Bè cá Miền Tây dần lui vào quá khứ
Cập nhật lúc 9:08:31 PM - 23/08/2010
Hải Yến/Viễn ĐôngLàng cá bè Châu Đốc một thời vàng son – ảnh: Hải Yến/Viễn Đông
Nếu như 10 năm trước, người dân vùng đồng bằng sông Cửu Long chỉ nghe nói đến những làng nuôi cá bè trên sông Châu Đốc, hay ở Hồng Ngự, thì nay bè nuôi cá đã mọc lên dọc theo sông Mê Kông, tại 2 nhánh Sông Tiền và Sông Hậu. Nhưng rồi làng bè lại không còn khả năng cạnh tranh bởi phong trào nuôi cá đăng quần cặp bờ sông. Nó vừa ít tốn kém mà diện tích thu hoạch trên mặt nước lại nhiều và cho kết quả cao. Điều nầy khiến cho giá đất bãi bồi tăng đến chóng mặt. Nhiều loại cây ăn trái không mấy hiệu quả bị đốn bỏ hàng loạt để nhường chỗ cho hầm nuôi cá.
Làng cá bè trên sông Hậu ở cồn Tần Lộc, Cần Thơ – ảnh: Hải Yến/Viễn Đông
Thu hoạch cá tra – ảnh: Hải Yến/Viễn Đông
Trước đây vào mùa nước nổi, lượng cá từ Biển Hồ đổ về các tỉnh đầu nguồn Việt Nam nhiều vô số kể. Ngư phủ đánh bắt cá ăn không hết, bán cũng không kịp. Vậy là người ta bắt đầu làm những chiếc lồng tre lớn đặt trên sông, rồi quây cá nhỏ lại làm thức ăn cho cá lớn, chỉ có vậy mà đàn cá lớn nhanh. Bà con ngư phủ học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau và nuôi cá trong lồng. Thấy có kết quả, nhiều người bắt đầu nuôi, lâu ngày thành làng bè. Vào khoảng thời gian thập niên 90 là thời kỳ vàng son của dân làng bè. Mỗi nhà lồng trị giá hàng trăm triệu đồng, có khi cả tỷ đồng. Vốn lớn thì lợi nhuận thu được cũng lớn, nhiều người ở Châu Đốc, An Giang, Hồng Ngự giàu lên nhanh chóng, mua sắm ghe lớn, xe hơi, xây nhà lầu.... Bỏ ra một vốn lấy bốn năm lời, dân làng bè ai cũng phất lên như diều gặp gió. Khổ nỗi nguồn giống khan hiếm quá, phải gom từng con giống ngoài tự nhiên cực khổ vô cùng, lắm lúc phải sang tận Campuchia mua con giống người ta vớt trên Biển Hồ. Hoặc phải mua cá bụng (cá basa con) để mang về nuôi bè.
Làng nổi lừng dang một thời ở An Giang – ảnh: Hải Yến/Viễn Đông
Sau phong trào nuôi cá basa, dân làng bè chuyển sang nuôi cá tra. Lúc đó làng bè càng mở rộng hơn vì giống cá tra dễ đánh bắt hơn. Một vụ nuôi từ bốn đến sáu tháng, mỗi bè cá có thể nuôi được từ vài chục đến cả trăm tấn cá. Lúc đó có người sở hữu vài chục chiếc bè cá. Phong trào nuôi cá bè phát triển cực độ khi người dân cho cá tra sinh sản nhân tạo thành công. Chủ động được nguồn giống, người ta mở rộng làng bè, rồi ồ ạt phá vườn cây, ruộng lúa đào ao thả cá. Nhưng khi giá cả không ổn định. Có người nuôi một năm huề vốn, một năm lời thì hai năm lỗ lã... Quy luật cạnh tranh, giá cả, cộng với thua lỗ kéo dài khiến nhiều người nuôi cá đã không bám trụ được với “ngôi biệt thự nổi” của mình.
Cá basa phơi khô do chết hàng loạt – ảnh: Hải Yến/Viễn Đông
* Cá nuôi bè chết yểu?
