Thursday 29 July 2010

Chuyện cô gái chụp ảnh nóng với ông Tô


Chuyện cô gái chụp ảnh nóng với ông Tô
,

- Nguyễn Thị Dung - cô gái bán dâm có những tấm ảnh khỏa thân của ông Nguyễn Trường Tô - nguyên chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang trong máy điện thoại hiện đang nuôi con nhỏ một mình.

TIN LIÊN QUAN

/chuyenmuc/quangcao/2010/images/vnnmobiad.gif

“Em nó già và gầy đi nhiều”...

Vào tháng 5 - 2010, Ủy ban Kiểm tra T.Ư đã có buổi làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hà Giang về những tấm ảnh lõa thể của ông Nguyễn Trường Tô được phát hiện trong điện thoại di động của một cô Nguyễn Thị Dung, bị Công an thị xã Hà Giang bắt quả tang đang bán dâm ngày 22 - 11 - 2006. Theo tài liệu của tổ công tác Ủy ban Kiểm tra T.Ư thì những bức ảnh thu giữ được là ảnh thật chứ không phải ảnh ghép.

Tại biên bản làm việc với công an, cô Dung khai nhận vào tháng 11-2005 có ngủ qua đêm với ông Tô tại một khách sạn ở Hà Nội. Bức ảnh được Dung chụp sau khi hai người quan hệ xong bằng máy điện thoại di động của Dung.


Trong máy di động của Nguyễn Thị Dung còn có những tin nhắn được gửi đến từ máy di động số 09132711** (số máy di động của ông Tô đăng ký trong danh bạ của UBND tỉnh) với ký hiệu "TYCT". Dung cho biết đó là ký hiệu của cụm từ: "Tình yêu Chủ tịch".
Hỏi thăm rất nhiều người dân trong thị trấn Việt Lâm, chúng tôi gặp phải không ít cái nhìn dè dặt, ngờ vực khi nhắc đến tên Nguyễn Thị Dung. Nhà Dung nằm ngay mặt đường ở khu vực đầu thị trấn.

Mời chúng tôi vào nhà là một người đàn bà dáng vẻ khắc khổ, khoảng gần 50 tuổi. Phía trong nhà có một bé gái bụ bẫm, xinh xắn đang mếu máo gọi bà vì sợ hãi trước những người khách lạ.
Qua lời thăm hỏi ban đầu, chúng tôi được biết bà tên là Nguyễn Thị N - là mẹ đẻ của Nguyễn Thị Dung. Bé gái 26 tháng tuổi là con của Dung. Căn phòng khách giản dị với bộ bàn ghế gỗ cũ kỹ, trong chiếc tủ ly cạnh bàn nước bày đầy những tấm ảnh kỹ thuật số của Dung.

Thấy chúng tôi trầm trồ trước những tấm ảnh đẹp, mẹ Dung buồn buồn: "Ngày trước thôi, giờ em nó già và gầy hơn nhiều".


Người mẹ khốn khổ

Bị suy thận phải chạy thận từ 5 năm nay, vì là hộ nghèo nên bà N được cấp bảo hiểm y tế và chỉ mất 600.000 đồng tiền chữa bệnh mỗi tháng. Tuy nhiên số tiền này là quá lớn đối với gia đình 1 người làm nuôi 4 người ở vùng cao nguyên này. Cả nhà bà N chỉ trông vào thu nhập từ nghề lái xe thuê của chồng.

Khi chưa ốm đau, bà làm công nhân chè, cũng dựng được ngôi nhà mấy gian kiên cố. Sau khi bị suy thận, phải lên điều trị ở Hà Nội mấy năm liền, tiền của trong nhà cứ đội nón ra đi. Để có tiền chữa bệnh và nuôi cháu nhỏ, bà N phải bán đi một nửa mảnh đất đang ở và toàn bộ ruộng của gia đình.

Bà N sinh được 2 người con, Dung sinh năm 1985 là chị cả. Còn 1 cậu em trai sinh năm 1989 đang đi làm thuê ở Hải Dương. Dung học xong cấp 3, gia đình cũng định cho đi học tiếp trung cấp mầm non nhưng rồi lại không có tiền nên ở nhà luôn.


Đưa bàn tay bị phù và nổi cục vì chạy thận chỉ vào tấm ảnh Dung mặc váy cưới trắng muốt, bà N tâm sự: "Cách đây 3 năm, Dung lấy chồng. Gia đình cũng chỉ làm mấy mâm cơm cúng tổ tiên và ra mắt anh em trong nhà chứ cũng chẳng tổ chức gì. Tôi chỉ biết chồng Dung là bộ đội nhưng đóng quân ở đâu thì không rõ. Khoảng một năm trở lại đây chẳng thấy hắn về chơi, hình như lại có trục trặc gì đó".

Khi chúng tôi nhắc đến tên ông Nguyễn Trường Tô thì bà N hoàn toàn không biết. Bà bảo: "Tôi ốm đau, ở nhà suốt, ti vi lại không bắt được đài Hà Giang nên có biết ông chủ tịch tỉnh mặt ngang mũi dọc thế nào đâu".

Chúng tôi tiếp tục thông báo sự việc liên quan giữa ông Tô và Dung thì bà ngỡ ngàng: "Tôi hoàn toàn không biết việc gì cả. Chỉ thấy gần đây công an hay đến nhà mời em nó lên làm việc. Khi về tôi hỏi thì bảo không có chuyện gì. Dung hiện tại không có công ăn việc làm gì, chỉ suốt ngày ở nhà hoặc đi chơi với bạn. Thời gian này tự nhiên Dung đổi tính đổi nết, ngày nào cũng mua hương hoa đi chùa rồi lại theo người ta đi lễ khắp nơi. Cả nhà chỉ có một cái xe máy cho bố đi làm nên Dung đi đâu toàn phải có người đến đón".

Ngồi trên xe ô tô nhìn người đàn bà gầy gò khốn khổ đứng chơi vơi bên con đường lớn, tôi mong rằng vùng cao nguyên đá này sẽ không bao giờ còn xảy ra những chuyện động trời để những người mẹ như bà N được sống bình yên dù trong bệnh tật, đói nghèo.

