Wednesday 7 October 2009

CUỘC ĐỜI TRƯỚC MẶT : NGUYÊN NHÂN ĐẰNG SAU CÁI CHẾT CỦA ANNIE LÊ VÀ HỘI CHỨNG RELATIVE DEPRIVATION


CUỘC ĐỜI TRƯỚC MẶT : NGUYÊN NHÂN ĐẰNG SAU CÁI CHẾT CỦA ANNIE LÊ VÀ HỘI CHỨNG RELATIVE DEPRIVATION
Oct 06, 2009
Photo courtesy: AP
Photo courtesy: AP

Án mạng làm cho cô Annie Lê bị chết một cách oan uổng đã được xác nhận bởi Cảnh sát trưởng New Haven, CT là một trường hợp bạo hành tại nơi làm việc (work place violence) và thủ phạm là Raymond Clarke, một chuyên viên chăm sóc các thú vật (lab technician) tại phòng thí nghiệm mà Annie làm khảo cứu về những chứng bệnh nan y như ung thư, tiểu đường.

Giữa hai người hoàn toàn không có thù oán riêng tư hay liên hệ tình cảm hay tiền bạc nên làm cho nhiều người thắc mắc tại sao Raymond lại nhẫn tâm dùng tay bóp cổ Annie làm cho cô sinh viên Đại học Yale bị chết? Nguyên nhân nào đã khiến cho Raymond có một hành động tàn bạo như trên, vì các nhân chứng có quen biết Raymond cho biết đương sự là một người bình thường, tính tình hòa nhã, Raymond có công việc làm ổn định tại Đại học Yale tuy khiêm nhường nhưng không có gì hèn kém và đương sự không hề có tiền án hay một hành vi bạo hành nào đáng kể… Cảnh sát trưởng James Lewis nói: chúng tôi chưa thể biết được nguyên nhân cho đến khi nào Raymond chịu khai trước toà..

Nguyên nhân bí ẩn..

Nhưng thám tử FBI Brad Garrett nhận định rằng khi Annie bị giết bằng hình thức bị bóp cổ làm cho nghẹt thở (death by asphyxion) bởi Raymond thì rất có thể đây là một trường hợp sát nhân vì lý do “ghen tỵ’’ và “tức giận’’ (road rage and anger), một tình trạng càng ngày càng phổ biến ở Mỹ khi mà con người có thể có những hành động bất thường rồi gây ra án mạng.

BS Jack Levin của Đại học Northern University phân tích đây là một trường hợp “thua kém tương đối’’ tức relative deprivation, đã được các BS tâm thần mô tả trước đây ở Mỹ, trong thời kỳ sau đệ nhị thế chiến khi mà đời sống vật chất được cải thiện, sau những năm khó khăn trong thời chiến. BS Levin cho rằng: khi hai người cùng một hoàn cảnh nhưng lại có tương lai cách biệt nhau quá xa ví dụ như Annie Lê, một nghiên cứu sinh tại Yale đang trên đường thành công sáng lạn và nhất là sắp làm đám cưới, còn Raymond thì tương lai mù mịt với công việc thấp kém, chăm sóc những con vật được dùng làm thí nghiệm. Giống như câu truyện của ông lão nuôi ong và vua Lê Lợi thời xưa, tuy sinh ra cùng một tuổi nhưng vai vế thì khác nhau.

Trong khi Annie đang tham gia vào những cuộc khảo cứu Y học vô cùng quan trọng như đi tìm thuốc chữa trị các chứng bệnh nan y và có thể sau này sẽ trở nên danh tiếng, như cô đã từng được các thày giáo khen ngợi là có thể sẽ là một Albert Einstein trong tương lai, còn Raymond thì sẽ suốt đời lau chùi, tại căn phòng thí nghiệm u tối, vô vọng.

BS Ann Turner nói “có một sự cách biệt khá xa giữa những người làm khảo cứu Y học và những người giữ trách nhiệm cung cấp và bảo trì các phương tiện khảo cứu nhưng không có lý do gì để mà hận thù nhau cả... vì bình thường thì người làm khảo cứu và người phụ giúp đều kính trọng lẫn nhau .’’

Relative deprivation.

