Saturday, 22 September 2012

Tin tức / Hoa Kỳ Mỹ: Thu nhập năm 2011 của ứng cử viên Romney là 13,7 triệu đô la


Ứng cử viên Tổng thống Đảng Cộng hòa Mitt Romney

Tờ khai thuế của ứng cử viên Tổng thống Mitt Romney và phu nhân Ann cho thấy đôi vợ chồng này có lợi tức trong năm ngoái là 13,7 triệu đô la.

Tờ khai thuế được ban vận động tranh cử của ông công bố hôm thứ Sáu cho thấy ông bà Romney trả hơn 1,9 triệu đô la tiền thuế liên bang, với thuế suất được áp dụng là 14,1%. Đây là một thuế suất thấp hơn nhiều người Mỹ phải đóng. Tuy nhiên hầu hết những lợi tức của ông Romney thu được qua những đầu tư mà tại Hoa Kỳ được đánh thuế thấp hơn lương các công nhân.

Trước đây trong năm, hai ông bà Romney công bố bản khai thuế năm 2010 cho thấy lợi tức thu được là 21,6 triệu đô la. Ông bà trả khoảng 3 triệu đô la tiền thuế cách đây 2 năm.

Ông Romney, một thời là nhà đầu tư mạo hiểm, là một trong những người giàu nhất trong số các ứng cử viên Tổng thống Hoa Kỳ. Việc công bố các tờ khai thuế của ông Romney là một vấn đề gây tranh cãi khi ông tìm cách đánh bại Tổng thống Obama.

Các đảng viên Dân chủ đã kêu gọi ông Romney công khai hóa tờ khai thuế của nhiều năm trước, giống như một số ứng cử viên tổng thống khác, trong đó có thân phụ của ông là George Romney, người đã ra tranh cử tổng thống trong thập niên 1960. Tuy nhiên, ông Romney đã nhiều lần từ chối.

Ban vận động tranh cử của ông Romney hôm thứ Sáu nói trong thời gian 20 năm, kết thúc vào năm 2009, ông bà Romney đóng một thuế suất là 20,2%.

Tổng thống Obama và phu nhân Michelle công bố tờ khai thuế năm 2011 vào mùa xuân vừa qua, cho thấy lợi tức gần 800.000 đô la. Hai ông bà trả hơn 162.000 đô la tiền thuế, với thuế suất 20,5%.

SOURCE
VOA VIETNAMESE

Tuesday, 8 May 2012

Sao Việt kiều sa lưới tình của mỹ nhân trong nước





Saturday, 05 May 2012 08:49

Cali Today NewsGần đây rất nhiều “sao” Việt kiều về nườc làm ăn. Vì sao vậy? Môi trường làm ăn tốt, điều kiện ưu đãi hay những điều gì khác. Chúng tôi xin trích đăng lại một bài viết của infonet.vn bàn về một trong những khía cạnh đó. Xin mời quý độc giả cùng theo dõi.
Ngô Thanh Vân từng dính nghi án cướp chồng khi đóng phim chung với Trí Nguyễn, Victor Vũ có thiên tình sử với hàng loạt người đẹp showbiz hay nghi vấn Charlie Nguyễn chia tay vợ để đính hôn với Tina Tình vẫn đang được bỏ ngỏ.
Ngô Thanh Vân gượng gạo khi đứng cạnh Trí Nguyễn
Trí Nguyễn bỏ vợ vì "đả nữ" Ngô Thanh Vân
Chuyện tình của cặp đôi trai tài gái sắc trên màn ảnh tiêu tốn khá nhiều giấy mực của giới truyền thông. Trước khi về nước đóng phim Dòng máu anh hùng, Johnny Trí Nguyễn được biết đến với một gia đình hạnh phúc, vợ đẹp con khôn. Trước khi kết hôn, họ có 5 năm yêu nhau và kết quả tình yêu là hai công chúa kháu khỉnh. Năm 2008, Trí Nguyễn cũng đưa theo vợ con về Việt Nam thăm quê hương và cũng là để anh yên tâm trên phim trường, khi đó, vợ anh - Cathy giữ vai trò sản xuất cho bộ phim Dòng máu anh hùng.
Vì quá tin tưởng chồng nên cô đã chủ quan để anh thoải mái đi lại với bạn diễn chính - nữ diễn viên Ngô Thanh Vân. Thành công của bộ phim cũng là kết thúc buồn cho một cuộc hôn nhân nhiều năm. Khi đó, Cathy đã hơn một lần lên báo ám chỉ về nguyên nhân rạn nứt tình cảm của hai vợ chồng có bóng dáng của người thứ ba là Ngô Thanh Vân.
Trong hoàn cảnh "nước sôi lửa bỏng" dư luận chĩa mũi nhọn vào mình nhưng đả nữ Ngô Thanh Vân đã vượt qua bằng sự thông minh, khôn khéo. Dù cặp đôi vẫn mặn nồng nhiều cảnh nóng trong Bẫy rồng và luôn đồng hành mọi lúc mọi nơi, nhưng người đẹp chưa bao giờ nói về mối quan hệ giữa hai người.
Một năm nay, họ tạm thời chia tay, mỗi người đều bận rộn với những dự án riêng. Thậm chí xuất hiện ở một sự kiện, người ta không còn thấy chàng tài tử điện ảnh sánh đôi cùng đả nữ như ngày trước, thay vào đó là những cử chỉ xã giao có phần lạnh lùng.

Victor Vũ: Chàng đạo diễn đào hoa
Không sở hữu vóc dáng lý tưởng nhưng gương mặt đào hoa, có quyền lực quyết định những bóng hồng đóng vai chính trong phim của mình, Victor Vũ  xem ra có sức hút khó cưỡng với các kiều nữ trong showbiz dù anh mới về nước 4 năm.
Mỗi năm làm một bộ phim, mỗi bộ phim tên Victor lại gắn với một người đẹp. Năm 2008, Victor về nước làm phim Chuyện tình xa xứ. Đi theo anh lúc đó là Kathy Uyên – nữ MC dẫn chương trình cho người Việt tại Mỹ lúc bấy giờ, nghiễm nhiên đảm nhận vai chính ngay cả khi cô không hình dung tường tận quê hương. Tuy nhiên, tin đồn tình cảm giữa hai người cũng không ầm ĩ đến mức cả showbiz biết, chỉ đơn thuần là những người trong đoàn làm phim. Mối quan hệ bí ẩn này cũng nhanh chóng được dập tắt khi đạo diễn đào hoa nhanh chóng phải lòng nữ diễn viên phụ Tăng Bảo Quyên.
Đạo diễn Victor Vũ từ Tăng Bảo Quyên
Dù chưa bao giờ lên tiếng về mối quan hệ này nhưng cả làng giải trí Việt không ai còn lạ lẫm. Tăng Bảo Quyên không mặn mà nhan sắc nhưng cách nói chuyện duyên, tính cách dịu dàng cũng đủ sức lôi cuốn vị đạo diễn Việt kiều mới về nước. Họ liên tục sánh đôi trong cách sự kiện, cùng nhau đi xem phim ở các suất chiếu muộn để không bị phát hiện. Ngoài ra, việc nữ diễn viên này nghiễm nhiên có một suất ngon trong phim Giao lộ định mệnh đã là một câu trả lời cho tình cảm của họ.
Qua mỗi phim là mỗi một cuộc tình, mới hay rằng nhan sắc Việt khó làm cho chàng đạo diễn tài năng dừng lại ở Tăng Bảo Quyên. Từ Cô dâu đại chiến đến Thiên mệnh anh hùng đã đưa Victor Vũ phiêu lưu với  mối quan hệ tình cảm mới đó là diễn viên Vân Trang.
Cặp đôi vẫn thường xuyên đi chơi hay dự các sự kiện ra mắt phim cùng nhau nhưng khi hỏi về mối quan hệ này cả hai chỉ lấp lửng. Dù vậy họ vẫn dành cho nhau những lời có cánh trong công việc để khỏa lấp sự tò mò của dư luận. Diễn xuất đáng khen ngợi của nữ diễn viên 9X trong vai Từ Tuyên Thái Hậu được xem là lời cảm ơn ngọt ngào của cô đến “bạn trai”.
... đến người đẹp 9X Vân Trang.
Mối quan hệ này cũng gặp không ít sóng gió khi có sự xuất hiện của hot girl Midu. Cô nhanh chóng lọt vào mắt xanh của chàng đạo diễn tài hoa và được giao cho vai chính Hoa Xuân trong bộ phim được đầu tư vài chục tỷ đồng.
Những người cùng đoàn phim cho biết Victor Vũ rất quan tâm và săn sóc ân cần đến nữ diễn viên chính xinh đẹp. Cũng thời gian này, Midu công bố chia tay bạn trai càng khiến cho những lời đồn thổi là có thật. Thậm chí, người ta còn cho rằng mối quan hệ đồng nghiệp giữa Midu và Vân Trang khá căng thẳng vì hotgirl chính là người thứ 3 gây rạn nứt tình cảm.
Gần đây nhất, trong dịp ra mắt bộ phim Cưới ngay kẻo lỡ, bộ ba tam giác tình yêu này cùng xuất hiện trong một sự kiện nhưng Victor Vũ vẫn tay trong tay với Vân Trang.