  • Theo Nguyễn Thắng - Dân Việt
  • source
  • http://www.vietnamnet.vn/tinnhanh/201007/He-lo-co-gai-chup-anh-giuong-chieu-voi-ong-To-925602/

Wednesday 28 July 2010

Ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng Bị Xịt Hơi Cay Trên Sân Khấu


July 23, 2010

Ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng Bị Xịt Hơi Cay Trên Sân Khấu

Việt Tribune tổng hợp

San Jose là thành phố đặc biệt, không phải chỉ vì nó là thành phố mang tên Thung Lũng Hoa Vàng, Thung Lũng Điện Tử mà còn là thành phố rất đông cư dân người Mỹ gốc Việt yêu ca nhạc. Gần như cuối tuần nào cũng có một chiều nhạc, đêm nhạc. Nhưng chiều Chủ Nhật 18 tháng Bảy vừa qua live show: Mỹ Tâm-Đàm Vĩnh Hưng, với sự góp mặt của Dương Triều Vũ, trên sân khấu Santa Clara Convention Center, thành phố Santa Clara, là một show nhạc đặc biệt khác mọi lần: Ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng trong bộ trang phục màu trắng và chiếc khăn choàng màu sậm, song ca với Mỹ Tâm ca khúc Trái Tim không ngủ yên.

Quang cảnh biểu tình chống Đàm Vĩnh Hưng bên ngoài rạp Santa Clara Convention Center. TƯỜNG LINH/VIỆTTRIBUNE

Quang cảnh biểu tình chống Đàm Vĩnh Hưng bên ngoài rạp Santa Clara Convention Center. TƯỜNG LINH/VIỆTTRIBUNE

Lý Tống hoá trang khán giả nữ, mặc áo đỏ, đội nón đen có gắn hoa, đeo kính, tay trái cầm cành hoa vừa trao hoa cho Đàm Vĩnh Hưng, tay phải xịt thuốc cay vào mặt Đàm Vĩnh Hưng. ẢNH TRƯƠNG XUÂN MẪN

Đàm Vĩnh Hưng chùi mắt sau khi bị Lý Tống xịt thuốc cay vào mặt. Người đứng bên là ca sĩ Mỹ Tâm. ẢNH LÊ BÌNH

Lý Tống giả gái để thực hiện việc xịt ớt cay.

Lý Tống hoá trang khán giả nữ, mặc áo đỏ, đội nón đen có gắn hoa, đeo kính, tay trái cầm cành hoa vừa trao hoa cho Đàm Vĩnh Hưng, tay phải xịt thuốc cay vào mặt Đàm Vĩnh Hưng. ẢNH TRƯƠNG XUÂN MẪN

Biến cố bất ngờ xảy ra khi có “một phụ nữ lớn tuổi” đeo kính, mặc áo đỏ, đội mũ đen có gắn hoa tiến tới gần sân khấu tay trái cầm một cành hoa để tặng cho ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng. Khi ĐVH cúi xuống nhận cành hoa, người phụ nữ này dùng tay phải cầm một bình hơi cay, xịt thẳng vào mặt, ĐVH ôm mặt và la lớn “Á” và bước lùi hai tay che mặt, miệng la to “Cay quá! Cay quá!”
Nhân viên an ninh và cảnh sát liền ngay đó đã kéo “người giả phụ nữ” này ra trước sự bỡ ngỡ của trên 600 khán giả ngồi chật rạp. ĐVH với khuôn mặt đỏ rần, hai tay lau nước mắt, Mỹ Tâm đứng một bên đỡ vai. Sau đó người ta được biết, người vừa thực hiện vụ xịt hơi cay là ông Lý Tống, được cảnh sát đưa vào căn phòng bên cạnh chờ đợi.
Xuất hát tạm ngưng trong vòng 15 phút vì hơi cay nồng nặc tràn lan khắp phòng và gây chảy nước mắt, và ho cho một số khán giả ngồi gần khu vực xảy ra vụ việc.
Sau đó, buổi hát vẫn tiếp tục với tiếng hát Đàm Vĩnh Hưng cho đến 9 giờ 30 chấm dứt.

Bên ngoài rạp, trước giờ trình diễn, những người biểu tình phản đối ĐVH, với các biểu ngữ lớn, biểu ngữ cầm tay, biểu ngữ in trên giấy và biểu ngữ viết bằng tay có mang những dòng chữ “Người Việt Tỵ Nạn Cương Quyết Chống âm mưu Tuyên Vận của (...)”, “Xem hát là làm lợi cho (...)”, “Sau 30/4/75 Trốn (...) như con chó, như chuột hôi. Sao hôm nay lại đi xem (...) hát. Lương tâm để đâu?”, “Đả Đảo (...) Đàm Vĩnh Hưng”,”Không tiếp tay văn công (...)”…v.v. đã tập hợp trước cửa rạp.

Đoàn biểu tình chia làm 2 nhóm: Một ở trước cửa chánh ra vào rạp trên đường Tasman, và một ở bên lối xe vào bãi đậu xe. Cảnh sát cho biết số người tham dự khoảng 150, nhưng lúc đông nhất có khoảng gần 300. Người biểu tình trật tự giương cao cờ Việt-Mỹ dọc bên đường, cầm biểu ngữ và hô các khẩu hiệu, trong khi khán giả vào xem hát lái xe ngang qua.
Hiện diện trong cuộc biểu tình người ta ghi nhận có các thành viên của LĐCT, Tập Thể Chiến Sĩ VNCH/TBHK, Hội CSQG, Khu Hội Cựu Tù Nhân CT/Bắc CA, Hội HO/SF, ƯCV Minh Dương và đặc biệt có sự hiện diện của DB Liên Bang Cao Quang Ánh.

Một phụ nữ trung niên (không nêu tên) cho biết cảm tưởng “Tôi đi biểu tình là để bày tỏ thái độ không đội trời chung với (...). Đã sợ (...) đày ải mất tự do nên mới tị nạn chính trị thì không thể chấp nhận văn công (...) đến đây tuyên truyền”; trong khi đó một vị cao niên, 76 tuổi, HO 18 cư trú tại Fremont trong số khán giả, phát biểu “Xứ tự do, mọi người có quyền bày tỏ chính kiến, có quyền biểu tình và cũng có quyền đi xem ca nhạc.” Khi được hỏi ông có cảm giác như thế nào khi đi ngang qua đoàn biểu tình? ông cho biết “Con tôi lái xe, tôi thấy người biểu tình hô to những khẩu hiệu, nhưng tôi thấy đó là chuyện bình thường. Trong đó cũng có bạn bè quen biết của tôi.” Ông đưa cánh tay phải bị một vết cắt có sẹo gần cổ tay và nói thêm “Tôi bị tù Cộng Sản sau 75, tôi bị chúng cùm bị thương tật ở đây. Nhưng đó là chuyện qua rồi.” Ông không cho biết tên và cấp bậc cũ.