Bây giờ giá cá tra có lên đến 20 ngàn đồng một ký, dân làng bè cũng không còn tha thiết nữa. Bởi so với cá nuôi trong ao hầm và cá bãi bồi, thì chi phí nuôi cá bè cao hơn một đến hai ngàn đồng/ký, mà tỷ lệ cá hao hụt, rủi ro lại cao hơn. Trong khi một cái bè 100 tấn cá, chi phí ít nhất cũng 300 triệu đồng, mà chỉ nuôi được trong vòng 10 năm. Trong khi cũng với số tiền đó người ta có thể mua cả héc ta đất đào hầm nuôi một lần vài ba trăm tấn cá.
Kỹ thuật nuôi cá ao hầm rất dễ. Trước khi thả cá, người ta chỉ cần làm vệ sinh hầm bằng cách rắc vôi bột. Ao nuôi phải làm đường dẫn nước với hệ thống điều khiển chủ động theo ý muốn, để có thể ngăn chặn trong những ngày nguồn nước bên ngoài bị ô nhiễm. Hàng ngày, người ta bơm nước vào để làm mới nguồn nước. Thức ăn cho cá cũng rất quan trọng đến việc ổn định nguồn nước. Người nuôi phải bảo đảm thức ăn cho cá có tỷ lệ đạm từ 15% trở lên và cung cấp một số acid amin cần thiết để cân đối dinh dưỡng, đồng thời giúp cá ăn ngon miệng và tiêu hoá thức ăn tốt hơn.
Làng cá bè trên bến Châu An, An Giang – ảnh: Hải Yến/Viễn Đông
Còn nuôi cá bè, mỗi lần thanh lọc nước là phải dùng nylon bọc toàn bộ bè cá, rồi mới cho thuốc vào. Cá bè thuộc vào hàng “nắng không ưa, mưa không chịu” nước đầu nguồn có chút thay đổi là cá bỏ ăn, trái gió trở trời là “rộ bè”, cá chết hàng loạt mà không có cách nào ngăn chặn. Về phía nhà chế biến cá phi lê xuất cảng, họ ưu tiên cho cá nuôi đăng quần và cá ao hầm. Chưa kể là nguồn chất thải từ thực phẩm và xác cá chết, cũng như chất thải của cá cũng kiến cho nguồn nước trên Sông Hậu tại Tân Châu, Châu Đốc, Long Xuyên và Cần Thơ bị ô nhiễm trầm trọng.
Ngoài ra, trong những năm gần đây, cách thức nuôi cá đã phải thay đổi, từ bè cá chuyển qua đăng quần, ao hầm, một phần cũng để thích ứng với tình trạng khí hậu, môi trường không còn được như xưa, ngày càng tệ hơn trên dòng sông Mê Kông.
source
Viễn Đông
Làng cá bè trên sông Hậu ở cồn Tần Lộc, Cần Thơ – ảnh: Hải Yến/Viễn Đông
Thu hoạch cá tra – ảnh: Hải Yến/Viễn Đông
Trước đây vào mùa nước nổi, lượng cá từ Biển Hồ đổ về các tỉnh đầu nguồn Việt Nam nhiều vô số kể. Ngư phủ đánh bắt cá ăn không hết, bán cũng không kịp. Vậy là người ta bắt đầu làm những chiếc lồng tre lớn đặt trên sông, rồi quây cá nhỏ lại làm thức ăn cho cá lớn, chỉ có vậy mà đàn cá lớn nhanh. Bà con ngư phủ học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau và nuôi cá trong lồng. Thấy có kết quả, nhiều người bắt đầu nuôi, lâu ngày thành làng bè. Vào khoảng thời gian thập niên 90 là thời kỳ vàng son của dân làng bè. Mỗi nhà lồng trị giá hàng trăm triệu đồng, có khi cả tỷ đồng. Vốn lớn thì lợi nhuận thu được cũng lớn, nhiều người ở Châu Đốc, An Giang, Hồng Ngự giàu lên nhanh chóng, mua sắm ghe lớn, xe hơi, xây nhà lầu.... Bỏ ra một vốn lấy bốn năm lời, dân làng bè ai cũng phất lên như diều gặp gió. Khổ nỗi nguồn giống khan hiếm quá, phải gom từng con giống ngoài tự nhiên cực khổ vô cùng, lắm lúc phải sang tận Campuchia mua con giống người ta vớt trên Biển Hồ. Hoặc phải mua cá bụng (cá basa con) để mang về nuôi bè.