Nhạc sĩ Dương Khắc Linh bỏ vợ vì hotgirl Trang Pháp?
Mới đây dư luận lại xôn xao nhạc sĩ Xin hãy tha thứ quyết định chấm dứt cuộc hôn nhân 6 năm với mối tình thời niên thiếu với cô gái Hà Lan. Sau 3 năm yêu nhau, cặp đôi tiến đến hôn nhân vào năm 2006, khi đó nhạc sĩ 26 tuổi còn vợ anh chỉ có 21 tuổi.
Nhạc sĩ Dương Khắc Linh và hotgirl Trang Pháp.
Những năm đầu của cuộc sống hôn nhân họ sống khá hạnh phúc do cả hai đều tôn trọng những khoảnh khắc riêng tư. Tuy nhiên, 2 năm trở lại đây, nhạc sĩ của nhiều ca khúc hit chia sẻ họ đã nhận ra những sự khác biệt trong văn hóa, lối sống nên tình cảm yêu thương từ đó cũng không còn mặn mà như trước.
Vốn là người kín tiếng trong chuyện riêng tư nên ngay khi Dương Khắc Linh chọn cách chia sẻ một lần duy nhất để tránh những hiểu lầm không đáng có thì lại râm ran tin đồn hotgirl Trang Pháp là người thứ ba.
Trước khi quyết định đầu quân cho công ty của Dương Khắc Linh, Trang Pháp tưởng như đã gật đầu về công ty của Ưng Hoàng Phúc. Cả hai nhiều lần tiến hành gặp gỡ để thương thảo và bàn về kế hoạch phát triển cho hot girl. Tuy nhiên, đến phút cuối nữ ca sĩ Hà thành lại chọn điểm dừng về cùng nhà với những ca sĩ Thảo Trang, Thanh Bùi.
Trang Pháp đã phủ nhận thông tin, còn Dương Khắc Linh "rào trước đón sau" về nguyên nhân đổ vỡ hôn nhân rằng: "Không ai có lỗi, chỉ đơn giản là vì quá khác biệt. Điều đó ngày càng tạo nên khoảng cách và chúng tôi rất khó để bù đắp cho nhau, dù đều đã cố gắng hết mình cho hạnh phúc của đối phương".

Charlie Nguyễn có thật đính hôn với Tinna Tình?
Dư luận mấy ngày qua cũng "ngã ngửa" trước hàng loạt hình ảnh thắm thiết giữa anh trai của Trí Nguyễn với ca sĩ, diễn viên Tinna Tình ở Séc. Đây là những hình ảnh hiếm hoi của vị đạo diễn được cho là khô khan, cứng nhắc với diễn viên của mình.
4 năm về nước, Charlie Nguyễn gây ấn tượng với khán giả Việt bằng hàng loạt phim như Dòng máu anh hùng, Để Mai tính, Long Ruồi và hiện tại là Cưới ngay kẻo lỡ. Không chỉ đẹp trai, phong độ và có sự hiểu biết đáng nể phục về phim ảnh, anh còn được đồng nghiệp đánh giá cao về cách làm việc chuyên nghiệp, chưa từng to tiếng với diễn viên.
Gia đình hạnh phúc của Charlie Nguyễn.
Những ai có cơ hội làm việc với đạo diễn này đều cho đó là sự may mắn và học hỏi được rất nhiều kinh nghiệm quý báu. Thái Hòa chia sẻ rằng, anh coi Charlie Nguyễn như một người anh và là thần tượng. Làm việc với anh luôn để lại sự dễ chịu và thoải mái.
Trái ngược với em trai Trí Nguyễn đào hoa, Charlie lại có phần kín kẽ trong đời sống hôn nhân. Anh luôn tự hào về tổ ấm nhỏ bé của mình ở Mỹ. Bà xã anh là Diane Nguyễn, làm trong lĩnh vực kinh doanh, họ có một cô con gái Jasmine Nguyễn sinh năm 1996 đang sống ở Mỹ cùng bố mẹ đẻ.
Những hình ảnh tình tứ, vui vẻ của anh và Tina Tình khiến dư luận đặt dấu chấm hỏi về mối quan hệ tình cảm.
Mỗi năm, sau khi đóng máy mỗi bộ phim Charlie Nguyễn đều bay về Mỹ cùng vợ con. Anh từng rất hãnh diện về gia đình hạnh phúc, bà xã dù làm ở lĩnh vực khác nhưng luôn ủng hộ anh với đam mê phim ảnh. Mỗi khi rảnh, anh thường đưa vợ con đi du lịch, hay đơn giản chỉ là đưa con đến trường để bù đắp cho khoảng thời gian xa cách.
Bởi vậy, khi thông tin đạo diễn Cưới ngay kẻo lỡ đã đính hôn và sẽ tổ chức đám cưới với Tinna Tình đã khiến không ít người bất ngờ. Nếu đây là sự thật thì hình ảnh anh xây dựng bấy lâu nay đã đổ vỡ hoàn toàn và khiến không ít người thất vọng.
XUÂN THU/Theo Infonet.vn
source
 Cali Today News

Trung Quốc dùng thịt em bé bằm ra làm thuốc? Thì có gì mà ầm ỉ?






Tuesday, 08 May 2012 16:18

Cali Today News - Hôm Thứ Hai chính phủ Nam Hàn tiết lộ là gần đây họ đã tịch thu hàng ngàn viên thuốc con nhộng chứa một loại bột là thịt của các em bé đã chết được tán nhuyễn.
Được biết số thuốc này xuất phát từ miền đông bắc Trung Quốc và được cho là “có tác dụng trị bệnh”. Chính phủ Nam Hàn chưa dám chỉ trích công khai chính phủ TQ về chuyện này, vì e sẽ lại gây “chiến tranh ngoại giao” với quốc gia đông dân nhất thế giới này.

Theo tin tức từ ngành Quan Thuế Nam Hàn, thi thể các hài nhi đã chết được băm nhỏ ra và được phơi cho khô trên lò, trước khi được chế biến thành bột. Các viên chức Nam Hàn từ chối không cho biết các đứa bé này là ai và ai là người chế ra những viên thuốc “kinh dị” này.
Trung Quốc đã là trung tâm được thế giới chú ý gần đây qua nhiều vụ, mới nhất là vụ Trần Quang Thành, ông là người mạnh mẽ chống lại chinh sách cưỡng ép phá thai của chính phủ TQ, khi mỗi cặp vợ chồng có thêm đứa thứ nhì.
Trong năm 2011, chính phủ TQ cho điều tra về tố giác có “nhiều dược phẩm làm từ xác của phôi thai nhi”. Từ tháng 8 năm 2011 đến nay, Nam Hàn khám phá 35 vụ buôn lậu 17,450 viên thuốc “thịt người”
Lạ lùng nhất là trên các viên thuốc này được người bào chế gắn nhãn hiệu báo động “đây là thuốc có vi khuẩn độc hại và nhiều thành tố dễ sợ khác”.
Càng lạ lùng hơn là không một tên đưa hàng gớm ghiếc như thế vào Nam Hàn đã bị bắt, vì lý do “số lượng thịt người chứa trong các viên con nhộng quá ít và chúng không dùng để bán trực tiếp”. Những người buôn lậu đơn giản nói “tụi tui đâu có biết có cái gì bên trong, nghe nói là thuốc bổ mà thôi”
Thuốc có “vi khuẩn độc hại” mà là thuốc bổ, Quan thuế Nam Hàn làm ăn cũng…ngộ thiệt!
Đào Nguyên source the SideShow
source
 Cali Today News

Monday, 9 April 2012

Ông chồng phi công đột quỵ chết, vợ 80 tuổi lái phi cơ hạ cánh an toàn


Cập nhật lúc: 4/8/2012 12:44:23 AM
Ông chồng phi công đột quỵ chết, vợ 80 tuổi lái phi cơ hạ cánh an toàn

Helen Collins từng học vài bài học lái cơ bản về hạ cánh và cất cánh cách đây 30 năm. Photo courtesy: BBC

Một phụ nữ người Mỹ, 80 tuổi, với rất ít kinh nghiệm lái phi cơ vừa thực hiện thao tác hạ cánh khẩn cấp tại Wisconsin sau khi người chồng phi công của bà bị đột quỵ và qua đời trên máy bay.

Bà Helen Collins vẫn rất bình tĩnh khi bà hạ cánh chiếc phi cơ Cessna loại nhỏ xuống sân bay Cherryland mặc dù bà biết chồng bà đã qua đời.

Bà từng học một vài bài học lái cơ bản về cất cánh và hạ cánh từ cách đây 30 năm, con trai bà nói với hãng tin AP.

Ông James Collins, cũng là một phi công được đào tạo, đã qua radio chỉ dẫn mẹ hạ cánh.

Bà Collins và chồng bà, ông John Collins, 81 tuổi, đang trên đường trở về nhà từ nhà nghỉ của họ tại Florida sau kỳ nghỉ khi ông bị trụy tim trên buồng lái.

Bà đã gọi cho cảnh sát và phi công địa phương Robert Vuksanovic đã cất cánh trên một chiếc phi cơ nhỏ khác để tìm cách chỉ dẫn cho bà hạ cánh chiếc Cessna.

Chiếc phi cơ gần như đã cạn nhiên liệu khi bà hạ cánh an toàn tại một sân bay nhỏ ở Vịnh Sturgeon và chỉ còn một động cơ làm việc.

Nó trượt đi trên đường băng khoảng 305 mét trước khi dừng hẳn lại.

"Mẹ tôi bình tĩnh hơn tất cả mọi người khác dưới mặt đất. Bà hoàn toàn làm chủ chiếc phi cơ," James Collins nói với AP.

"Điều kỳ diệu là bà hạ cánh chỉ với một động cơ - tôi không biết liệu nhiều phi công được đào tạo có thể làm được điều đó hay không."

"Tôi biết là cha tôi đã mất, tôi không muốn mất nốt mẹ mình. Suýt thì có thể mất cả hai người một lúc."

Một người dân địa phương, ông Torry Lautenbach, đã theo dõi chiếc Cessna hạ cánh và ước tính bà Collins đã nay lượn vòng quanh sân bay khoảng 10 lần.

"Bà đã thực hiện thao tác hạ cánh thật tuyệt. Thật đáng kinh ngạc. Chiếc phi cơ chỉ bị nhảy lên một lần, và sau đó đáp xuống và trượt trên dường băng."

Bà Collins được đưa tới bệnh viện vì bị thương ở lưng và sườn nhưng người ta cho là bà sẽ được ra viện trong vài ngày tới.