Vào chiều thứ Tư 21/7/2010 người ta được biết tiền tại ngoại hầu tra cho Lý Tống lúc đầu là $52,000 nay tăng lên $100,000, và sẽ có một buổi điều trần tại tòa vào trưa thứ Sáu 23/7/2010. Tại toà, bên công tố đã trao cho các luật sư bào chữa danh sách năm tội trạng mà Lý Tống bị cáo buộc là: sử dụng hơi cay bất hợp pháp; cố tình dùng hơi cay để tấn công người khác; xâm nhập; xoá mã số của bình xịt hơi cay và chống cự khi bị bắt. Theo lời của chính ông Lý Tống, ông đã bị xây xát nhẹ nơi trán vì cảnh sát quá nặng tay với ông khi trấn áp ông tại hiện trường. Sức khoẻ của Lý Tống vẫn tốt, và ông vẫn lạc quan tin tưởng vào việc làm chính nghĩa của ông.

Trong khi ông Lý Tống đang còn bị tạm giam thì bên ngoài có nhiều ý kiến trái ngược nhau về hành động của ông. Hàng chục hội đoàn khắp nơi trao đổi tin tức và lên tiếng ủng hộ việc làm của Lý Tống. Nhiều ý kiến kêu gọi Cộng Đồng ở Nam Cali, Ủy ban Chống Cộng phải noi gương ông Tống và tiếp tục có những phương thức phản ứng thích nghi để bày tỏ lập trường chống nghị quyết (...) qua việc ca sĩ họ Đàm sẽ xuất hiện trong 1 buổi diễn vào ngày 24/7 tới đây tại Quận Cam.

Nhiều vị cao niên bày tỏ thái độ rất dứt khoát “Nó thật sự là (...) rồi. Đối với (...) không dễ gì làm thủ trưởng trong (...) nếu không là (...). Nhiều bài báo và hình ảnh của báo chí (...) đã cho thấy điều này.” Một người dấu tên phát biểu “Tôi phản đối ĐVH vì những lời nói lớn lối, kiêu ngạo và hợm hĩnh. Đã có những lời tuyên bố trên báo xúc phạm đến Cộng Đồng người Việt tại hải ngoại.” Nhưng trong rạp hát ngay sau sự việc xảy ra có nhiều tiếng la phản đối, và nhiều người bày tỏ thái độ ái mộ ca sĩ họ Đàm bằng cách đứng lên cổ võ và vỗ tay theo nhịp hát của ĐVH.

Trong khi đó, trả lời phỏng vấn của BBC về vụ việc “Lý Tống ‘tấn công’ ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng”, nhà báo Đỗ Dzũng, Nam Cali, cho biết: “Theo tôi nhận thấy và tôi đã nói chuyện với nhiều người thì đây là hành động không thể chấp nhận được. Bởi vì ở Mỹ là đất nước có luật pháp và chúng ta có quyền biểu tình phản đối những chuyện chúng ta không muốn. Nhưng cái chuyện giả dạng phụ nữ để lên tặng bông rồi để tấn công, tấn công bất kỳ một người nào bằng pepper stray (hơi cay) là vi phạm luật hình sự của Mỹ. Nếu dùng bạo lực hoặc dùng bất kỳ hình thức nào gọi là phi văn hóa Mỹ thì đều không thể chấp nhận được. Cái này không những vi phạm luật Mỹ mà còn làm cho cái chính nghĩa của những người biểu tình bị ảnh hưởng. Bởi vì những người biểu tình, tôi tin rằng, đa số là trong ôn hòa và có xin phép biểu tình theo luật của Mỹ. Ngay cả khi họ vô nhạc hội mà họ không đồng ý thì họ la lên phản đối thôi và cùng lắm là họ bị mời ra ngoài. Việc tấn công người ta là việc không chấp nhận được và tôi cũng nghĩ rằng đa số cộng đồng người Việt ngay cả cộng đồng chống Cộng cũng không chấp nhận việc làm của ông Lý Tống.”

Gặp báo chí quận Cam

Ngay hôm sau vụ xịt hơi cay diễn ra, Đàm Vĩnh Hưng đã từ Santa Clara, Bắc California xuống quận Cam và gặp gỡ báo chí. Khi phóng viên báo Người Việt hỏi anh muốn nói gì với Lý Tống và những người đã hay sắp biểu tình, ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng cho biết trước tiên, anh muốn biết những lý do vì sao họ không thích anh có mặt ở show Mỹ. Anh cũng muốn hỏi “tại sao những năm trước kia không biểu tình, mà bây giờ lại biểu tình?” Vì nếu xét về ca sĩ hát những bài hát trong nước làm cho họ khó chịu, thì “có rất nhiều ca sĩ khác hát những bài hát đó.”

Mặt khác, ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng đặt vấn đề là có rất nhiều ca sĩ hải ngọai từng hát những bài ca ngợi vinh quang, những chiến công hào hùng của những người “trước đây” (Việt Nam Cộng Hòa), “nhưng những ca sĩ đó về Việt Nam hát thì bên đó đâu có ai chống đối.” “Hưng muốn quý vị đặt bản thân mình vào vị trí của Hưng để họ có câu trả lời cho Hưng về sự bất công đó,” người ca sĩ nói.

Đàm Vĩnh Hưng cũng bác bỏ cáo buộc anh tuyên truyền cho (...). “Nếu quý vị bỏ thì giờ vào xem, thì trong những chương trình Đàm Vĩnh Hưng hát 5 năm nay ở tại Mỹ chưa có một lời lẽ nào, bài hát nào mang tính cách tuyên truyền gì cả, chỉ hát những bài ca ngợi tình yêu thôi.”
“Quý vị đang dùng một máy cưa rất lớn chỉ để giết một con gà con. Rất là nhỏ, không có đáng.”
“Đàm Vĩnh Hưng chỉ là một nghệ sĩ đi hát khắp nơi, đi kiếm tình yêu của khán giả và kiếm tiền lo cho bản thân và gia đình, không có mục đích, mục tiêu nào khác kể cả ở bên này lẫn bên kia.”

Trong buổi tiếp xúc, ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng cũng nhận định là “bên nào cũng có quyết tâm của mình.” Anh nói: “Các chú quyết tâm dẹp Hưng lần này, dẹp một lần để làm gương cho những ca sĩ sau. Bên những người tổ chức, kể cả bản thân Hưng, cũng quyết tâm có mặt để phục vụ công chúng của mình, vấn đề là chúng ta chưa hiểu thấu đáo về nhau cho nên mới xẩy ra những điều đáng tiếc như đêm qua.” Anh nói, “Hưng sẽ xuất hiện, Hưng sẽ hát vì khán giả của Hưng, vì uy tín của công ty, vì những lời nói của các nhà sản xuất chương trình, quý vị hãy biểu tình và hãy tôn trọng tuân thủ luật pháp của nước quý vị!”

Tuy người ca sĩ vẫn quyết tâm, ông bầu show thì không kiên quyết. Tiếp xúc với phóng viên báo Người Việt, ông bầu Dũng Taylor cho biết ông đã rút ra được kinh nghiệm là “những kỳ khác có lẽ không dám mời Đàm Vĩnh Hưng nữa, nhưng show cuối tuần này thì đã phải chuẩn bị trước 6 tháng rồi, không thể hủy bỏ.”

