Sunday 26 September 2010

Săn chuột mùa lũ


Săn chuột mùa lũ
Cập nhật lúc 9:16:16 PM - 23/09/2010
Nguyên Thủy/Viễn Đông

w-sanchuot1.jpg

Gập chuột để chuẩn bị đi bẩy chuột – ảnh: Nguyên Thủy/Viễn Đông

Năm nào cũng vậy, khi mùa nước nổi đến vùng Tứ Giác Long Xuyên, nghề săn chuột đồng lại thịnh. Đa phần những người săn chuột đều là nông dân nghèo. Bắt chuột có nhiều cách, bẩy gập, đâm chuột và ví cù… Nghề này đã trở thành “gia truyền” ở một số làng quê của vùng sông nước miền Tây.
Nghề bẩy chuột khác với tất cả nghề khác. Khi mọi người đang yên ngủ giấc nồng, thì những người làm nghề bẩy chuột phải thức trắng đêm để thăm chuột xem đã sập bẩy chưa. Có khi một cái gập cả đêm bắt được 3-4 con. Nếu không thăm, một cái có thể chỉ bắt được một con. Dân đi bắt chuột đồng không khác gì những cánh vạc ăn đêm. Sương khuya lạnh buốt, mặc cho mưa gió, họ vẫn lầm lũi đi theo các bờ mẫu, hay chống xuồng ba lá vượt đồng, đi hết bờ cao này đến gò cao nọ. Vì mùa lũ nước ngập đồng lũ chuột tìm nơi bờ cao, có nhiều cỏ rậm để tá túc.
Cứ khoảng 3-4 giờ chiều dân đi bẩy chuột khệ nệ xuồng, bình, chỉa chọt, cơm đùm cơm nắm lên đường. Ở cái xóm nghèo Kinh Quýt (thị trấn Cái Dầu, Châu Phú, An Giang) có cả làng cùng đi bẩy gập chuột đồng. Đi thức suốt thâu đêm, họ cũng chỉ kiếm được vài trăm ngàn đồng. Vậy là vừa đủ lo đong gạo chợ cho những bữa cơm nghèo và có chút tiền dư đem về gia đình.
Không riêng làng Kinh Quýt, tại cánh rừng tràm Huệ Đức An Giang cũng có rất nhiều người theo nghề bẩy chuột mùa nước nổi. Vào mùa mưu sinh, ai cũng tranh thủ ăn vội cơm chiều vỏn vẹn chỉ cơm trắng và thịt chuột xào hay chiên, mấy cọng rau muống đồng. Rồi từng đoàn người chống xuồng chia tam xẻ tứ tìm hướng riêng để đi săn chuột. Người đi gập chuột xa nhất có khi bốn năm chục cây số.
Nghề săn bắt chuột bằng gập không cần mồi để dụ chuột. Chỉ cần nhìn các đường mòn trong các bờ cỏ, thấy dấu chân của chuột đi qua là đặt cái gập vào đường mòn đón đầu. Khi chuột đi theo lối mòn là vào sập bẩy. Nghề nầy cực như vậy có khi cũng chẳng được bao nhiêu. Đêm nào gặp mưa dầm là xem như chẳng bắt được con nào. Người bẩy chuột nhiều hay ít tùy vào khả năng và sức khỏe của mình. Người nhiều nhất lên đến 5, 6 trăm cái gập chuột, ít cũng 2, 3 trăm cái. Trong đêm tối như vậy những người săn chuột vẫn biết đường đi nước bước một cách chính xác.
Thường bẩy chuột đến hừng sáng là mọi người cuốn gói, thu lại bẩy chuột. Còn phải nhanh chân kịp mang ra chợ bán sớm kiếm tiền. Có người bắt từ trên 100 cho đến vài trăm con chuột/đêm, giá 1 kg chuột 22.000 đồng, chuột chết ướp nước đá 15.000 đồng/kg, thường thì một người kiếm tối đa 1đến 2 trăm ngàn đồng/đêm.
Đa số dân làm nghề bẩy chuột ít học, không đất đai ruộng vườn. Họ chấp nhận cái nghề thấp hèn theo kiểu “cha truyền con nối”. Nghề bắt chuột đồng mùa nào cũng bắt được. Tuy nhiên tùy theo mùa vụ mà dân theo nghề bắt chuột kéo quân đến những “cánh đồng chuột” từ Cần Thơ đến Sóc Trăng rồi xuống Kiên Giang qua An Giang Đồng Tháp… Hễ nơi nào làm đồng, hay nước lũ kéo về, thì “cơm ghe bầu bạn” kéo đến khu vực ấy cắm lều, ngũ nốp để săn chuột đồng kiếm sống.

w-sanchuot2.jpg

“Gộng” chuột chờ mang ra chợ bán – ảnh: Nguyên Thủy/Viễn Đông

w-sanchuot3.jpg

Bắt chuột – ảnh: Nguyên Thủy/Viễn Đông

w-sanchuot4.jpg

Thu mua chuột – ảnh: Nguyên Thủy/Viễn Đông

w-sanchuot5.jpg

Làm thịt chuột – ảnh: Nguyên Thủy/Viễn Đông
source
Viễn Đông Daily

Wednesday 22 September 2010

Kiếp thương hồ


Kiếp thương hồ
Cập nhật lúc 8:23:22 PM - 14/09/2010
David Nguyễn/Viễn Đông

w-kiepthuongho1.jpg

Bữa cơm của vợ chồng trẻ trên ghe – ảnh: David Nguyễn/Viễn Đông

Mặc dù được đi đây đi đó trên vùng sông nước Cửu Long, họ là những người chạy hàng, bán hàng, chở hàng, chịu cảnh dầm mưa dãi nắng, lênh đênh trên sông nước. Lúc nào họ cũng nghe tiếng máy tàu bên tai. Cuộc sống thương hồ trong thời kinh tế khó khăn như hiện nay lại càng khó hơn vì đi lại tốn kém chi phí. Nhiều gia đình sống trên sông nước lênh đênh, “rày đây mai đó”, đôi khi làm trở ngại cho việc học hành của con cái… Thật là “kiếp thương hồ”!

w-kiepthuongho2.jpg

Hai vợ chồng nầy vừa ăn cơm vừa ngồi trên trần mui ghe để lái – ảnh: David Nguyễn/Viễn Đông

w-kiepthuongho3.jpg

Có khi cả nhà 5, 6 mạng người ngồi ăn cơm mà ghe vẫn chạy – ảnh: David Nguyễn/Viễn Đông

w-kiepthuongho4.jpg

Phút giải lao trong mui ghe có võng – ảnh: David Nguyễn/Viễn Đông

w-kiepthuongho5.jpg

Tiện lợi nhất là nước lúc nào cũng có sẵn – ảnh: David Nguyễn/Viễn Đông

w-kiepthuongho6.jpg

Trời nắng quá phải núp bóng thôi – ảnh: David Nguyễn/Viễn Đông
source
Viễn Đông Daily