Nguồn: BBC

source

TiVi Tuan San

Chuẩn bị thế nào khi du lịch Việt Nam


Chuẩn bị thế nào khi du lịch Việt Nam
Friday, April 06, 2012 3:15:15 PM

Pao Lâm (sưu tầm)

Việt Nam được xem là điểm du lịch giàu tiềm năng và hấp nhất nhất Ðông Nam Á bởi sự đa dạng về các loại hình và dịch vụ du lịch. Ðể có một kỳ nghỉ tuyệt vời tại Việt Nam, những thông tin thực sự hữu ích sẽ giúp quý vị có sự chuẩn bị tốt nhất.

Xích lô là một trong những phương tiện đi ngắm cảnh tại Việt Nam. (Hình: Ciao Travel cung cấp)

“Vietnam Visa”

Ngoại trừ công dân của các nước thuộc khu vực Ðông Nam Á, Nhật, Nam Hàn và một số nước thuộc khu vực Bắc Âu như Ðan Mạch, Thụy Ðiển, Na Uy, Phần Lan, công dân các nước khác khi đến Việt Nam đều phải có visa nhập cảnh.

Sài Gòn, một trong những đô thị thu hút khách du lịch nhất Việt Nam. (Hình: Ciao Travel cung cấp)

Hiện nay, thị thực (visa) vào Việt Nam đều được thực hiện nhanh chóng, dễ dàng bằng nhiều cách khác nhau. Quý vị có thể nộp hồ sơ xin visa tại đại sứ quán Việt Nam ở nước sở tại hoặc có thể nộp visa online và nhận visa tại phi cảng quốc tế (Nội Bài hoặc Tân Sơn Nhất) khi đến Việt Nam với tên gọi quen thuộc “Vietnam Visa on Arrival”. Thủ tục xin cấp visa vào Việt Nam rất thuận tiện, thanh toán online an toàn. Quý vị có thể truy cập trang web: www.visastovietnam.com để có thêm thông tin chi tiết.

Khí hậu

Việt Nam có khí hậu nhiệt đới điển hình, có sự phân chia rõ rệt giữa vùng núi phía Bắc và vùng sông nước miền Tây Nam bộ, với hai mùa gió chi phối là gió mùa Tây Nam khô nóng và gió mùa Ðông Bắc.

Du khách đi bộ bên Hồ Tây, Hà Nội, trong lúc mờ sương. (Hình: Ciao Travel cung cấp)

Gió mùa Tây Nam bắt đầu từ Tháng Năm đến Tháng Mười hàng năm, mang hơi nóng và những cơn bão đến các tỉnh vùng biển từ Hạ Long đến Nha Trang. Nhiệt độ trung bình của những tháng Hè này là 33 độ.

Gió mùa Ðông Bắc kéo dài từ Tháng Mười Một đến Tháng Tư hàng năm, tạo ra một thời tiết khô và tương đối ổn định khắp nước. Từ Tháng Mười đến Tháng Mười Hai được xem là Mùa Thu ở miền Bắc với không khí trong lành, nắng vàng, khô và se lạnh. Mùa Ðông ở miền Bắc bắt đầu từ khoảng cuối Tháng Mười Hai đến Tháng Ba, mang đến cho Hà Nội thời tiết lạnh, nhiều mây, phảng phất thoáng buồn lãng mạn với nhiệt độ trung bình 12 độ. Ở những vùng núi cao như Sapa nhiệt độ còn thấp hơn nữa (khoảng 3-5 độ) và đôi khi còn xuất hiện tuyết trên những dãy núi. Miền Nam không có Mùa Ðông, nhiệt độ trung bình là 28 độ với những ngày khô nắng.

Một trung tâm thương mại tại Sài Gòn. (Hình: Ciao Travel cung cấp)

Do Mùa Hè (từ Tháng Năm đến Tháng Chín) tại Việt Nam khá oi bức, rơi vào các tháng nghỉ Hè của học sinh nên là mùa cao điểm của du lịch nội địa. Từ Tháng Mười đến Tháng Tư là mùa cao điểm của khách du lịch quốc tế đến Việt Nam.

Nếu không e ngại cái oi nắng của ngày Hè, du khách có thể lựa chọn đi du lịch Việt Nam từ Tháng Năm đến Tháng Chín để được hưởng nhiều chương trình khuyến mại hấp dẫn từ các khách sạn lớn.

Lụa tơ tằm, một sản phẩm khách du lịch nước ngoài rất thích. (Hình: Ciao Travel cung cấp)

Nếu muốn tận hưởng không khí mát mẻ và rực rỡ nắng vàng thì khoảng thời gian từ Tháng Mười đến Tháng Mười Hai và từ Tháng Hai đến Tháng Tư là thời điểm lý tưởng để du lịch.

Mua sắm

Ở Việt Nam, đa số người dân vẫn quen với việc mua sắm tại chợ và các cửa hàng trên các dãy phố chuyên biệt hơn là mua sắm tại các trung tâm thương mại. Những thành phố lớn như Hà Nội, Sài Gòn, Ðà Nẵng có các trung tâm thương mại lớn như Parkson, Tràng Tiền Plaza, Vincom Center. Tuy nhiên, chất lượng tại những khu mua sắm lớn thiếu bảo đảm thương hiệu, giá cả lại khá cao.

Một chiếc xe xích lô trên bãi biển. (Hình: Ciao Travel cung cấp)

Tại miền Bắc, du khách có thể mua hàng lụa tơ tằm tại làng lụa Vạn Phúc, hoặc phố hàng Ngang, hàng Ðào, hàng gốm sứ tại làng nghề Bát Tràng, trang sức Ngọc Trai tại Hạ Long, hàng thủ công mỹ nghệ tại Hoa Lư, Ninh Bình, mua sắm trang sức vàng bạc tại Ruby Plaza, giầy dép tại phố Hàng Dầu, Cầu Gỗ. Du khách cũng có thể dạo chợ đêm Hà Nội để mua hàng giảm giá hoặc lựa chọn mua sắm tại chợ Ðồng Xuân. Tuy nhiên, chợ Ðồng Xuân chủ yếu bán sỉ (bán buôn).

Ðến miền Trung, du khách có thể mua một vài bộ quần áo ưng ý. Hội An nổi tiếng là nơi có những thợ may tay nghề chuyên nghiệp, dịch vụ nhanh chóng (may đồ lấy trong vòng một ngày), chất lượng rất tốt mà giá cả lại rất hợp lý. Du khách sẽ thoải mái mua sắm những sản phẩm, trang sức bằng đá cẩm thạch tại Ngũ Hành Sơn.

Sài Gòn là trung tâm mua sắm lớn nhất cả nước, du khách có thể mua “mọi thứ” tại chợ Bến Thành và những con phố lân cận hoặc đến khu “chợ cao cấp” Saigon Square với mức giá phải chăng. Sang trọng hơn, du khách có thể dạo chơi và mua sắm tại Diamond Plaza, thương xá Tax, Parkson Saigon, hoặc mua sắm và thưởng thức những món ăn đặc sắc tại Zen Plaza. Phải nhớ luôn trả giá khi mua sắm tại các khu chợ.

Phương tiện

Tuy chưa thực sự phát triển, nhưng các loại hình phương tiện giao thông tại Việt Nam khá đa dạng.

Ðến Hà Nội, dùng xe điện (cart) hoặc xích lô đi thăm phố cổ là lý tưởng, dạo bộ ở đô thị cổ Hội An, chạy xe gắn máy loanh quanh Huế cổ kính.

Xe taxi phổ biến ở các thành phố và thị trấn. Tuy nhiên, có nhiều hãng xe và chất lượng xe và tài xế không đồng đều. Vì vậy, du khách thường sử dụng xe taxi của những hãng xe có uy tín và luôn sử dụng bản đồ tìm hiểu điểm đến, đường đi trước, để tránh tài xế chạy lòng vòng tính thêm tiền.

Hồ Gươm với Tháp Rùa mờ trong sương, một điểm du lịch nổi tiếng ở Hà Nội. (Hình: Ciao Travel cung cấp)

Tàu cao tốc khá phổ biến trong thời gian gần đây tại Việt Nam. Du khách có thể đến đảo Cát Bà từ Hải Phòng, đảo Côn Ðảo từ Vũng Tàu, đảo Phú Quốc từ Rạch Giá, Kiên Giang, bằng tàu cao tốc.

An toàn, tiện nghi với đa dạng nhiều chất lượng để di chuyển lên miền núi, phía Bắc Việt Nam, là giao thông đường sắt. Hệ thống giao thông đường sắt tại Việt Nam được xây dựng từ thế kỷ 19 nối liền dọc chiều dài đất nước từ Bắc vào Nam và nối các đồng bằng Sông Hồng với vùng cao Tây Bắc (Sapa) và biên giới Trung Quốc.

Tàu cao tốc là một phương tiện đi lại mà du khách rất thích. (Hình: Ciao Travel cung cấp)

Hiện nay, ở Việt Nam, di chuyển nội địa do 4 hãng hàng không khai thác: Air Mekong, Vietnam Airline, Vietjet Air, Jesta Pacific Airline. Tuy nhiên, Vietnam Airline vẫn chiếm đa số các chặng bay và thị phần. Giá các chặng bay nội địa khá cao và thay đổi với những điều kiện nhất định. Việc đặt và xuất vé nội địa hết sức dễ dàng và đều có thể được thực hiện trên Internet qua các đại lý du lịch.

Ði ngắm cảnh bằng xe chạy điện (cart) là một hình thức mới tại Hà Nội. (Hình: Ciao Travel cung cấp)

Du khách có thể tham khảo và tìm hiểu thêm về các hình thức và dịch vụ di chuyển tại Việt Nam qua website: www.vietnamairporttransfer.com.

Hành lý

Theo quy định của hãng hàng không Vietnam Airline và nhiều hãng hàng không khác, hành lý cho các chuyến bay được quy định như sau:

Hành lý xách tay:

Các chặng bay quốc tế: Không quá 10kg.