“Động cơ chính trị”

Dưới tựa đề “Ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng ‘bị tấn công’ ở California”, đài VOA viết: Đàm Vĩnh Hưng, một trong những ca sĩ được nhiều người mến mộ, đã bị tấn công hôm Chủ Nhật khi đang biểu diễn ở thành phố Santa Clara thuộc bang California, trong một vụ việc mà báo chí địa phương mô tả là ‘có động cơ chính trị’.

Đoạn băng video trên trang web YouTube cho thấy ‘một phụ nữ lớn tuổi’ tiến gần tới sân khấu để tặng hoa. Khi ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng cúi xuống nhận thì ‘người phụ nữ’ này xịt hơi cay vào anh. Lúc đó ca sĩ này đang song ca với một nữ ca sĩ nổi tiếng khác của Việt Nam là Mỹ Tâm.

Đài ABC nhận định: ‘Đàm Vĩnh Hưng là một ngôi sao nhạc pop, nhưng đối với nhiều người trong cộng đồng người Việt ở Hoa Kỳ, ca sĩ này bị coi là một tay sai của (...) nên đã trở thành mục tiêu tấn công khi trình diễn tại Trung tâm Hội nghị Santa Clara’.
Mercury News đưa tin vụ tấn công xảy ra bất chấp an ninh đã được tăng cường vì sự xuất hiện của nam ca sĩ này. Tờ báo cho biết hàng trăm người biểu tình, cùng với một dân biểu gốc Việt từ Louisiana, đã tụ tập phản đối bên ngoài Trung tâm Hội nghị Santa Clara.

Trả lời cộng tác viên Thanh Phương của VOA Việt Ngữ, ông Vũ Huynh Trưởng, một thành viên của ban tổ chức, cho hay, ‘đây là một cuộc biểu tình chống văn hóa vận (...)’.
Ông Vũ nói: “(...) bây giờ lại dùng Đàm Vĩnh Hưng là một văn công của (...) ra ngoài này để mà tổ chức những buổi ca nhạc như thế, để mà tuyên vận cho (...) đó. Tất cả đồng bào ở đây, ở khắp nơi ở vùng bắc đã tề tựu tại đây để phản đối việc tổ chức đó.”

Trước khi ‘bị tấn công’, trả lời cộng tác viên Thanh Phương, ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng cho biết anh sang Hoa Kỳ trình diễn ‘hơn 40 lần trong hơn 5 năm qua’.
Về các cuộc biểu tình chống đối mình, nam ca sĩ này nói anh ‘đã đọc và nghe kể lại nhiều những nỗi lòng, tâm tư và trắc ẩn từ trong lòng những người phản đối mình từ rất nhiều những năm trước’.

Ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng nói: “Họ có lý do của họ. Nhưng phải chọn đúng người để bày tỏ lòng không vui của mình. Còn Hưng chỉ là người nghệ sĩ đi hát, phục vụ khán giả ở hải ngoại những bài hát tình cảm, tình yêu lứa đôi. Như quý vị đã biết, bao nhiêu năm qua, Hưng đã hát những bài như thế nào rồi. Hưng chỉ kiếm tiền để lo cho bản thân mình về sau, về già thế thôi. Mỗi một người đều có lý tưởng, và sự lựa chọn riêng cho mình, Hưng không có buồn phiền hay oán trách. Bất kỳ ai trên đời này đều có lựa chọn riêng và Hưng tôn trọng điều đó. Nhưng cũng nên dành cho nhau những điều gì đó nó gọi là còn một chút xíu tình đồng bào, dân tộc, một chút xíu là người có văn hóa.”

Đài ABC nói ông Lý Tống từng được nhiều người biết tới nhiều nhất hai năm trước đây khi ‘tuyệt thực để yêu cầu chính quyền thành phố San Jose đặt tên một khu mua sắm của người Việt là Little Saigon’.

“Khán giả của tôi”

Trả lời phỏng vấn của VNExpress về việc sau khi bị Lý Tống xịt hơi cay vào mắt, động lực gì khiến anh chống lại những cơn đau rát để tiếp tục biểu diễn?, Đàm Vĩnh Hưng nói: “Tính tôi xưa nay vẫn chưa hề thay đổi. Càng hạ nhục tôi thì tôi càng máu hơn, càng muốn chứng tỏ mình nhiều hơn. Nếu tôi dừng lại một cách đơn giản thì chắc chắn tôi là kẻ thua cuộc. Tôi nhắc lại một lần nữa, tôi không để ai dẫn 1-0 với tôi bao giờ. Nhất định phải là 1-1, không sớm thì muộn.
Còn một điều quan trọng hơn mọi điều khác – đó chính là khán giả của tôi. Họ thật tử tế vì đã vượt qua nhiều áp lực để tới nghe tôi hát. Lúc đó tôi chỉ biết ra lệnh cho chính mình: “Đứng lên, không được gục ngã. Bước ra sân khấu và hát ngay lập tức”. “Mệnh lệnh” được thi hành ngay bằng 15 ca khúc trong trạng thái mắt mũi và cơ thể đều bỏng và cay xè.”

Trên trang mạng BBC Vietnamese hôm thứ Năm 22 tháng 7, Luật sư Nguyễn Tâm của Lý Tống nói ông hy vọng toà sẽ giảm mức tiền thế chân trong phiên toà thứ Sáu 23/7 này. BBC ghi: Ông Nguyễn Tâm khẳng định: “Cho dù là không giảm, chúng tôi cũng sẽ đóng đủ để anh Lý Tống được tại ngoại vào thứ Sáu này”. LS Nguyễn Tâm nói sau khi được tại ngoại hầu tra ông Lý Tống sẽ tới Nam California, nơi Đàm Vĩnh Hưng có buổi biểu diễn vào thứ Bảy 24/7để đối diện ca sĩ này một lần nữa. Ông luật sư nói ông Lý Tống đã quyết định như vậy sau khi nhận được thông tin rằng ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng sẽ tiếp tục kế hoạch tham gia đại nhạc hội “Tình Yêu vào Hạ” tại Anaheim Arena vào tối ngày 24/07.

Vài dòng về Đàm Vĩnh Hưng

Theo tin các báo trong nước thì “Đàm Vĩnh Hưng tên thật là Huỳnh Minh Hưng, sinh năm 1971, người ta để ý đến Đàm Vĩnh Hưng qua cách trình diễn riêng biệt, những phát ngôn gây “sốc”, những việc làm ngông cuồng, hoặc những sô diễn gây chú ý như “Dạ tiệc trắng” trang trí thính phòng, sân khấu màu trắng, khán giả đến xem cũng mặc toàn đồ trắng…v.v.

