm từ thiện có nghĩa là xây dựng cộng đồng, gây quỹ cho cộng đồng và tặng xe cộ. Họ lý luận rằng khi cộng đồng cảm thấy tài nguyên dồi dào phong phú, thì lúc đó cộng đồng sẽ giải quyết mọi vấn đề trong cộng đồng dễ dàng và tốt đẹp hơn.
Chính trị: Một số nhân vật chính trị thường hay làm việc thiện để dân chúng biết đến mình như là một con người vĩ đại, tốt bụng v.v… Còn một số chính quyền nghi ngờ một số người làm từ thiện, vì sợ rằng họ sẽ xin xỏ một đặc ân nào đó, tuy nhiên vẫn cho phép các nhóm có lợi ích đặc biệt thành lập các tổ chức phi chính phủ.
* Phe chỉ trích phong trào từ thiện
Một số người mang đầu óc hoài nghi, đã nhìn hành động làm việc thiện theo chiều hướng bi quan, chỉ trích. Trên Aspenbaker blog ngày 21-6-2010, người ta đọc thấy những đoạn văn mang đầy vẻ hoài nghi châm biếm. Tác giả cho rằng ông ta cũng đứng đầu một tổ chức từ thiện vô vị lợi, rất thành thạo trong việc gây quỹ. Ông đưa ra một nhận xét khá độc đáo và bất ngờ: đa số ngân khoản quyên tặng cho các hội từ thiện vô vị lợi, không phải từ các nhà giàu có, mà chính từ… các người nghèo.
Chính Stacy Palmer, chủ bút tạp chí Chronicle of Philanthropy đã viết như sau: Đa số ngân khoản do các hội từ thiện quyên góp được đều do người nghèo đóng góp, mặc dù họ chỉ có thể hiến tặng 5, 10 hoặc cùng lắm là 50 Mỹ kim, nhưng chính những số tiền nhỏ nhoi này đã làm nên ngân khoản lớn lao cho các tổ chức vô vị lợi. Trong danh sách các mạnh thường quân hào phóng nhất trên tạp chí Chronicle, chỉ có tên 17 người (trong số 400 người giàu nhất nước Mỹ).
Tác giả blog này suy luận như sau: Sở dĩ hiện nay một số tổ chức từ thiện ra đời, vì từ nhiều thập kỷ nay, một số người Mỹ giàu có đã tìm ra giải pháp để bớt bị đóng thuế, bằng cách lập ra các cơ sở từ thiện tư nhân, biến thành nơi giảm thuế (tax shelter) đánh vào tài sản họ tại Hoa Kỳ. Họ đưa tài sản vào các tổ chức từ thiện này, với những luật lệ quy định riêng để bảo vệ tài sản cho họ, với một hình thức hợp pháp.
Thí dụ như, thay vì một nhà tỷ phú phải trả 1 triệu Mỹ kim tiền thuế, nhà tỷ phú từ thiện này bèn bỏ 1 triệu đó vào cơ sở từ thiện của riêng cá nhân ông ta, và theo những quy định luật lệ riêng, ông ta chỉ cần bỏ ra một tỷ lệ rất nhỏ chừng 5% để làm việc từ thiện hàng năm. Do đó, với cơ sở từ thiện này làm bình phong, ông ta có thể cứ tích lũy và phát triển tài sản của mình ngày một to lớn, mà không bị đóng thuế.
Hậu quả là thay vì chính phủ thu được 1 triệu Mỹ kim để lo cho giáo dục, y tế của toàn dân, v.v., thì nay chỉ có 50.000 Mỹ kim để làm ghế ngồi tại công viên thôi; thay vì có hẳn số tiền 1 triệu Mỹ kim lo cho người già cả, nay lại chỉ còn 50.000 Mỹ kim để tổ chức một tiệc rượu cocktail cho viện bảo tàng mà ông ta ưa thích…
* Những di sản để lại bằng chúc thư lớn nhất
+ Tỷ phú Warren Buffett để lại 31 tỷ Mỹ kim cho tổ chức Bill and Melinda Gates Foundation.
+ Ông Chuck Feeny để lại 8 tỷ Anh kim cho tổ chức Atlantic Philanthropies.
+ Năm 1901, ông vua thép Andrew Carnegie để lại 350 triệu Mỹ kim (theo thời giá hiện nay là 7 tỷ Mỹ kim), phân phối cho các tổ chức từ thiện.
+ Các giám đốc của tạp chí Reader’s Digest để lại 424 triệu Mỹ kim cho Viện bảo tàng Metropolitan Museum of Art.