Các chặng bay nội địa: Không quá 7kg.

Hành lý ký gửi:

Các chặng bay quốc tế: Không quá 30kg.

Các chặng bay nội địa: Không quá 20kg.

Quy định tiền mặt được mang theo khi đến Việt Nam như sau:

Số tiền mặt mang vào và ra Việt Nam không phải khai báo là $5,000 (hoặc ngoại tệ khác tương đương giá trị) và 15 triệu VND. Du khách sẽ phải khai báo tại hải quan nếu mang vào Việt Nam số tiền lớn hơn cho phép như nêu trên, nhưng sẽ không phải đóng thuế hay bất kỳ loại chi phí nào. Tuy nhiên, du khách sẽ không được phép mang theo số tiền mặt lớn hơn nêu trên ra khỏi Việt Nam.

Trong hành lý đến Việt Nam, du khách nên mang theo máy ảnh, máy quay phim, sổ và bút, quyển sách ưa thích để sử dụng khi phải đợi chờ ở phi trường. Cái dù gọn gàng hoặc chiếc áo khoác chống nước sẽ giúp du khách thoải mái dạo chơi dưới mọi thời tiết. Ðặc biệt, du khách nên mang theo một cái túi với những loại thuốc cần thiết để đề phòng rủi ro (medical kit).

Tiền “tip”

Thưởng tiền cho nhân viên phục vụ là điều nên làm khi du khách sử dụng dịch vụ với sự phục vụ tận tình của nhân viên. Mức tiền “tip” thông thường cho nhân viên phục vụ bàn, bar, bell... là từ $2, với tài xế là từ $5 đến $10/ngày/nhóm, với hướng dẫn viên là khoảng từ $10-$20/ngày/nhóm. Tiền cho nhiều hay ít phụ thuộc vào số lượng người trong nhóm (trung bình khoảng $2/người/ngày), thái độ phục vụ của nhân viên và dịch vụ du khách sử dụng.


CIAO TRAVEL

Add: 1st Floor, 3 Phan Huy Ich Street, Hanoi, Vietnam

Tel: 84-4-39290270; Fax: 84-4-39290271

E-mail: info@ciaotravel.vn

Website: www.ciaotravels.com

source
Nguoi-Viet Online

Tìm việc theo từng vòng xe

Ngày 17.02.2012, 08:07 (GMT+7)

Tìm việc theo từng vòng xe

SGTT.VN - Huỳnh Ngọc Thành, 22 tuổi, tân cử nhân đại học Tài chính marketing TP.HCM đã đạp xe suốt một ngày trời trên các đường phố Sài Gòn để “tự tiếp thị” mình, mong tìm được một công việc trong tình hình ngành chứng khoán đang rất khó khăn.

Trong lúc 105 công ty chứng khoán đang phải giải bài toán làm sao tồn tại, thì cơ hội có việc làm cho người mới tốt nghiệp trong ngành có vẻ hẹp hơn. Ảnh: Vĩnh Nguyên

“Tôi cần một công việc. Tôi có bằng đại học ngành tài chính ngân hàng, có các chứng chỉ UBCKNN (uỷ ban Chứng khoán Nhà nước); biết lập trình MATLAB, C++, VBA for EXCEL. Liên hệ: ...” Bằng chính nét chữ của người tự giới thiệu, những nội dung trên được ghi vào hai tấm giấy carton gắn vào mặt trước ghi đông và mặt yên sau xe đạp để người đi đường có thể đọc được.

“Tôi ra trường vào tháng 7.2011. Từ đó đến nay đã nộp hồ sơ vào nhiều công ty nhưng vẫn chưa được gọi. Có công ty đăng quảng cáo trên mạng nhưng đến nơi lại gặp môi giới đa cấp, phải đóng 100.000 đồng nhưng vẫn không có việc. Có nơi gọi phỏng vấn nhưng chưa thấy trả lời. Không thể nằm chờ mãi, tôi đã chọn hình thức tự tiếp thị cá nhân thế này để mong có nhà tuyển dụng nào đó tình cờ để mắt đến”, Thành quệt mồ hôi trán, nói.

Suốt bốn năm học ngành tài chính ngân hàng, chàng sinh viên quê Cam Ranh có khuôn mặt sáng sủa này tự hào vì gia tài cuối cùng là một tủ sách chuyên ngành mà anh mày mò nghiên cứu photo được từ các thư viện. “Kiếm được bao nhiêu tiền từ nghề gia sư, tôi dành đổ xăng để lặn vào các kho sách thư viện đại học Khoa học tự nhiên, đại học Bách khoa, đại học Sư phạm kỹ thuật và nhóm thư viện làng đại học ở Thủ Đức để nghiên cứu. Tôi học thêm các phần mềm lập trình, kiểm toán, phân tích dữ liệu, báo cáo để làm chủ kiến thức chuyên môn trong chương trình học”, chàng cử nhân trẻ say sưa nói về các đầu sách kinh tế lượng, các phương pháp chuyên môn thống kê, hồi quy và đa trị dùng cho việc phân tích các chỉ số, báo cáo tài chính ngân hàng. Những kiến thức về kỹ thuật, công cụ, hoặc chứng chỉ của uỷ ban Chứng khoán Nhà nước, hầu hết là do Thành tự tìm hiểu, học thêm vì say mê ngành học. Thành không ngại ngần bày tỏ ước mơ một thời là mong có dịp sang Mỹ để có điều kiện nghiên cứu sâu thêm về chuyên ngành tài chính ngân hàng.

Nhưng bài toán đơn giản nhất là kiếm được một việc làm để “tồn tại trong lúc hết tiền trả tiền trọ và chi tiêu hàng ngày”, thì chàng tân cử nhân tài chính ngân hàng này lại chưa giải được.

“Nói thật, tôi cũng hết cách mới chọn đến hình thức “tiếp thị bản thân” theo kiểu này. Ban đầu, tôi cũng hơi e ngại, mặc cảm lắm. Chiến thắng được sự mặc cảm đó để bắt tay làm quả thật rất khó khăn”. Thành cũng cho biết thêm, anh đã suy nghĩ nhiều khi chọn lựa đi bằng xe đạp hay xe máy: “Xe máy vừa khó làm chủ tốc độ, vừa tốn xăng. Tôi chọn đi xe đạp sẽ gây sự chú ý cho mọi người, vì tốc độ vừa phải, người ta có thể đọc thấy kỹ thông tin, số điện thoại để nếu cần thì liên lạc”.

Trong giỏ xe của Huỳnh Ngọc Thành, còn có một tập hồ sơ, là bản photo văn bằng, chứng chỉ cần thiết để nếu có người quan tâm, sẽ cung cấp tận tay. “Nếu tôi không có khả năng thì chắc chắn cũng không dám chọn hình thức “tự giới thiệu” thế này đâu. Thật tình tự tin vào khả năng có thể đáp ứng tốt nhất về lao động ở chuyên ngành mình được đào tạo”, Thành khẳng định.

Hiện tại Thành đang thuê phòng trọ ở chung với cậu em trai làm ngành bất động sản, cũng đang gặp khó khăn. Người mẹ già 70 tuổi ở quê nhà thì không còn khả năng để lao động, nên: “Ra trường, bằng mọi cách, tôi chỉ mong sớm có việc để tự lo và giúp người thân. Nếu lúc này có ai kêu tôi làm một nghề gì khác chuyên môn nhưng vẫn trang trải được chi tiêu, thì tôi vẫn sẵn sàng làm”, Thành nói.

Những vòng xe đạp của cậu tân cử nhân ngành tài chính ngân hàng lại lăn bánh chậm chạp. Trên đường phố đông, nhiều người tò mò về hình thức tiếp thị độc đáo này. Một buổi sáng trôi qua, chưa có cuộc điện thoại bất ngờ nào. Tín hiệu hy vọng hãy còn nằm đâu đó phía trước những dòng người xe vội vàng.

Nguyễn Vinh

source

http://sgtt.vn/Thoi-su/158900/Tim-viec-theo-tung-vong-xe.html

Saturday, 10 March 2012

Người bán hoa xấu số


Tôi chẳng mấy khi có nhu cầu muốn nói chuyện với người ngồi cạnh mình trên máy bay, đặc biệt là lần này vì chặng bay mất 12 tiếng từ Frankfurt tới Tokyo hẳn khá mệt và tôi nghĩ cần phải ngủ để có sức để di chuyển tiếp và làm việc ngay khi tới nơi.

Nhưng cuộc trò chuyện giữa tôi và Ai Haga trên chuyến bay đầu tuần này kéo dài tới cả giờ và nó vẫn đọng lại trong tôi rất lâu.

Khi tôi đang xem một loạt bản đồ và chỉ dẫn đi lại ở những nơi tôi sẽ đến thì một phụ nữ Nhật khoảng ngoài 30 tuổi ngồi cạnh tôi trên máy bay hỏi: “Anh đi du lịch à”?

“Không, tôi đi công tác. Tôi là phóng viên và sẽ làm phóng sự đánh dấu một năm thảm họa động đất, sóng thần xảy ra cách đây một năm”, tôi trả lời.

“Cô có quen biết ai ở khu vực đó không”? tôi hỏi.

Cô Ai chững lại vài giây, rồi nói với tôi rằng thực ra cô về quê để dự giỗ đầu của mẹ, người nằm trong số hơn 19000 ngàn người tử nạn tại vùng duyên hải phía đông bắc Nhật Bản.

“Tôi định cư ở Đức, năm nào tôi cũng về thăm mẹ”, cô nói thêm.

Sau khi nói lời chia buồn, tôi thấy dường như cần phải nói thêm gì đó và đã làm như vậy vì tôi cảm nhận sự im lặng có thể sẽ làm cô và chính tôi thấy nặng nề hơn.

Và rồi cô kể những gì đã xảy ra với mẹ mình, bà Yukiko Hara, thiệt mạng ở tuổi 57.