Làng nổi lừng dang một thời ở An Giang – ảnh: Hải Yến/Viễn Đông
Sau phong trào nuôi cá basa, dân làng bè chuyển sang nuôi cá tra. Lúc đó làng bè càng mở rộng hơn vì giống cá tra dễ đánh bắt hơn. Một vụ nuôi từ bốn đến sáu tháng, mỗi bè cá có thể nuôi được từ vài chục đến cả trăm tấn cá. Lúc đó có người sở hữu vài chục chiếc bè cá. Phong trào nuôi cá bè phát triển cực độ khi người dân cho cá tra sinh sản nhân tạo thành công. Chủ động được nguồn giống, người ta mở rộng làng bè, rồi ồ ạt phá vườn cây, ruộng lúa đào ao thả cá. Nhưng khi giá cả không ổn định. Có người nuôi một năm huề vốn, một năm lời thì hai năm lỗ lã... Quy luật cạnh tranh, giá cả, cộng với thua lỗ kéo dài khiến nhiều người nuôi cá đã không bám trụ được với “ngôi biệt thự nổi” của mình.
Cá basa phơi khô do chết hàng loạt – ảnh: Hải Yến/Viễn Đông
* Cá nuôi bè chết yểu?
Bây giờ giá cá tra có lên đến 20 ngàn đồng một ký, dân làng bè cũng không còn tha thiết nữa. Bởi so với cá nuôi trong ao hầm và cá bãi bồi, thì chi phí nuôi cá bè cao hơn một đến hai ngàn đồng/ký, mà tỷ lệ cá hao hụt, rủi ro lại cao hơn. Trong khi một cái bè 100 tấn cá, chi phí ít nhất cũng 300 triệu đồng, mà chỉ nuôi được trong vòng 10 năm. Trong khi cũng với số tiền đó người ta có thể mua cả héc ta đất đào hầm nuôi một lần vài ba trăm tấn cá.
Kỹ thuật nuôi cá ao hầm rất dễ. Trước khi thả cá, người ta chỉ cần làm vệ sinh hầm bằng cách rắc vôi bột. Ao nuôi phải làm đường dẫn nước với hệ thống điều khiển chủ động theo ý muốn, để có thể ngăn chặn trong những ngày nguồn nước bên ngoài bị ô nhiễm. Hàng ngày, người ta bơm nước vào để làm mới nguồn nước. Thức ăn cho cá cũng rất quan trọng đến việc ổn định nguồn nước. Người nuôi phải bảo đảm thức ăn cho cá có tỷ lệ đạm từ 15% trở lên và cung cấp một số acid amin cần thiết để cân đối dinh dưỡng, đồng thời giúp cá ăn ngon miệng và tiêu hoá thức ăn tốt hơn.
Làng cá bè trên bến Châu An, An Giang – ảnh: Hải Yến/Viễn Đông
Còn nuôi cá bè, mỗi lần thanh lọc nước là phải dùng nylon bọc toàn bộ bè cá, rồi mới cho thuốc vào. Cá bè thuộc vào hàng “nắng không ưa, mưa không chịu” nước đầu nguồn có chút thay đổi là cá bỏ ăn, trái gió trở trời là “rộ bè”, cá chết hàng loạt mà không có cách nào ngăn chặn. Về phía nhà chế biến cá phi lê xuất cảng, họ ưu tiên cho cá nuôi đăng quần và cá ao hầm. Chưa kể là nguồn chất thải từ thực phẩm và xác cá chết, cũng như chất thải của cá cũng kiến cho nguồn nước trên Sông Hậu tại Tân Châu, Châu Đốc, Long Xuyên và Cần Thơ bị ô nhiễm trầm trọng.
Ngoài ra, trong những năm gần đây, cách thức nuôi cá đã phải thay đổi, từ bè cá chuyển qua đăng quần, ao hầm, một phần cũng để thích ứng với tình trạng khí hậu, môi trường không còn được như xưa, ngày càng tệ hơn trên dòng sông Mê Kông.
source
Viễn Đông
No comments:
Post a Comment