+ Năm 2003, Joan B. Kroc để lại 200 triệu Mỹ kim cho National Public Radio.
+ Từ 1913-1914, vua dầu hỏa John D. Rockfeller để lại 100 triệu Mỹ kim cho tổ chức từ thiện Rockfeller Foundation.
+ Henry và Betty Rowan để lại 100 triệu Mỹ kim cho trường đại học Glassboro State College.
source
VienDongDaily
NEW YORK - Hai nhà tỷ phú Warren Buffett và Bill Gates tuyên bố, họ không muốn mọi người nhớ đến họ như là những người giàu nhất thế giới, mà là những người rộng rãi hào phóng nhất, theo tin tức trên trang mạng CBS Evening News ngày 16-6-2010.
Ông Buffett phát biểu: “Tôi đã có tất cả mọi thứ trên đời này, và tôi cũng có quá dư thừa mọi thứ xung quanh – bây giờ tôi chỉ muốn cho đi những thứ dư thừa”.
Cách đây hơn một năm, hai nhân vật này – mà tài sản cộng lại có thể lên tới 100 tỷ Mỹ kim – đã tổ chức một bữa ăn tối độc nhất vô nhị với khách mời là 14 tỷ phú mạnh thường quân, bao gồm Ted Turner, Oprah Winfrey và Michael Bloomberg. Sau bữa tiệc đặc biệt đó, một website xuất hiện trên internet tên là givingpledge.org, trong đó các nhà tỷ phú công khai hứa hẹn sẽ hiến tặng 50% tài sản họ khi họ còn sinh thời hay sau khi đã qua đời. Ký giả Carol J. Loomis cho biết, nếu cuộc vận động thành công, cộng đồng xã hội sẽ có được 600 tỷ Mỹ kim để làm được quá nhiều công cuộc từ thiện – và chắc chắn đủ tiền để loại trừ bịnh AIDS nơi các thiếu nhi trên toàn cầu.
* Kết quả lời kêu gọi làm việc thiện
Trang mạng msnbc.com ngày 4-8-2010 cho biết, sau bữa tiệc do hai tỷ phú Gates và Buffett tổ chức hồi năm 2009, kêu gọi các nhà tỷ phú giàu nhất trên thế giới hãy ra tay làm việc thiện, đến nay đã có hơn 30 người và gia đình đồng ý tham gia vào các công cuộc từ thiện.
Ngoài hai ông Gates và Buffett, đã có thêm 38 nhà tỷ phú ký tên trên trang mạng The Giving Pledge, bao gồm các vị như Thị trưởng New York Michael Bloomberg, Tổng giám đốc giải trí Barry Diller, người đồng sáng lập ra công ty Oracle là Larry Ellison, nhà tỷ phú năng lượng T. Boone Pickens, ông trùm ngành truyền thông Ted Turner, David Rockfeller, nhà sản xuất phim George Lucas và nhà đầu tư Ronald Perelman.
Nhà tỷ phú Buffett phát biểu: “Chúng tôi đã tiếp xúc từ 70 đến 80 vị, và cuối cùng đã thuyết phục được 40 người làm mạnh thường quân. Một số cho biết chưa sẵn sàng, nhưng chúng tôi nhất định không bỏ cuộc. Vị thánh nào cũng có một quá khứ sai lầm, kẻ tội lỗi nào cũng có một tương lai xán lạn. Chúng tôi vẫn tiếp tục công việc kêu gọi mọi người tham gia vào công cuộc từ thiện”.
Theo tạp chí Forbes, cho đến nay đã có 40 tỷ phú cam kết sẽ hiến tặng tài sản, trị giá tổng cộng khoảng 203 tỷ Mỹ kim. Có nhiều người còn cho biết họ dự định hiến tặng hơn cả tỷ lệ 50% tài sản nữa; riêng nhà tỷ phú Buffett hứa hẹn sẽ quyên tặng hơn 99% gia sản của ông.
* Diễn tiến công cuộc từ thiện tại Hoa Kỳ
Các Hiệp Hội Tình Nguyện (Voluntary Association): Nét văn hóa tại Hoa Kỳ là hành động hợp tác. Sử gia Pháp Alexis de Tocqueville – tác giả Democracy in America – khi nghiên cứu về xứ sở Hoa Kỳ, cho rằng xã hội thuộc địa này được xây dựng bởi những lớp người tình nguyện, hay sau này ông gọi họ là “những hiệp hội tình nguyện”. Chính họ là những người đầu tiên đem lại lợi ích cho dân chúng, chú trọng vào phẩm chất cuộc sống. Những người này thường xuyên xuất hiện trong đời sống Hoa Kỳ, vốn là một nét đặc trưng của nền văn hóa Mỹ, và là yếu tố chính cho nền dân chủ Hoa Kỳ.