Bà Yukiko là chủ một tiệm bán hoa tươi trong làng Kirikiri ở thành phố Otsuchi thuộc tỉnh Iwate.

Sau khi nghe loa phát thanh và truyền hình báo động sẽ có sóng thần sau động đất lớn, bà Yukiko nhận điện thoại của con trai bà, sống và làm việc ở Tokyo, giục bà phải rời cửa hàng của bà ngay.

Qua điện thoại, bà nói với con trai mình không quá phải lo lắng vì mấy lần có báo động về sóng thần trước đây cũng chẳng hề hấn gì.

Tuy nhiên, một người nhân viên làm việc cho bà có mặt trong cửa hàng lúc đó nói rằng cần phải chạy ngay trước khi quá muộn, và bà Yukiko đã rời cửa hàng ngay.

Tìm được xác

Nhưng rồi bà quyết định cần phải quay lại để lấy thêm cái áo ấm vì tiết trời khá lạnh và nói người nhân viên cứ chạy trước và bà sẽ chạy đuổi theo.

Người nhân viên thoát nạn vì chạy được lên đồi gần đó kể lại với cô Ai rằng còn thoáng nhìn thấy bà Yukiko chạy sau vì hai người chỉ cách nhau sự khác biệt khoảng chừng 20 giây.

"Ở Nhật từ tấm bé ai cũng được dạy là khi có sóng thần thì phải chạy thật nhanh lên vùng đất cao hơn, không bao giờ quay lại, không bao giờ!"

Ai Hara

Với vận tốc ở ngoài vùng nước sâu lên tới vài trăm km/giờ và khi vào đất liền giảm tốc nhưng được mô tả di chuyển nhanh như tàu hỏa, 20 giây là khoảng thời gian quá nhiều để thoát nạn trong cơn sóng thần được xem là khủng khiếp nhất trong lịch sử thiên tai Nhật Bản.

Trong ánh mắt hết sức buồn, tôi thấy dường như cô Ai muốn hỏi là tại sao mẹ lại phải quay lại lấy áo như vậy.

“Ở Nhật từ tấm bé ai cũng được dạy là khi có sóng thần thì phải chạy thật nhanh lên vùng đất cao hơn, không bao giờ quay lại, không bao giờ, không bao giờ!” cô Ai nói.

Hai tuần sau thảm họa vào ngày thứ Sáu 11/03/2011, con trai bà Yukiko về quê để tìm xác mẹ.

Người dân và các nhóm cứu hộ tìm được vài trăm xác tại làng Kirikiri, nhưng các xác người đã bị biến dạng nhiều do bị va đập của nhà cửa, xe cộ, đất đá và bùn cùng nước biển.

“Anh có biết không, cũng chính vì cái áo rét đó mà em tôi nhận ra được xác mẹ vì áo có thêu tên cửa hàng của mẹ đấy”, cô nói.

source


Cập nhật: 21:56 GMT - thứ năm, 8 tháng 3, 2012

Tuesday, 6 March 2012

Nuôi chó như người thân, người bạn


Nuôi chó như người thân, người bạn
Friday, March 02, 2012 4:26:23 PM

Ngọc Lan/Người Việt

WESTMINSTER (NV) - “Sau năm 197(...), gia đình tôi bị buộc phải rời khỏi căn nhà thân thương của mình. Mình ra đi, mình đau không nói, mà đáng nói là con chó nó không chịu đi, mình kéo nó đi, nó cứ nằm ì ra. Nó nằm quay mặt nhìn ngôi nhà, nó khóc!”

Con chó Bim giống “pekingese” của chị Khánh Linh. (Hình: Khánh Linh cung cấp)

Ðó là lời kể của chị Khánh Linh, cư dân thành phố Rancho Santa Margarita, về con chó nhà mình. Sửng sốt trước hình ảnh con chó có một đời sống tình cảm không thể ngờ như vậy, chị Khánh Linh bắt đầu có suy nghĩ về chó từ lúc đó.

Tương tự như chị Khánh Linh, cô Nguyễn Thị Hợp, ở thành phố Cypress, và ông Andy Nguyễn, ở Beverly Hills, đều có những lý do để nuôi nấng, chăm sóc và thương yêu chó như con, như cháu của mình.

Tại sao lại nuôi chó?

Từ suy nghĩ về con chó có một đời sống, một cảm giác như con người, chị Khánh Linh bắt đầu nuôi “hai con chó nhỏ giống 'pekingese' do một người học trò mang cho,” lúc còn ở Việt Nam. Sau khi đến Mỹ năm năm, chị lại nhận nuôi một “cậu con trai” có tên là Bim cũng giống chó đó. Và hiện nay, trong nhà chị có thêm một thành viên là một “đứa con gái trắng muốt” cũng giống “pekingese”.

“Chó giúp mình giảm đi rất nhiều những phiền muộn của cuộc sống,” chị Khánh Linh nhận xét. “Tôi thấy mình học được rất nhiều điều từ con chó. Nhiều lắm!”

Theo lời tâm sự của chị, là con người, mình làm bạn với người này người kia, mình tốt với người ta, người ta tốt lại. Nhưng nếu người ta nói nặng lời với mình là mình buồn liền. Lần sau gặp lại mình đã không còn cảm thấy tự nhiên, không thoải mái. Trong khi chó thì không như thế.

“Nuôi chó, có những lúc mình bực tức điều gì, mình la nó, đánh nó, đá nó một cái. Thế nhưng, nó không hề giận mình, nó vẫn lao vào mình, lăn vào mình, nằm trong lòng mình, như nó thuộc về mình, không gì thay đổi. Con người mình không làm được điều đó. Trong khi con chó đã thương mình là nó thương, không cần điều kiện. Mình mặc áo đẹp hay áo rách, nó vẫn thương mình.”

Với cô Nguyễn Thị Hợp, một họa sĩ, người nuôi chó từ 20 năm qua, thì nuôi chó là “có thể kéo dài tuổi thọ” vì “tụi nó làm mình cười hoài à”.

“Nó có những cử chỉ khiến mình thấy thương lắm! Như khi mình cầm đồ ăn, nó khoanh tay phía trước chờ mình cho. Khi mình kêu nó chờ thì nó ngồi xuống chờ. Mỗi sáng, hai em ấy rủ nhau leo lên ghế ngoài sân để tắm nắng nữa.” Người phụ nữ ngoài 60 kể về “hai em” chó của mình bằng giọng nói đầy hạnh phúc.

Trong khi chị Khánh Linh hay cô Nguyễn Thị Hợp nuôi và thương yêu “con, em” của mình thì ông Andy Nguyễn, một thương gia, chỉ là người chăm sóc cho “cháu nội, cháu ngoại” những khi cuối tuần hay lúc các con ông đi nghỉ mát.

Ông dùng chữ “cháu nội” để chỉ chú chó “Japanese Husky” của người con trai, và “cháu ngoại” để chỉ chú chó “French Bulldog” của người con gái.

Từ chỗ không thích nuôi chó, nhưng “chỉ một thời gian, những hành động rất dễ thương, lạ lùng của chúng khiến mình thấy thương và gắn bó với chúng lúc nào không hay”. Ông Andy cho biết.

Theo lời ông kể, “mỗi khi về nhà, trước tiên tụi nó đến chào ông bà rồi mới chạy ra sân chơi. Còn khi đến mà không thấy tôi, thì nó chạy đi tìm, lén leo lên lầu, ngó lên giường xem tôi có ở đó không, rồi mới chạy xuống. Khi ra về, tụi nó cũng chạy đến ôm mình một cái rồi mới te te theo chủ đi về. Nó có những hành động mà mình không thể ngờ được. Thành ra mình cảm thấy 'touching'!”

Chó như một người thân

Yêu thương chó biết trung thành với chủ, nên ngày rời Việt Nam năm 1991, chị Khánh Linh bảo: “Không nhớ ai hết, chỉ nhớ mấy con chó quá chừng.”

Với nỗi nhớ thương đó, sau năm năm đến Mỹ, khi thấy vừa có đủ điều kiện, chị Khánh Linh đến “dog shelter” xin một con chó về nuôi, “vì nếu mua phải trên dưới $1,000, tôi không đủ sức”.

“Vô trong 'dog shelter,' tôi lại nhìn thấy một con 'pekingese,' đó là một đứa con trai, có màu nâu, màu trắng, màu vàng rất là dễ thương. Trên đường mang nó về nhà, mở nhạc nó nằm im lắng nghe, rồi liếm lấy tay mình, giống như nó có duyên với mình từ lúc nào, nó thương mình một cách kỳ lạ lắm!” Chị Khánh Linh kể về “cậu con trai” được đặt tên là Bim bằng một tình cảm đầy ắp của người mẹ.

Lần thứ hai chị Khánh Linh đi nhận một “nàng” chó trong “dog shelter” cũng đầy cảm xúc.

Chị kể, “Cũng như lần trước, tôi không đủ khả năng để bỏ ra cùng lúc $800 hay $1,000 để mua chó. Nên tôi lên Internet tìm kiếm những con chó trong các 'shelter’. Tôi nhìn thấy một con chó trắng, cũng giống 'pekingese,' nằm buồn bã trong chuồng. Thương không chịu nổi.”

Thế là sáng hôm sau chị xin nghỉ làm, chạy lên Los Angeles làm giấy tờ xin mang con chó đó về nuôi. Tuy nhiên, theo quy định, chị phải chờ 10 ngày để xem chủ của con chó đi lạc có tìm nó không. “Mười ngày đó là 10 ngày tôi mất ngủ, cứ nằm nhớ ánh mắt nó.” Ðến khi mang được nó về, chị thì mừng, trong khi nó quấn quýt với chị ngay lập tức, như thể, chị là của nó, tự bao giờ.

Với cô Nguyễn Thị Hợp, người đã có gần 20 năm nuôi chó, thì sự “qua đời” của một “em” mà vợ chồng cô nuôi suốt 16 năm khiến cô “như mất hồn, đến ngơ ngác”.