Xuất thân là một anh thợ hớt tóc đam mê ca hát, Đàm Vĩnh Hưng trở thành một ca sỹ nổi tiếng, ăn khách nhất hiện nay. Từ một ca sỹ hát đám cưới không ai biết tên tuổi, Đàm Vĩnh Hưng 8 lần đi thi Tiếng hát Truyền hình để mong tốt hơn, và lần cuối cùng, đạt giải Tư.
Đàm Vĩnh Hưng từng sống những tháng ngày cơ cực khi gia đình nghèo đói, nhưng hiện nay có trong tay một công ty giải trí, một quán ăn, sở hữu những món hàng đắt tiền. Không ít lần bị cho hát lót, đến sân khấu rồi lại ra về trong lặng lẽ để rồi trở thành một trong những ca sỹ “có thể lực” trong việc bay “sô” ở nước ngoài. – Tổng hợp từ VOA, RFA, BBC, Mercury News, ABC, VNExpress và Lê Bình.

source

Viet Tribune Online

Wednesday 21 July 2010

Thương đời hoa


Mùa Sen Nở

ảnh Cường Đặng
Thương đời hoa
Tôi nhìn em thấp thoáng ánh đèn mờ
Thịt da em trắng hơn ánh đèn đêm
Chung quanh em tiếng ngọt môi mềm
Mùi hương em thơm hơn cả rượu nồng
Mỗi bước đi đôi vai em nặng trĩu
Trên vai em in dấu tay bao người
Tất cả đến, đến cùng một thú vui
Vui với em hay vui với thú đời
Em bên tôi như bên bao người khác
Môi em cười tươi thắm ngày và đêm
Có phải chăng em chưa khóc vì ai
Sồng về đêm nụ cười thay nước mắt
Mỗi đêm về em cô đơn lẻ bóng
Điếu thuốc cay cùng em tiếng thở dài
Biết bao người muốn đi về cùng ai
Nhưng có ai về với tấm chân tình
Tôi đến đây vui với ánh đèn đêm
Để nhìn em lả lơi theo tiếng nhạc
Tôi đã say vì em hay vì rượu
Em không say vì miếng cơm manh áo
Tiệc chưa tàn nhưng hương phấn tàn rồi
Ngồi bên em tôi thương xót thân em
Thân ngọc ngà em vùi nơi khói thuốc
Kẻ nắm tay ngừời nắm lấy thân em
Em muốn khóc nhưng nước mắt cạn khô
Đã quen rồi trong kiếp sống về đêm
Tôi ước sao em sẽ về cùng tôi
Đề dìu em bước chân trên đường vắng
Để em thấy nhân loại có bao người
Em có biết tôi nào kẻ mua vui.
Jason Lê.
source
HAI VAN News

Phiên Tòa Lý Tống Hôm Nay tại San Jose .


Giấy hôn thú của Đàm Vĩnh Hưng lấy vợ là bà Liên Jackie Phạm

không biết đây là đám cưới thiệt hay đám cưới giả




-------------------------
Ngày 22-07-2010, giờ 03:15
Nguyễn Thị Sông Hương Tường Trình .
(Vietland) Lý Tống hiện đang bị tạm giam tại Main Jail số 150 West Hedding St, San Jose . Hôm nay sẽ được nhân viên sở Cải Huấn đưa xuống đi theo đường hầm (basement) để đi sang phía bên tòa án Hall of Justice. Vào 12 giờ trưa 21-07-2010, trời nắng ấm tại San Jose, một số đồng hương quan tâm phiên tòa đã tới đứng trước cổng Tòa số 190 West Hedding St. Số người đến dự phiên tòa không đông lắm, bên ngoài Tòa có khoảng 6-7 người Việt đứng tụ tập bàn tán . Không biểu ngữ , không cờ ...
Muốn vào tham dự phiên tòa phải đi qua máy dò kim khí, xray, muốn vào bên trong phải trình giấy tờ ID, Driver License và không được mang theo Cell phone, máy chụp hình, biểu ngữ ...
Trước phòng 23 có một số ít đồng hương chờ ngoài Hallway, các phóng viên báo chí Việt và tờ SJ Mercury News , Luật sư Tâm Nguyễn, Micheal Lưu ... Một giờ trưa nay tại phòng 23 sẽ có phiên tòa điều đình về Bail, phiên tòa nầy là phiên tòa tập thể có khoảng 20 phạm nhân ra điều đình cùng một lúc, thời gian tòa dành riêng cho luật sư của Lý Tống để điều đình về Bail có thể không quá 10 phút .
source
Hai Van News

Tuesday 13 July 2010

Hà Nội mưa ngập dưới ống kính độc giả


Thứ ba, 13/7/2010, 14:21 GMT+7

Hà Nội mưa ngập dưới ống kính độc giả

Cơn mưa lớn sáng 13/7 đã khiến phố Tôn Đức Thắng, Trần Nhân Tông... chìm trong nước. Cây đổ, xe chết máy, giao thông hỗn loạn.
> Hà Nội ngập nặng trong cơn mưa lớn nhất từ đầu năm

Đứng từ trên cao, độc giả Nguyễn Nguyệt Phương chia sẻ những hình ảnh ngập ở phố Tôn Đức Thắng (đối diện Văn Miếu).
Độc giả Phương cho hay, do nước lớn, các xe đi tạo thành sóng nên trên phố này, dải phân cách bằng nhựa thì nổi bồng bềnh, trôi xuống cả gầm ôtô, còn dải phân cách bằng sắt thì uống lượn, lập lờ như những con lươn trên đường.
"Mưa ngập đường, đổ cây trên phố Trần Nhân Tông, đối diện rạp Xiếc", độc giả Lê Đức Dũng viết.
Độc giả Nguyễn Thị Hằng chia sẻ: "Cơn mưa sáng nay đã làm ngập nặng, nước tràn vào tận cửa nhà. Từ trước tới nay, khu tập thể Xe Ca (ngõ 90 đường Nguyễn Tuân, Thanh Xuân, Hà Nội) chưa hề bị ngập nước, ngay cả trận ngập lịch sử năm 2008 cũng không thấm tháp gì".

Bạn đọc chia sẻ ảnh, video mưa ngập tại đây.

source

http://www.vnexpress.net/GL/Ban-doc-viet/Xa-hoi/2010/07/3BA1E03F/

Hà Nội ngập nặng trong cơn mưa lớn nhất từ đầu năm

Cơn mưa xối xả từ 7h đến 10h sáng nay đã nhấn chìm hầu hết các tuyến phố thủ đô, ôtô chết máy ngổn ngang. Gần 2.000 cảnh sát, thanh tra giao thông, công nhân thoát nước đã được huy động trong trận mưa lớn nhất từ đầu năm.
> Hầm Kim Liên lại thành 'sông' / Hà Nội mưa ngập qua ống kính độc giả

*Ảnh Hà Nội chìm trong nước
*Clip mưa ngập

Theo ghi nhận của VnExpress.net, các tuyến phố Nguyễn Khuyến, Thái Hà, ngã 5 Bà Triệu… chìm dưới nửa mét nước. Trên nhiều tuyến phố khác như Tây Sơn, Nguyễn Lương Bằng… việc di chuyển của các phương tiện trở nên nguy hiểm khi hàng loạt miệng hố ga cùng với hạng mục chỉnh trang đường phố đang dở dang.