Ông viết tiếp: Nguời dân Hoa Kỳ không có thói quen trông chờ vào người khác – chính phủ, tầng lớp quý tộc hay giáo hội – giải quyết các vấn đề công ích; mà chính họ tự mình giải quyết, qua các hiệp hội tình nguyện, còn gọi là tổ chức phước thiện, là một nét đặc trưng dân chủ.
Benjamin Franklin: (sinh ngày 17-1-1706 – mất ngày 17-4-1790), ông được xem là một trong những bậc cha già khai sinh ra Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ. Ông là một con người đa tài, đa năng, đóng đủ mọi vai trò trong xã hội; nhưng nổi bật nhất là khía cạnh nhân đạo từ thiện. Dư luận đương thời tôn vinh ông là “Người Mỹ vĩ đại đầu tiên” (The First Great American), được xem là kiểu mẫu cho giá trị nền văn minh Hoa Kỳ.
Tại Philadelphia, có lẽ ông là người đã thành lập hệ thống từ thiện dân sự cá nhân đầu tiên tại Hoa Kỳ. Đến năm 1727, ông thành lập câu lạc bộ Junto (còn gọi là Leather Apron Club) – gồm 12 thành viên – để cải tiến cộng đồng xã hội tại Philadelphia, với mục tiêu thảo luận về các vấn đề luân lý, chính trị, triết lý tự nhiên và trao đổi kiến thức về kinh doanh thương mại. Mỗi chiều thứ Sáu, các thành viên của Hội sẽ nhóm họp để thảo luận về các vấn đề đang xảy ra trong cộng đồng – và một trong 4 điều kiện để gia nhập hội là “phải có lòng yêu thương nhân loại”.
Cuộc Cách Mạng Hoa Kỳ: Quan niệm cổ điển về từ thiện đưa ra một kiểu mẫu nhận thức, và các hiệp hội tình nguyện là kiểu mẫu về thủ tục mà cuộc Cách Mạng Hoa Kỳ đem lại. Cuộc cách mạng này bắt đầu từ thành phố Concord, tiểu bang Massachusetts – được xem như trung tâm điểm của công cuộc từ thiện tại Hoa Kỳ. Nơi đây các các nông dân được tuyển chọn họp thành các toán “Minutemen”, sẵn sàng cầm súng chiến đấu chống lại người Anh. Mười ba tiểu bang đầu tiên đã nổi dậy chôáng người Anh, thành lập ra Quân Đội Thuộc Địa, sau khi nổ ra cuộc Chiến Tranh Cách Mạng Mỹ chống lại sự cai trị của Anh.
Những Hiệp hội (Association) là những cơ cấu chính quyền đầu tiên hình thành vào buổi sơ khai, để sau đó, hình thức hoàn hảo cuối cùng trở thành Hiến Pháp của Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ, được tiếp diễn giống như một hiệp hội tình nguyện.
Tuyên bố về cuộc Cách Mạng tại Hoa Kỳ, ông Franklin từng phát biểu cho người Pháp biết rằng: “Chúng tôi chiến đấu cho phẩm cách và hạnh phúc thực sự của con người”.
Thế kỷ 19 - Sự tan rã: Tuy nhiên, quan niệm cổ điển về từ thiện với các hiệp hội tình nguyện yêu nước tại Hoa Kỳ không còn đứng vững. Kỷ nguyên Thời Đại Ánh Sáng (Era of Enlightenment) của Tây Phương – vốn là phần tinh túy của sắc thái Hoa Kỳ – đã bị cuộc cách mạng Pháp tại Âu Châu, Nã Phá Luân và Chủ Nghĩa Lãng Mạn, quét sạch đi.
Sự tan rã này thật là đáng tiếc. Các triết gia, văn sĩ hồi thế kỷ 19 như Hawthorne, Emerson, Thoreau, Melville và nhiều người khác, viết ra những tác phẩm chống lại sự phá hoại của nền kỹ thuật, sự đô thị hóa, kỹ nghệ hóa, đã làm mất đi những giá trị cổ điển Hoa Kỳ. Mặt khác, phong trào này là bằng chứng cho thấy ngọn lửa làm công cuộc từ thiện, hoàn thành những mục tiêu lý tưởng chưa phải đã tắt hẳn đi.