Ðể giúp vợ chồng cô quên đi nỗi buồn này, hai đứa cháu nhỏ trong gia đình đưa vợ chồng cô đến một nơi nuôi chó “mồ côi” để chọn một con cỡ trung bình mang về nuôi, đặt tên là Dali, từ năm 2007.

Thế nhưng khi vợ chồng cô đi làm, để Dali nhà một mình, “nó khóc quá, hàng xóm méc lại.” Thế là cô lại lên 'pet center' hỏi thăm làm cách nào cho nó “nín khóc,” họ đề nghị nên mang về thêm một con chó khác cho nó có bạn. Thành ra hiện giờ cô Hợp có thêm một “em” màu trắng tên Jolie.

Mỗi ngày đi làm về là cô nhìn thấy “hai em” ngồi chờ. Sáng đúng giờ “hai em” nhảy lên giường đánh thức cô dậy. “Những khi tôi vẽ, nó cứ lẩn quẩn bên mình, như người bạn, không làm gì cho mình buồn hết.” Người họa sĩ lại cười khi nhắc đến “hai em” chó của mình.

Ông Andy thì cứ nhớ đến hai con mắt tròn xoe như hai viên bi của “đứa cháu ngoại” “French Bulldog” mỗi khi nó ngước nhìn ông, muốn đòi hỏi ở ông một điều gì đó. “Thương không chịu nổi, như một đứa con nít 3, 4 tuổi vậy.”

Trong khi đó, “cháu nội” “Japanese Husky” chính là người bạn cùng đi bộ thể thao với ông Andy đến 6, 7 dặm vào những ngày cuối tuần.

Ông Andy kể một cách hóm hỉnh, “Mỗi khi chúng về nhà một mình thì thôi, nhưng khi cả hai con cùng về thì chúng cứ tranh giành nhau. Con tới trước cứ muốn khẳng định 'hê, đây là nhà của tao, mày đi chỗ khác chơi.' Giống y như hai đứa con nít, như hai đứa cháu nội cháu ngoại không khác gì hết.”

Không chỉ vậy, lý do mà hai người con ông Andy nuôi chó là vì “các con tôi muốn trước khi chúng có con, chúng thử nuôi chó xem có thể đáp ứng được hết những nhu cầu cần thiết cho con chó, có chăm sóc, yêu thương được nó không thì mới tính đến chuyện có con”.

Ông Andy cho rằng lúc đầu ông “sốc” khi nghe như vậy, nhưng sau ông nghĩ đó mà một kế hoạch hay, và “nhiều người trẻ bây giờ có đầy đủ điều kiện thì họ làm như vậy”.

“Gia đình ở Mỹ hiện giờ chỉ có một hoặc hai đứa con, thế nên khi có con chó làm bạn, đứa trẻ sẽ cảm thấy đỡ cô đơn. Nhiều đứa nhỏ không thể nói chuyện được với cha mẹ, với anh chị em, nhưng nó lại có thể tâm sự với con chó, và khi nó có thể giải tỏa hết những tâm tư của nó thì tâm lý của nó sẽ không bị đè nén khi trưởng thành.” Ông Andy chia sẻ kinh nghiệm của một người bố, người ông.

Nuôi chó như nuôi con người

Chi phí cho việc nuôi chó là không giới hạn, nó tùy thuộc vào tài chánh và quan niệm của mỗi gia đình. Nếu chị Khánh Linh tự lên Internet, tìm kiếm “dog shelter” để mang về con chó có duyên với mình, hay cô Hợp Phạm cũng đến “shetler” để lựa chọn con chó mình thích, thì các “cháu nội cháu ngoại” nhà ông Andy Nguyễn được mua từ nơi chuyên bán chó.

Vì muốn thử nuôi chó như nuôi một đứa con nên “cháu nội” ông Andy cũng được cho đi “nhà trẻ” mỗi ngày, cũng tham gia trong câu lạc bộ dành cho chó, được dạy dỗ đến nơi đến chốn.

Thế nhưng, những con chó được mang về từ “shelter” không vì thế mà được yêu thương ít hơn những con chó phải bỏ tiền ra mua, cho dù chủ nhân của chúng có thể phải đối diện với những “tính xấu” không ngờ trước được do “di chứng” về cách đối xử không tốt của chủ trước.

Cô Nguyễn Thị Hợp kể về những ngày tháng nằm trong bệnh viện và sự ra đi của một con chó mà cô nuôi trong 10 năm, không khác chi một con người thật sự.

Theo lời cô, “em” chó lên 10 tuổi này bị phong thấp nặng, phải cho vô nhà thương, “mỗi ngày tốn cả trăm đồng tiền thuốc men, bệnh viện”. Trong suốt cả tháng trời, cứ mỗi chiều đi làm về thì cô và mọi người trong nhà đều ghé vào thăm nó. Khi bác sĩ yêu cầu “cho nó ngủ luôn vì nó yếu quá rồi” cô cứ trăn trở không quyết định được, “Làm sao nỡ khi mỗi ngày vào thăm nó vẫn mở mắt nhìn mình như thế.” Cô để con chó trong bệnh viện thêm một tháng nữa, tốn kém không ít tiền.

“Tối hôm đó, tôi mang đồ chơi cho nó. Ngồi ở đó với nó rất lâu. Khóc không biết là bao nhiêu. Sau cùng chỉ nói được mỗi câu ‘Tùy bác sĩ’ rồi chạy về.” Cảnh vĩnh biệt con chó có khác gì đâu cảnh vĩnh biệt người thân yêu của mình.

Cô hạ giọng, “Nuôi rồi thì nó có khác chi một đứa con.”

Còn chị Khánh Linh, dù không mua “bảo hiểm sức khỏe” hằng tháng cho những “đứa con” của mình, nhưng như chị nói, “Khi mình bệnh, mình đau mình còn chịu được, chứ với nó thì mình không thể nào nhìn nó đau đớn. Mỗi lần mang nó tới bệnh viện, người ta đòi $500 hay phải trả trả $,1,000 hay $2,000 thì mình cũng phải trả, không đành lòng bỏ đâu.”

Phải có thời gian và kinh phí

Không ai xa lạ với cảnh sớm chiều người ta dẫn chó đi bộ, chạy bộ, đi dạo trong công viên hay trong các khu phố.

Ông Andy nêu suy nghĩ, “Muốn nuôi chó đàng hoàng thì phải có khả năng tài chánh và phải có chút thời gian để lo cho nó.”

Không ai có thể đưa ra con số chính xác là nuôi chó thì tốn kém bao nhiêu một tháng, một năm, bởi vì tùy theo điều kiện kinh tế mỗi gia đình. Nhưng “nhất định là phải tốn”.

Chị Khánh Linh chia sẻ kinh nghiệm, “Ở đây người ta khuyến khích là không nên cho chó ăn 'table food' tức là khi mình ăn cái gì thì mình cho chó ăn cái đó. Vì làm như vậy chó bị hư răng và dễ chết sớm. Thế nên chỉ cho nó ăn thức ăn dành cho chó. Mà trong khi đồ ăn cho người thì cứ hay 'sale' chứ đồ của chó thì ít 'sale' lắm mà có thì cũng có chút xíu à!”


Hai con chó Dali và Jolie của họa sĩ Hợp Phạm rủ nhau leo lên ghế ngoài sân để tắm nắng. (Hình: Hợp Phạm)

Ngoài chuyện thức ăn, còn là chuyện tắm, cắt tóc, đánh răng, chích ngừa, khám bệnh cho những con chó cưng. Có người thì tự mua xà bông về tắm cho chó ở nhà, tự cắt tóc, cắt móng tay móng chân cho nó. Ai có khả năng thì mang chó đến những “dog beauty salon” để trả khoảng $35 trở lên cho một lần tắm, cắt tóc... Với những chú chó được cưng hơn nữa, thì còn là chuyện quần áo, trang sức, chỗ ăn chỗ ngủ.

Chuyện tập cho những “đứa con nít” này đi vệ sinh ở đâu hay phải biết “lễ phép” trong chừng mực nào, ví dụ như không được ngồi dưới gầm bàn khi chủ ăn cơm, không được leo lên sofa, lên giường, lên lầu, hay khi chủ bận chưa kịp dẫn đi “tè” thì biết chạy vào “bath tube” mà đi... tất cả đều phải có thời gian dạy dỗ, không khác cho dạy một đứa trẻ.

Và khi chó được xem là một thành viên trong gia đình thì chuyện chó đau ốm cần phải được chăm sóc thuốc thang cũng là lẽ tất nhiên. Những gia đình lo xa, có nhiều khả năng tài chánh thì chó cũng được mua luôn bảo hiểm sức khỏe. Còn không, khi chó bị bọ chét, mua thuốc về bôi cũng tốn $70, $80 như chị Khánh Linh, hay chó bị vết thương ở tay, mỗi lần mang đi bác sĩ cũng trên dưới $100.

Khi gia đình đi nghỉ mát, nếu mang chó đi theo, dĩ nhiên chủ phải trả thêm tiền khách sạn cho chó. Còn không thì gửi nhờ ông bà, bạn bè chăm sóc, nếu như không muốn gửi vào những “khách sạn chó” trong thời gian một tuần trở lên.

***

Nuôi chó tốn kém là vậy, nhưng phần thưởng mà người ta nhận lại được, như những ai từng nuôi chó đều biết, là một người bạn trung thành của những đứa trẻ, là người mang lại niềm vui cho người lớn tuổi, những điều mà đôi khi, con người không tìm được ở chính đồng loại mình.

––-

Liên lạc tác giả: NgocLan@nguoi-viet.com

source

Nguoi-Viet Online

Saturday, 3 March 2012

Những lời đốp chát




Những lời đốp chát
Monday, February 27, 2012 5:40:48 PM

Và nhiều dấu chấm bị lãng quên...