Trên khắp các tuyến phố nội thành, ôtô chết máy, nằm phơi mình la liệt dưới cơn mưa nặng hạt.

Mắc kẹt giữa cơn mưa khi đang trên đường đi làm từ Cầu Giấy đến Ngã Tư Sở, anh Mạnh Hùng (nhân viên công ty thiết kế Hà AnHaHH) cho biết: “Thấy trời sắp mưa, tôi định cố vượt qua, không ngờ mưa to quá, phải dừng lại trú mưa”, anh Hùng nói.

Chsu thích:
Nước ngập đến ngang bụng người lúc 8h30 sáng nay trên phố Thái Thịnh. Ảnh: Hà Anh.

Ngày thường, anh Nam (Nguyên Hồng, Đống Đa) chỉ mất 10-15 phút để đi từ nhà đến cơ quan (tại phố Thái Thịnh) nhưng hôm nay anh phải mất đến hơn nửa giờ để “lội” trong nước.

Anh cho biết, trên phố Huỳnh Thúc Kháng, nước đã ngập đến gần bánh xe. "Biển nước" dài tới cả trăm mét khiến nhiều người đi xe máy phải lao lên vỉa hè để tránh bị ngập sâu nhưng lại gặp khó khăn khi muốn xuống đường vì sợ bị sập xuống miệng hố ga.

Trên phố Thái Hà, nhiều đoạn nước vẫn ngập quá bánh xe nhưng vẫn có thể di chuyển được. Tuy nhiên, thử thách thực sự với anh Nam là phố Thái Thịnh khi nước ngập gần đến yên xe trên suốt một đoạn dài.

Cố gắng lắm anh Nam vẫn có thể di chuyển được khoảng 100 mét trước khi xe bị chết máy ngay trước cửa tòa nhà Hà Thành Plaza. Đến cơ quan muộn gần một tiếng, người ướt sũng, anh than: “Đường thế này thì khác gì sông”.

Nhiều người không đến cơ quan kịp giờ làm vì xe bị chết máy. Ảnh: Hà Anh.

Trận mưa to sáng nay cũng khiến đường 72 từ Bưu điện Hà Đông, qua làng lụa Vạn Phúc tới xã Đại Mỗ ngập khá sâu. Đoạn đường xấu này có nhiều "ổ gà", "ổ voi" nên mỗi khi mưa to tạo thành những hố sâu bẫy người qua đường.

Đường Triều Khúc ngập hết gầm xe, đường tắc nhiều người quay lại tìm cách tránh.

Trên đường Nguyễn Trãi, đoạn từ đường Lương Thế Vinh tới gần PiCo Plaza cũng có khá nhiều chỗ ngập nước, các phương tiện giao thông bị ùn tắc. Dưới trời mưa xối xả, nhiều nhân viên bóng áo vàng của công ty thoát nước vẫn cần mẫn làm nhiệm vụ.

Nước ngập vào nhà dân trên phố Thái Thịnh. Ảnh: Hà Anh.
Nước ngập vào nhà dân. Ảnh: Hà Anh.

8h30, nhiều người dân hai mặt phố Thái Thịnh ra sức đưa các vật dụng ra để chắn ngăn nước tràn vào nhà. Tuy nhiên, việc làm của họ không chống đỡ được những "trận sóng" mỗi khi ôtô đi qua.

Một nữ nhân viên làm việc tại một phòng khám nha khoa trên con phố này cho hay, lường trước được trận mưa to, 5 nhân viên trong phòng đã chuẩn bị nhiều vật dụng ra để ngăn lại nhưng nước vẫn tràn lênh láng vào nhà. Còn trước cửa một trung tâm thương mại lớn trên phố này, hàng chục người cũng ra sức đưa các bao tải xếp ngay lối cửa xuống tầng hầm để chặn nước chảy xuống.

Tại nhiều tuyến phố như Thái Hà, Trần Duy Hưng... mưa to, đường ngập khiến nhiều phương tiện bị chết máy phải "nằm" lại giữa phố. Mỗi lần các xế hộp phóng qua "biển nước", nhiều xe máy bị sóng đánh ngã dúi dụi.

Một người đi xe máy ngã dúi dụi. Ảnh: Hà Anh.

Theo báo cáo nhanh của Công ty TNHH một thành viên Thoát nước Hà Nội, đến 10h30, lượng mưa đo tại nội thành là 159,9 mm; Long Biên: 102 mm; Đồng Bông 113 mm; Hồ Tây A: 154mm; Thanh Liệt: 127 mm, Vân Hồ 163 mm; Bắc Thăng Long - Vân Trì 141 mm. Đây là trận mưa lớn nhất từ đầu năm ở Hà Nội, khiến 23 điểm ở nội thành ngập sâu.

Từ 6h30, hơn 1.500 công nhân đã được điều động ra ứng trực tại các điểm úng ngập và phối hợp với thanh tra Sở Giao thông Vận tải, Xây dựng, và cảnh sát giao thông thực hiện phân luồng, vớt rác để khơi thông dòng chảy.

Toàn bộ 11 tổ máy tại trạm bơm Yên Sở đang được vận hành để hút nước ra khỏi nội thành. Tuy nhiên, do chưa hoàn thành nên công trình cống hóa mương Hào Nam, cầu vượt Thanh Trì trên kênh bao Yên Sở... đã ảnh hưởng đến việc thoát nước của thành phố.

Theo Đài dự báo khí tượng thủy văn khu vực Đồng bằng bắc bộ, rãnh thấp trục tây bắc đông nam đi qua Bắc Bộ kết hợp với hội tụ gió đông nam mạnh từ biển thổi vào gây mưa to ở khu vực Đông Bắc Bộ, trong đó có Hà Nội.

Dự báo, chiều nay và ngày mai tiếp tục còn mưa nhưng cường độ giảm.