* Những đóng góp từ thiện trong đời sống người dân Hoa Kỳ
Tinh thần làm việc thiện và nhu cầu thực tế phải có các hiệp hội tình nguyện và nền văn hóa hợp tác, đã dần dần di chuyển sang phương Tây, với lằn ranh trong suốt thế kỷ 19 – vẫn còn tiềm tàng và được củng cố phát triển trong cá tính người Hoa Kỳ. Tất cả nền giáo dục tư nhân và tôn giáo tại Mỹ đều mang tính chất từ thiện – nhưng còn mở rộng hơn nữa sang các lãnh vực khác – thí dụ như chống chế độ nô lệ, quyền đi bầu của phụ nữ, bảo vệ môi trường, quyền dân sự, nam nữ bình quyền, và nhiều phong trào hòa bình khác – đều bắt đầu từ các hiệp hội từ thiện tình nguyện này. Mới đầu, một số hiệp hội xem ra có vẻ như chống lại văn hóa, nhưng thực sự các tổ chức này đều là các sáng kiến tư nhân, mong đem lại mọi công ích, chú trọng vào phẩm chất cuộc sống con người.
Công cuộc từ thiện tại Hoa Kỳ đã gặp nhiều thách thức, khó khăn, nhưng các hiệp hội này đã biết tận dụng mọi cơ hội vượt qua.
Có thể nói công cuộc từ thiện là nguồn lợi chính cung cấp cho lãnh vực nghệ thuật, mỹ thuật và tôn giáo, các mục tiêu nhân bản, cũng như các cơ sở giáo dục.
* Các nhà từ thiện trong thời hiện đại
Năm 1982, tài tử Paul Newman đồng sáng lập ra công ty thực phẩm Newman’s Own, và đã tặng biếu tiền lời cho nhiều cơ sở từ thiện khác nhau. Sau khi ông qua đời vào năm 2008, công ty này đã quyên tặng tới 250 triệu Mỹ kim cho hàng ngàn tổ chức từ thiện, cũng như nữ ca sĩ Shakira người Colombia đã giúp đỡ nhiều quốc gia trong thế giới thứ ba.
Trong mấy năm vừa qua, trên lãnh vực này đã xuất hiện nhiều tên tuổi nổi bật, như cuộc vận động của ca sĩ nhạc rock Bono, nhằm xóa bỏ các món nợ của thế giới thứ ba đối với các nước giàu có đã phát triển; các nguồn tài nguyên khổng lồ của cơ sở từ thiện Bill & Melinda Gates Foundation, hiện là một cơ sở từ thiện tư nhân trong sáng nhất do hai vợ chồng ông bà Bill và Melinda Gates thành lập. Mục tiêu của tổ chức này là tăng cường chăm sóc y tế trên toàn cầu, giảm bớt nghèo đói, và riêng tại Hoa Kỳ, mở rộng nền giáo dục, tạo mọi cơ hội cho các sinh viên học sinh và giúp họ tiếp cận với nền kỹ thuật tin tức. Tổ chức này có cơ sở tại thành phố Seattle, Washington, do 3 người cùng kiểm soát là Bill Gates, Melianda Gates và Warren Buffett.
Năm 2006, tỷ phú Warren Buffett – Chủ tịch Berkshire Hathaway đã quyên tặng tới 31 tỷ Mỹ kim cho Gates Foundation.
Công cuộc từ thiện tại Hoa Kỳ được các chuyên viên và các nhà gây quỹ chuyên nghiệp đảm trách. Tổ chức Association of Donor Relations Professionals (ADRP) là tổ chức quản trị chuyên nghiệp đầu tiên, phụ trách về giao tế gây quỹ tại Hoa Kỳ và Canada.
* Triết lý và chính trị về làm việc thiện
Triết lý: Cho tới nay mục đích làm việc thiện vẫn còn là một đề tài gây nhiều tranh luận. Một số người cho rằng làm việc từ thiện có nghĩa là giúp đỡ cho các người nghèo khổ; một số khác lại cho rằng bất cứ một hành vi vị tha nào cũng là làm việc từ thiện, miễn đó là một công tác xã hội chưa ai làm để phục vụ cho cộng đồng xã hội.
Một số thì cho rằng làm từ thiện có nghĩa là xây dựng cộng đồng, gây quỹ cho cộng đồng và tặng xe cộ. Họ lý luận rằng khi cộng đồng cảm thấy tài nguyên dồi dào phong phú, thì lúc đó cộng đồng sẽ giải quyết mọi vấn đề trong cộng đồng dễ dàng và tốt đẹp hơn.