Nguyễn Xuân Nghĩa

Bài này sẽ nói về rất nhiều dấu chấm trong vài câu hỏi.

Cuộc tranh cử tổng thống năm nay tại Hoa Kỳ là sự đụng độ khốc liệt của hai triết lý chính trị, phản ảnh từ dưới cơ sở lên tới thượng tầng lãnh đạo của hai đảng chính. Tới ngày bầu cử, mùng 6 tháng 11 này, thành phần ôn hòa và trung dung có thể là quả cân ở giữa để tạo ra một thế quân bình. Ðấy là một thông lệ. Nhưng năm nay, chuyện này vẫn chưa chắc và bất trắc đó cũng là chi tiết khá đặc biệt của cuộc bầu cử. Và của nước Mỹ.

Hoa Kỳ đang ở giữa những chuyển động vài chục năm mới thấy một lần.

Hơn 60 năm - gần ba thế hệ - không gặp đại chiến và kinh tế đã công nghiệp hóa để tiến lên một hình thái sản xuất mới có tạo ra một sự phồn thịnh chưa từng thấy. Ðấy là phần tích cực, được đánh giá là ưu thế của kinh tế tự do và chính trị dân chủ. Mặt trái của sự thể đó là tình trạng vay mượn lưu cữu, nó chất lên một núi nợ cao chưa từng thấy. Ðến ngày trả nợ, khởi sự từ vụ khủng hoảng 2008 và nay vẫn chưa dứt, người ta hoài nghi ưu thế đã được nhiều thế hệ ngợi ca.

Cuộc tranh luận về ưu nhược điểm của Hoa Kỳ đang kết tụ vào bài toán công chi thu trong hoàn cảnh kinh tế chưa hồi phục và thất nghiệp còn cao. Chuyện này thật ra cũng là thường tình của một quốc gia quá trẻ và một xã hội quá năng động. Nhưng khác với các cuộc tranh luận trong lịch sử - bài này không đủ chỗ nhắc lại chuyện đó, xin hẹn kỳ khác - lần này, người dân lại phân vân trong một hình thái sinh hoạt hoàn toàn mới.

Ðó là thế giới của thông tin điện toán mà mọi biến cố hay suy luận đều tức thời xuất hiện, với vận tốc điện tử.

Hậu quả là không gian quyết định tỏa rộng hơn, ra toàn cầu, và dội ngược về nước Mỹ. Thí dụ là đối sách với Trung Quốc và ảnh hưởng về đồng Mỹ kim, với Iran và ảnh hưởng trên giá xăng dầu, hoặc lập trường của Mỹ trong khối G-20 về kế hoạch cứu nguy đồng Euro của Âu Châu...

Mà thời gian tính toán lại thu hẹp, trong nháy mắt, với hậu quả cũng lập tức tác động vào từng quyết định trong một vòng xoáy ngày một nhỏ hơn, nhỏ như một mũi khoan rất bén. Chỉ kịp nhìn ra tương quan nhân quả gần như chớp nhoáng đó, người dân, hay cử tri, cũng đủ chóng mặt!

Ðã thế, hình thái sinh hoạt đó còn có một hệ quả tai hại gấp bội: người ta quen dần với “lập luận quy nạp” inductive.

Xin mặc cả vài chữ cho hiện tượng này. Trong một chuỗi lý luận, người ta dựa trên những ví dụ về tương quan nhân quả không có cơ sở, nhưng có thể dễ nghe, bắt mắt và đáng tin. Từ đó, người ta dựng lên nhiều tín điều mơ hồ mà cứ tưởng là chân lý.

Chuyện nhỏ là thí dụ về cổ phiếu. Khi thị trường chứng khoán lên hay xuống giá, tựa đề của bản tin có ngay nội dung giải thích lý do khiến người ta dễ tưởng đó là sự thật. Hôm sau thì lại không hiểu vì sao thị trường bỗng có sự chuyển động ngược.

Một thí dụ khác, về chuyện lớn. Trung Quốc có hơn ba ngàn tỷ đô la dự trữ và là chủ nợ lớn nhất của nước Mỹ nhưng món nợ đó chưa lên tới 10% tổng số ngoại trái của Hoa Kỳ, mà nếu không gửi tiền cho Mỹ thì các đấng con trời cũng chẳng có nơi nào an toàn hơn. Nhưng sự thể phức tạp này lại được quy nạp thành một chân lý khập khiễng: nước Mỹ mắc nợ và bị Bắc Kinh cột dây nợ vào cổ, cho nên phải thỏa hiệp!

Nếu cần giải thích cho tường tận hơn, thay vì dùng vài thí dụ bắt mắt, thì không gian truyền hình không có chỗ mà thời gian phát hình lại giới hạn. Chuyện trăm năm được giải thích trong vài giây và tranh luận phức tạp được gom vào lời “đốp chát,” sound bites, một từ rất Mỹ.

Ðáng lẽ, người ta phải áp dụng một cách lý luận khác, gọi là phép “suy diễn hợp lý,” deductive. Ðó là lần lượt đi từ sự thật A qua B, qua C, dần dần mới đến kết luận là Z. Nhưng, ngoài một số chuyên gia học giả, mấy ai có thời giờ theo dõi từng bước lý luận rắc rối này? Trong một cuộc tranh luận của các ứng cử viên, chẳng ai dại dột hành hạ cử tọa và khán giả truyền hình bằng từng bước A,B,C,... Z như vậy. Có mà điên!

Và các học giả có được mời lên giải thích thì cũng đành áp dụng thủ thuật đốp chát-sound bites, với những chữ dễ hiểu về một hiện tượng khó hiểu trong một thế giới đã trở thành quá phức tạp.

Nhưng, bài này không viết về hiện tượng ly kỳ đó. Mà chỉ xin tập trung vào một chuyện gọi là “đối ngoại.”

***

Trong cuộc tranh luận - chưa có - của cuộc bầu cử tổng thống năm nay, dân Mỹ được nghe nói mãi về sự lớn mạnh của Trung Quốc: có nền kinh tế sẽ sớm vượt Hoa Kỳ và khả năng bành trướng có khi làm nước Mỹ mắc nợ phải thúc thủ. Hoa Kỳ có muốn phản công thì cũng phân vân giữa Trung Ðông và Ðông Hải, khi mà ngân sách quốc phòng lại bị cắt giảm...

Một số người lý luận theo phép quy nạp - mà không biết - thì đi từ chân lý khập khiễng, là đảng Cộng Hòa của bọn nhà giàu và các tay buôn súng nên có lập trường chủ chiến, đến một câu hỏi lớn bằng... hư vô: làm gì với Trung Quốc bây giờ?

Cường quốc này đang huy động hậu thuẫn của các chế độ hung đồ, từ Bắc Hàn đến Iran, Syria, v.v... để dẫn nước Mỹ vào một cuộc xa luân chiến cho hụt hơi. Huống hồ, nhu cầu rất chính đáng của nước Mỹ hiện nay là chấn chỉnh công chi thu và cứu giúp những thành phần bần hàn để xây dựng lại nội lực.

Sự thật ở đây là vài ba chục dấu chấm đã bị lãng quên trong cả chuỗi lý luận.

Hoa Kỳ đang có thỏa ước phòng thủ về an ninh với khoảng 50 quốc gia lớn nhỏ trên thế giới. Trung Quốc mới là kẻ “vạn lý độc hành”: không có một mống đồng minh hay đồng chí, dù là Bắc Hàn, Miến Ðiện, Pakistan, Iran hay - xin lỗi - Việt Nam!

Nhìn trong lâu dài, cứ kể như từ Thế Chiến II, Hoa Kỳ đã can thiệp vào nhiều nơi bằng quân sự. Cái tội nặng lắm của một nước Mỹ hiếu chiến và đế quốc! Sự thật rất khó hiểu, nên không thể giải thích bằng kiểu đốp chát trong vài giây, là nước Mỹ ít khi can thiệp một mình.

Gần như lần ra quân nào, dưới chính quyền Dân Chủ hay Cộng Hòa, nước Mỹ cũng có đồng minh, nếu có gọi là chư hầu thì chưa chắc đã đúng. Lại xin mặc cả vài hàng để kể lại cho rõ trong chuỗi suy diễn từ A đến Z:

Ngay sau Thế Chiến II, khi Liên Xô rồi Trung Quốc khai thác nội chiến Cao Ly thành cuộc chiến Triều Tiên, Hoa Kỳ đã nhập cuộc. Dưới lá cờ Liên Hiệp Quốc và bên cạnh 12 quốc gia là Anh, Pháp, Bỉ, Hòa Lan, Luxembourg, Gia Nã Ðại (Canada), Úc, Tân Tây Lan, Thổ Nhĩ Kỳ (Turkey), Hy Lạp, Thái Lan và Phi Luật Tân. Ngày nay, quân Mỹ vẫn còn ở đó, theo quy định của Liên Hiệp Quốc.

Trong cuộc chiến sau này bị phỉ nhổ là “phi chính nghĩa” là tại Việt Nam, Hoa Kỳ lâm chiến với... bảy đồng minh là Úc, Tân Tây Lan, Nam Hàn, Ðài Loan, Phi Luật Tân, Thái Lan và thậm chí... Tây Ban Nha (Spain).

Khi chiến tranh lạnh tàn lụi, và cần cấp cứu Kuweit, trong cuộc chiến vùng Vịnh năm 1991, nước Mỹ tấn công Iraq với hậu thuẫn của 31 quốc gia Âu, Á, Phi, kể cả Ba Lan và Tiệp Khắc vừa bước ra khỏi quỹ đạo Xô Viết. Sau vụ khủng bố 9-11, Hoa Kỳ mở chiến dịch A Phú Hãn (Afghanistan) năm 2001, nhưng dưới lá cờ NATO và với sự góp công góp của từ hơn bốn chục quốc gia. Với sự ủng hộ và cho phép của Quốc Hội, Hoa Kỳ đã... “đơn phương” can thiệp vào Iraq, tội rất nặng của ông George W. Bush hiếu chiến: người ta quên mất 38 dấu chấm là tên các quốc gia đã đi vào liên minh này.