Nhóm phóng viên

source

http://www.vnexpress.net/GL/Xa-hoi/2010/07/3BA1E004/

3 người bị điện giật chết vì mưa ngập ở Hà Nội

Sáng 13/7, 2 phụ nữ tại cửa hàng gas trên phố Trương Định (Hà Nội) bị điện giật chết trong ngôi nhà ngập nước. Trên phố Ngọc Hà, một cô gái cũng tử vong do rò điện.
> Hầm Kim Liên lại thành 'sông' / 'Đã làm hết cách, nhưng mưa quá lớn' / Hà Nội mưa ngập qua ống kính độc giả / Hà Nội ngập nặng trong cơn mưa lớn nhất từ đầu năm

Sáng 13/7, các hộ dân sống trong ngõ 158 phố Ngọc Hà (quận Ba Đình, Hà Nội) hốt hoảng khi phát hiện xác cô gái trẻ nằm dưới nền nhà đầy nước.

Ngôi nhà ngập nước dẫn đến cái chết của Nghiêm Thị Mai. Ảnh: Vạn Xuân
Ngôi nhà ngập nước dẫn đến cái chết của Nghiêm Thị Mai. Ảnh: Vạn Xuân.

Ông Nguyễn Xuân Thăng, sống ở ngôi nhà đối diện kể, khoảng 9h30, ông nghe thấy tiếng kêu cứu thất thanh phát ra từ ngôi nhà 2 tầng trước mặt, ông vội mở cửa xông vào thấy 3 bà cháu nhà bên đứng trên cầu thang, vẻ mặt hoảng loạn chỉ xuống dưới sàn, nơi có một cô gái đang nằm ngửa giữa sàn nhà ngập nước.

“Sàn nhà lúc đó ngập sâu khoảng hơn 30 cm. Tôi hỏi mấy bà cháu đã ngắt cầu dao điện chưa, rồi lội xuống nước để kéo con bé lên. Lúc lội xuống nước thì không sao nhưng cầm vào cổ chân con bé thì điện giật nảy người". Sau đó, ông vội chạy về nhà lấy tuốc-nơ-vít ngắt cầu dao tổng rồi quay lại nhà cứu cô gái.

Ông Thăng cho biết, mọi người đặt cô gái nằm xuống chiếu rồi hô hấp, sơ cứu, song vẫn không tỉnh lại. Nạn nhân tên Nghiêm Thị Xuân Mai, 21 tuổi, quê Thanh Hoá, mới chuyển đến đây. Mai là sinh viên một trường cao đẳng Hà Nội.

Cửa hàng gas nơi xảy ra vụ điện giật. Ảnh: Nguyễn Hưng

Cũng trong sáng nay, tại cửa hàng gas số 67 phố Trương Định (quận Hai Bà Trưng), nơi đang bị ngập nước, người dân phát hiện 2 phụ nữ bị chết với nguyên nhân ban đầu được cho là điện bị rò, gây giật. Hai nạn nhân đều sinh năm 1985, một người là chủ cửa hàng gas, người kia giúp việc.

Anh Đào Hoàng Thủy, nhân viên cửa hàng cho biết, khoảng 8h30, tuyến đường Trương Định đã ngập trắng trong cơn mưa lớn, nước tràn vào các ngôi nhà, cửa hàng ở mặt đường. “Hai phụ nữ thấy nước ngập nên từ tầng trên xuống dọn dẹp, kê đồ. Không ngờ bị điện rò, giật chết”, anh Thủy buồn bã nói.

Cũng theo anh Thủy, có vài người chứng kiến khi tai nạn xảy ra, song do nước ngập, không thể ứng cứu vì sợ điện giật tiếp. Mãi một lúc sau, khi nhận được tin báo, toàn bộ khu vực mới bị cắt điện.

Theo quan sát của VnExpress, tại cửa hàng gas, tuy đã xây một gờ tường cao tới 30 cm song vẫn không ngăn được dòng nước tràn ngập tầng một. Sau 14h, nước mới rút.

Theo Phòng CSGT Hà Nội, sáng nay, thành phố xảy ra 79 điểm ngập úng gây cản trở giao thông trên diện rộng; trong đó 25 điểm ngập sâu từ 50 đến 70 cm trên các tuyến phố: Phan Bội Châu, Lý Thường Kiệt, Ga Hà Nội, Lĩnh Nam…

CSGT thành phố đã huy động hơn 350 cán bộ chiến sỹ thuộc các đội trong khu vực nội thành, kể cả cán bộ chiến sỹ đã hết ca ra đường tổ chức, phân luồng, hướng dẫn giao thông.

Nguyễn Hưng - Vạn Xuân

source

http://www.vnexpress.net/GL/Xa-hoi/2010/07/3BA1E05E/

Friday 2 July 2010

Nhà ổ chuột ở Cầu Dừa



Thursday, July 01, 2010








Phóng sự của Nguyễn Ðạt/Người Việt

Quận Nhất, quận trung tâm của Sài Gòn, chỉ cách quận Tư một dòng kênh. Ði qua cầu Khánh Hội hoặc qua cầu Calmette là tới địa phận quận Tư. Từ hai, ba năm nay, thêm cây cầu Nguyễn Văn Cừ bắc qua dòng kênh này, nối vùng Nancy - Chợ Quán sang quận Tám, trên cầu có ngả rẽ vào quận Tư. Ðứng trên cầu Nguyễn Văn Cừ có thể nhìn thấy toàn cảnh khu nhà ổ chuột Cầu Dừa, nếu không bị những cụm nhà cao tầng che khuất.


Khu nhà ổ chuột Cầu Dừa. (Hình: Nguyễn Ðạt/Người Việt)

Sẽ không ai hình dung được, phía sau quang cảnh tráng lệ của đường Bến Vân Ðồn, con phố chạy dài theo dòng kênh, một bộ mặt rất nhếch nhác của quận Tư, đấy chính là khu nhà ổ chuột phía dưới cầu Dừa, cây cầu nhỏ bắc qua một con rạch nhỏ trên đường Bến Vân Ðồn.

Thông thường người ta vẫn nghĩ cư dân ở những khu nhà ổ chuột thuộc thành phần bần cùng của xã hội, nhất là những khu nhà ổ chuột ở thị thành. Hầu hết cư dân ở đây vừa quá nghèo khổ vừa thấp kém về văn hóa, và hệ quả của nó thường là những ổ phát sinh nhiều tệ nạn xã hội.

Chúng tôi cũng thấy tình trạng đúng như vậy ở những khu nhà ổ chuột tại Sài Gòn, nếu không có cơ duyên chắc chúng tôi không dám bén mảng tới những khu nhà ổ chuột.