Chính trị: Một số nhân vật chính trị thường hay làm việc thiện để dân chúng biết đến mình như là một con người vĩ đại, tốt bụng v.v… Còn một số chính quyền nghi ngờ một số người làm từ thiện, vì sợ rằng họ sẽ xin xỏ một đặc ân nào đó, tuy nhiên vẫn cho phép các nhóm có lợi ích đặc biệt thành lập các tổ chức phi chính phủ.
* Phe chỉ trích phong trào từ thiện
Một số người mang đầu óc hoài nghi, đã nhìn hành động làm việc thiện theo chiều hướng bi quan, chỉ trích. Trên Aspenbaker blog ngày 21-6-2010, người ta đọc thấy những đoạn văn mang đầy vẻ hoài nghi châm biếm. Tác giả cho rằng ông ta cũng đứng đầu một tổ chức từ thiện vô vị lợi, rất thành thạo trong việc gây quỹ. Ông đưa ra một nhận xét khá độc đáo và bất ngờ: đa số ngân khoản quyên tặng cho các hội từ thiện vô vị lợi, không phải từ các nhà giàu có, mà chính từ… các người nghèo.
Chính Stacy Palmer, chủ bút tạp chí Chronicle of Philanthropy đã viết như sau: Đa số ngân khoản do các hội từ thiện quyên góp được đều do người nghèo đóng góp, mặc dù họ chỉ có thể hiến tặng 5, 10 hoặc cùng lắm là 50 Mỹ kim, nhưng chính những số tiền nhỏ nhoi này đã làm nên ngân khoản lớn lao cho các tổ chức vô vị lợi. Trong danh sách các mạnh thường quân hào phóng nhất trên tạp chí Chronicle, chỉ có tên 17 người (trong số 400 người giàu nhất nước Mỹ).
Tác giả blog này suy luận như sau: Sở dĩ hiện nay một số tổ chức từ thiện ra đời, vì từ nhiều thập kỷ nay, một số người Mỹ giàu có đã tìm ra giải pháp để bớt bị đóng thuế, bằng cách lập ra các cơ sở từ thiện tư nhân, biến thành nơi giảm thuế (tax shelter) đánh vào tài sản họ tại Hoa Kỳ. Họ đưa tài sản vào các tổ chức từ thiện này, với những luật lệ quy định riêng để bảo vệ tài sản cho họ, với một hình thức hợp pháp.
Thí dụ như, thay vì một nhà tỷ phú phải trả 1 triệu Mỹ kim tiền thuế, nhà tỷ phú từ thiện này bèn bỏ 1 triệu đó vào cơ sở từ thiện của riêng cá nhân ông ta, và theo những quy định luật lệ riêng, ông ta chỉ cần bỏ ra một tỷ lệ rất nhỏ chừng 5% để làm việc từ thiện hàng năm. Do đó, với cơ sở từ thiện này làm bình phong, ông ta có thể cứ tích lũy và phát triển tài sản của mình ngày một to lớn, mà không bị đóng thuế.
Hậu quả là thay vì chính phủ thu được 1 triệu Mỹ kim để lo cho giáo dục, y tế của toàn dân, v.v., thì nay chỉ có 50.000 Mỹ kim để làm ghế ngồi tại công viên thôi; thay vì có hẳn số tiền 1 triệu Mỹ kim lo cho người già cả, nay lại chỉ còn 50.000 Mỹ kim để tổ chức một tiệc rượu cocktail cho viện bảo tàng mà ông ta ưa thích…
* Những di sản để lại bằng chúc thư lớn nhất
+ Tỷ phú Warren Buffett để lại 31 tỷ Mỹ kim cho tổ chức Bill and Melinda Gates Foundation.
+ Ông Chuck Feeny để lại 8 tỷ Anh kim cho tổ chức Atlantic Philanthropies.
+ Năm 1901, ông vua thép Andrew Carnegie để lại 350 triệu Mỹ kim (theo thời giá hiện nay là 7 tỷ Mỹ kim), phân phối cho các tổ chức từ thiện.
+ Các giám đốc của tạp chí Reader’s Digest để lại 424 triệu Mỹ kim cho Viện bảo tàng Metropolitan Museum of Art.
+ Năm 2003, Joan B. Kroc để lại 200 triệu Mỹ kim cho National Public Radio.
+ Từ 1913-1914, vua dầu hỏa John D. Rockfeller để lại 100 triệu Mỹ kim cho tổ chức từ thiện Rockfeller Foundation.
+ Henry và Betty Rowan để lại 100 triệu Mỹ kim cho trường đại học Glassboro State College.
source
VienDongDaily
No comments:
Post a Comment