Hội chứng này được nghiên cứu kỹ lưỡng vào năm 1966 bởi BS W Runciman và đến năm 1980 thì được môn luật Y công nhận là một chứng bệnh tâm thần bởi BS John Braithwaite vì giải thích được hiện tượng tại sao các tội ác gia tăng trong thời kỳ hậu thế chiến thứ 2 khi mà đời sống của tất cả mọi người được cải thiện, đời sống no đủ và không còn khó khăn như trước trong thời chiến tranh mà tất cả phải hy sinh, đồng lao cộng khổ.

Hội chứng này xảy ra khi một nhóm người cùng một hoàn cảnh khó khăn nhưng sau khi cuộc sống được cải thiện thì có những người có cơ hội tiến thân và một số thì bị bỏ lại đằng sau tạo nên một sư cách biệt sau một thời gian phấn đấu làm việc. Nhưng người bị thua kém thì có mặc cảm bị đối xử bất công và tức giận. Hiện tượng này có thể xảy ra trên một phạm vi rộng lớn rồi tạo nên những phong trào tranh đấu, đòi quyền lợi , bình đẳng xã hội như phong trào Cộng Sản đấu tranh giai cấp trước đây..

TS Merton viết trong luận án “Social structure and Anomie” rằng tại những xã hội chậm tiến, nghèo nàn thì tội ác tương đói thấp còn tại một số xã hội tân tiến có đời sống cao hơn thì tỷ lệ tội ác lại rất cao như tại Mỹ hiện nay mà các tệ đoan đày rẫy, các nhà tù chật cứng các tội phạm!

Nói chung hiện tượng relative deprivation xảy ra khi trong một xã hội hay một nơi làm việc mà một người có tương lai sáng lạn hơn người bên cạnh dù rằng không có ai bị thiếu thốn cả như trường hợp của Raymond và Annie.

Ngoài ra Annie Lê là một người Việt Nam tỵ nạn da màu còn Raymond là một người Mỹ trắng nên cũng dễ xảy ra tình trạng ghen tỵ rồi dẫn đến bạo hành. Tình trạng một số người Việt Nam, người Á Đông tương đối thành công và giàu sang rồi tạo nên sự ghen ghét của một số người dân Mỹ khác cũng một phần do hiện tượng relative deprivation ví dụ như vụ bạo loạn trước đây tại Nam Los Angeles khi người da đen nổi loạn rồi đập phá cửa tiệm của người Á Đông dù rằng nguyên do là vụ Rodney King gây ra.

Controlling behavior và road rage..

BS Levin còn cho biết một nguyên tâm lý khác nữa trong vụ Annie Lê là “thói quen muốn kiểm soát” tức controling behavior của Raymond. Ông tin rằng những tên sát nhân như Raymond có thể trở nên tức giận bất thường (road rage) khi cảm thấy không kiểm soát được hoàn cảnh khi thấy Annie sắp sửa làm đám cưới và rời khỏi nơi làm việc.

Ông gọi Raymond thuộc vào những hạng người “control freaks” hay “work place avengers” như trước đây đã xảy ra những vụ sát nhân hàng loạt tại Bưu Điện khi mà mội người nổi điên dùng súng AK bắn chết hàng chục người vì bất mãn hoặc như trường hợp kỹ sư Mike McDermott dùng súng shotgun bắn chết 7 người tại Edgewater technology (Massachusetts).

Raymond muốn chứng tỏ quyền hạn bằng cách dùng tay bóp cổ chết Annie, một người tương đối thành công hơn. Những người có thói quen muốn kiểm soát tất cả mọi người thường hay dễ nóng giận và tạo nên bạo hành và một người hàng xóm của Raymond cho biết là đương sự thường hay có tính muốn kiểm soát và canh chừng người bạn gái ở cùng.

Sống ở xứ người..

Cái chết oan uổng của Annie Lê nhắc nhở chúng ta rằng tình trạng relative deprivation khá phổ biến ở Mỹ và chúng ta, những người Việt Nam và Á đông, tương đối thành công nhờ công sức của chúng ta cần đề phòng những trường hợp kể trên như cổ nhân đã dạy là “sống ở xứ người thì đứa trẻ lên mười phải gọi bằng anh…”

Thứ nhất là cần ý thức đề phòng và thủ thân, khiêm nhường và thận trọng trong khi làm việc vì khó biết được những người làm việc bên cạnh có thể hàng ngày cư xử bình thường nhưng trong một lúc nóng giận thì có thể có những hành động không ai có thể đoán trước được !

BS Vũ văn Dzi, MD.
***********************
source
Calitoday

No comments:

Post a Comment