Nhà cao tầng che khuất khu cầu Dừa. (Hình: Nguyễn Ðạt/Người Việt)

Người quen thân chúng tôi, anh “Tám Typo”, thợ sắp chữ giỏi nghề trong một nhà in từ trước 30 tháng 4 năm 1975, vốn cư ngụ ở khu nhà ổ chuột cầu Dừa với cha mẹ từ bao giờ chẳng biết. Anh Tám đã từng nhận lãnh công việc “chef typo” của nhà in, lại biết làm cliché kẽm - cliché simili và trình bày sách báo. Chúng tôi đã từng tới thăm anh tại nhà nhiều lần, nhất là khi anh gặp tai nạn giao thông, rồi lại lâm bệnh nặng, qua đời sau đó. Từ những dịp tới thăm anh Tám, chúng tôi biết thêm một số người trong khu nhà ổ chuột cầu Dừa, như cái duyên gặp gỡ để thỉnh thoảng chúng tôi trở lại, cùng họ ngồi trò chuyện ở một quán cóc.

Anh “Tám Typo” mất đã hai năm, để lại người vợ yếu bệnh và 4 người con, người con gái lớn nhất đang học lớp 11 khi anh Tám qua đời. Chúng tôi đau lòng khi biết người con gái xinh đẹp, thông minh, học giỏi như Bé Hai (con gái lớn của anh Tám), phải nghỉ học sau khi anh mất.

“Cái khó bó cái khôn”, Bé Hai học hết lớp 11, năm học nào cũng đạt danh hiệu học sinh giỏi, mà không có điều kiện để tiếp tục đi học. Bé Hai phải tìm đủ mọi cách để kiếm đồng tiền nuôi mẹ yếu bệnh và 3 đứa em đi học. Năm trước, bán rau quả nhì nhằng ven sông đầu chợ không sao đủ chi phí tối thiểu cho gia đình, đứa em kế của Bé Hai học tới lớp 9 phải nghỉ học để đi bán vé số. Bé Hai không ngại ngần mắc cỡ, không sợ người ta xem thường, mua lại chiếc xe ba bánh cũ nát để dùng làm xe đổ rác thuê.

Bé Hai cho biết, đổ rác thuê rất cực nhọc và dơ bẩn, lại rất sợ vi trùng, nhưng cũng nhờ công việc này mà hai đứa em đang học bậc phổ thông cơ sở -tương đương bậc trung học đệ nhất cấp thời trước, còn được tiếp tục đi học.


Bé Hai đổ rác. (Hình: Nguyễn Ðạt/Người Việt)

“Ðổ rác nhà người ta, mỗi tháng lấy 15 ngàn đồng/nhà, con phải đổ hết sức mình, mỗi ngày từ lúc mở mắt cho tới khi trời tối mịt, nên cũng tạm đủ chi phí cho cả nhà, đóng các thứ tiền cho hai đứa em đi học. Phần con thì chỉ tốn tiền mua cồn mua dầu thoa tay chưn mặt mũi phòng ngừa vi trùng. Mấy đứa bạn con nói giỡn, con xài cồn xài dầu xanh hao tốn bằng tiền mua mỹ phẩm đó...!” Bé Hai cười nói, chúng tôi thấy nụ cười của Bé Hai vẫn đượm vẻ e thẹn của thiếu nữ.

Nói tới chuyện đổ rác, nhiều người ngỡ rằng “Bà Tư Vệ Sinh” là đồng nghiệp của Bé Hai, nhưng không phải vậy. Trước đây bà Tư có nhà mặt tiền ở đường Tôn Thất Thuyết, phường 18 - quận Tư, bà đã phải bán nhà để có tiền chữa chạy cho đứa cháu nội côi cút bị bệnh. Ðứa cháu cũng không khỏi bệnh, đã qua đời vài năm nay. Với số tiền ít ỏi còn lại, bà Tư giúp người bà con mua cây tràm cừ, ván ép, tôn thiếc cũ, dựng lại căn nhà sắp đổ sụp ở khu nhà ổ chuột cầu Dừa, và bà về sống chung tại đây.

Bà Tư là người đặc biệt tự trọng, thuở trẻ bà từng là giáo viên dạy môn tiếng Pháp, nên dù có thể thêm chén thêm bát trong bữa ăn hàng ngày mà người em họ đề nghị, bà vẫn tự túc mưu sinh dù đã ngoài 80 tuổi, lưng còng hẳn xuống như khúc cây cong. Bà Tư không cho phép mình nhận sự giúp đỡ nào của gia đình người em họ, ngoài một chỗ nằm khiêm nhượng trong căn nhà ổ chuột mà bà từng giúp dựng lại.

Mỗi ngày, từ sáng sớm, bà Tư mang theo hai bao tải, đi dọc các đường phố để thu lượm chai lọ bằng nhựa, bao bịch ni-lông, bán cho các nơi thu mua phế liệu. Tiền bán chai lọ nhựa bao bịch ni-lông đó không được bao nhiêu, hẳn có những bữa bà Tư nhịn ăn. Bà Tư lại có thói quen dẹp dọn, làm sạch sẽ rác rưởi trên đường phố.

Cái tên gọi “Bà Tư Vệ Sinh” do những người ở khu phố gần quanh khúc đầu đường 3 tháng 2 - quận 3, đặt cho bà, nhưng có nhiều người cho rằng bà Tư làm việc ấy vì bà không bình thường. Chúng tôi hỏi chuyện, bà Tư cho biết: “Ðây là nơi chốn thân thiết nhứt của đứa cháu tôi. Nó nằm chữa bịnh ở đây suốt bảy, tám năm cuối đời...” Chúng tôi nghĩ, có thể bà Tư không bình thường như người ta nói, nhưng làm sao bà Tư bình thường được, sau cái chết của đứa cháu nội độc nhất của bà, dù bà đã phải bán cả nhà cửa?


Bà Tư Vệ Sinh. (Hình: Nguyễn Ðạt/Người Việt)

Cụ Ba Khánh ở khu nhà ổ chuột cầu Dừa có lẽ là người đạp xe xích-lô cao tuổi nhất của Sài Gòn. Ông cụ từng được nhà báo chụp hình, viết bài ca ngợi đăng trên một tạp chí. Năm nay cụ Ba Khánh đã 90 tuổi, với 35 năm đạp xe xích-lô, bắt đầu từ sau 30 tháng 4 năm 1975. Thuở trước cụ Ba Khánh từng làm việc ở hãng Shell của Pháp.

Có người hỏi cụ Ba Khánh, du khách người Pháp mà gặp cụ có lẽ họ thích lắm vì cụ biết tiếng Pháp, cụ Ba Khánh lắc đầu nói: “Tui từng gặp mấy ông Tây, nhưng mấy ổng không dám để tui đạp xe chở, biểu như vậy thì tội nghiệp ông già...! Mà tui già yếu thiệt rồi, mỗi khi tới chỗ đường dốc tui phải xuống xe mà kéo đó chớ...”

Cụ Ba Khánh không phải người neo đơn, cụ có 3 người con cùng ở khu nhà ổ chuột Cầu Dừa, nhưng thấy đều khó khăn, cụ không muốn làm nặng thêm gánh đời cho con cháu.

source
NGUOI-VIET Online