Những chuyện khó hiểu ấy dẫn chúng ta đến vài câu hỏi.

Vì sao Hoa Kỳ ngang ngược, và bị đả kích về rất nhiều chuyện, vẫn có thể can thiệp vào thiên hạ sự cùng nhiều xứ khác, trong một lãnh vực sinh tử là quân sự? Vì các quốc gia kia chấp nhận cái phận chư hầu cho đế quốc Mỹ? Hay là họ chỉ làm “thợ vịn” và tinh quái vận dụng sức mạnh Hoa Kỳ để bảo vệ quyền lợi và an ninh của họ? Hay là họ bị nước Mỹ lung lạc, đánh lừa? Hay là dù sao sức mạnh quân sự kinh tế và thế chế dân chủ của Hoa Kỳ vẫn là yếu tố ổn định và an toàn nhất?

Mà Trung Quốc hay Liên Bang Nga có những đặc tính như vậy không? Làm sao giải thích được chuyện đó bằng vài câu đốp chát trên truyền hình?

source

Nguoi-Viet Online

photo source


http://www.texastribune.org/texas-politics/2012-presidential-election/liveblog-your-money-your-vote-presidential-debate/

Saturday, 25 February 2012

Các đệ nhất phu nhân Hoa Kỳ tại Viện bảo tàng lịch sử quốc gia


Câu chuyện nước Mỹ

Thứ Hai, 20 tháng 2 2012

Các đệ nhất phu nhân Hoa Kỳ tại Viện bảo tàng lịch sử quốc gia

Trong lịch sử trên 200 năm của Hoa Kỳ, các Đệ nhất Phu nhân luôn đóng một vai trò quan trọng hỗ trợ cho các tổng thống trong những công việc tiếp đãi các quốc khách và những nhân vật quan trọng của nước ngoài đến viếng thăm cũng như gia đình, bạn bè, nhân viên chính phủ, ban nhân viên tòa Bạch Ốc và đảm nhiệm những hoạt động khác. Nhiệm vụ rõ ràng nhưng không chính thức đó của các đệ nhất phu nhân Hoa Kỳ đã được phản ánh trong cuộc triển lãm tại viện bảo tàng quốc gia về lịch sử Hoa Kỳ thuộc hệ thống Smithsonian tại thủ đô Washington. Lan Phương sẽ tường thuật đôi nét về cuộc triển lãm có tên là “The First Ladies at the Smithsonian” trong Câu Chuyện Nước Mỹ tuần này

Các chiếc áo trưng bày trong Viện bảo tàng Smithsonians
Hình: Courtesy of the National Museum of American History, Smithsonian Institution
Các chiếc áo trưng bày trong Viện bảo tàng Smithsonians

Điều khiến khách đến thăm cuộc triển lãm phải để ý trước tiên là những bộ áo dạ hội mà các Đệ nhất Phu nhân đã mặc trong dạ tiệc ngày nhậm chức của các tổng thống hoặc trong những dịp tiếp tân quan trọng ở tòa Bạch Ốc.

Theo truyền thống từ nhiều năm nay, các Đệ nhất Phu nhân trao tặng bộ áo đó cho viện bảo tàng để trưng bày. Gần đây nhất là chiếc áo của Đệ nhất Phu nhân Michelle Obama, được tặng cho viện bảo tàng ngày 9 tháng 3 năm 2010.

(Quí vị vừa nghe lời của giám đốc viện bảo tàng cảm tạ tổng thống và Đệ nhất Phu nhân trong buổi lễ trao tặng bộ áo.)

Hơn 200 năm qua, công chúng vẫn theo dõi và đưa ra những nhận xét về các bộ trang phục, những buổi tiệc, các dự án và vai trò cuả các Đệ nhất Phu nhân trong tòa Bạch Ốc. Cuộc triển lãm nhắm tới những khía cạnh này qua 4 khu vực trưng bày. Thu hút khách xem nhiều nhất là khu trưng bày y phục do các Đệ nhất Phu nhân trao tặng. Trong lịch sử Hoa Kỳ rất ít Đệ nhất Phu nhân nào trở thành biểu tượng của thời trang hay là người gợi hứng cho các nhà tạo mẫu, tuy nhiên cách trang phục của các Phu nhân luôn luôn được công chúng theo dõi và bình phẩm.

Trong 50 năm trở lại đây, hầu như chỉ có Phu nhân của tổng thống Kennedy, bà Jacqueline Bouvier Kennedy được coi là Đệ nhất Phu nhân có khiếu trang phục thanh lịch nhất. Chiếc áo lụa vàng, không tay, hở một bên vai của bà mặc vào dịp tiếp đón quốc khách được đem trưng bày, cho đến bây giờ vẫn thấy hợp thời trang, tuy nhiên theo thời gian màu lụa đã phai khi so với bức ảnh chụp, có lẽ do đã được trưng bày nhiều lần.

Một khách đến xem cuộc triển lãm phát biểu về cách trang phục của Đệ nhất Phu nhân Kennedy:

"Lối trang phục cuả bà qua thời gian vẫn đẹp, nó là phong cách cổ điển (classic), vì thế nó không lỗi thời."

Các Đệ nhất Phu nhân là người luôn đứng cạnh chủ nhân tòa Bạch Ốc trong mọi dịp tiếp tân, lễ lạc, tiệc tùng thay mặt quốc gia để cùng tổng thống tiếp đón quốc khách hay những nhân vật quan trọng của nước ngoài được mời, hay thù tiếp thân nhân, bạn bè, ban nhân viên làm việc tại tòa Bạch Ốc hay trong chính phủ hoặc các tầng lớp dân chúng. Vai trò rất quan trọng và mỗi một Phu nhân thường để lại một dấu ấn trong nhiệm kỳ của các tổng thống. Nó có thể giúp thu phục thêm được những thân hữu từ nước ngoài và cảm tình của mọi giới trong nước, giúp củng cố thêm tư thế chính trị cho tổng thống.

Trong những dịp lễ lớn, như mùa lễ Giáng sinh, Đệ nhất Phu nhân thường chủ tọa những lễ lạc như thắp đèn trên cây giáng sinh, tiếp đón các phái đoàn dân chúng đến tham quan tòa Bạch Ốc được trang hoàng đặc biệt vào dịp này.

Thêm vào đó các Đệ nhất Phu nhân thường theo đuổi một hay nhiều dự án xã hội. Bà Nancy Reagan cổ vũ cho việc bài trừ ma túy, bà Claudia “Lady Bird” Johnson cổ vũ cho các hoạt động bảo vệ môi trường. Nói về dự án của các Đệ nhất Phu nhân, một khách thăm viện bảo tàng, bà Lisa Jackson phát biểu :

"Tôi chỉ quen thuộc với những dự án của các Phu nhân gần đây nhất mà thôi, thí dụ như bà Hillary Clinton với dự án cải tổ chăm sóc sức khỏe, và bà Michelle Obama về sức khỏe của trẻ em, cổ vũ cho việc khuyếân khích trẻ tập thể thao, chạy nhảy, chơi đùa. Nhữn dự án này làm tôi rất ngưỡng mộ."

Một trong số những Đệ nhất Phu nhân nổi tiếng của Hoa Kỳ là bà Eleanor Roosevelt, Phu nhân của tổng thống Franklin Roosevelt, chủ nhân tòa Bạch Ốc từ năm 1933 đến năm 1945.

Bà vận động ủng hộ cho chương trình phục hồi kinh tế của Phu quân, cổ vũ cho nhân quyền và dân quyền, và cải thiện vị thế của nữ giới làm việc ngoài xã hội.

Trong thập niên 1940, bà là đồng sáng lập viên của tổ chức Freedom House, một tổ chức phi chính phủ, cổ vũ cho tự do, dân chủ và nhân quyền. Bà tích cực vận động cho việïc thành lập Liên Hiệp Quốc, và là một đại biểu của Hoa Kỳ tại Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc từ năm 1945 đến năm 1952, một chức vụ được tổng thống Harry Truman bổ nhiệm và Thượng viện phê chuẩn. Trong thời gian làm việc tại Liên Hiệp quốc, bà là chủ tịch ủy ban soạn thảo và chấp thuận bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền. Tổng thống Truman đã dùng danh hiệu “Đệ nhất Phu nhân của Thế Giới “ khi nhắc đến bà để tôn vinh những thành quả về nhân quyền mà bà đã đạt được.

Trong suốt cuộc đời, Đệ nhất Phu nhân Eleanor Roosevelt hoạt động hăng say trong nhiều lãnh vực chính trị, xã hội. Năm 1999, bà được bình chọn trong danh sách 10 phụ nữ được thế giới được ngưỡng mộ nhất của thế kỷ thứ 20.

Quay trở lại với cách trang trí, sắp xếp trong cuộc triển lãm, khách được nhìn ngắm những tủ kính được bày hết sức mỹ thuật với ánh sáng tân kỳ, ngoài ra 3 màn hình bầu dục gắn trên tường chiếu hình ảnh các tổng thống và Phu nhân khiêu vũ trong đêm dạ vũ ngày nhậm chức, từ tổng thống Carter đến tổng thống Obama, tôn vẻ mỹ miều của chiếc áo dạ hội của các Đệ nhất Phu nhân, làm nổi rõ từng đường kim, mũi chỉ, với những hạt cườm, kim tuyến lóng lánh trên lụa là tuyệt đẹp.

Ngoài ra khách đến thăm còn được xem một số những hình ảnh, kỷ vật, tài liệu, và những những bộ đồ trà, ly tách, dao muỗng và đồ sứ dùng trong tòa Bạch Ốc từ thời tổng thống Washington đầu tiên của Hoa Kỳ cho đến nay.
source
VOA Vietnamese